0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Căn cứ lập kế hoạch phân bổ NSNN cho giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA VIỆT NAM. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 38 -40 )

Kế hoạch phân bổ ngân sách giáo dục đào tạo bao gồm kế hoạch ngân sách chi đầu tư phát triển và kế hoạch ngân sách chi thường xuyên. * Kế hoạch phân bổ ngân sách chi thường xuyên.

Kế hoạc phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo được xây dựng chủ yếu dựa trên định mức phân bổ ngân sách do Chính phủ quy định. Chính vì vậy, phân tích thực trạng lập kế hoạch phân bổ ngân sách chi thường xuyên cũng chính là phân tích tình hình sử dụng định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục.

Định mức phân bổ ngân sách là một mức chi cho một hoặc các đối tượng, nội dung chi nhằm đạt được một số nhiệm vụ, mục tiêu nhất định theo tiêu chuẩn chế độ hiện hành. Các định mức phân bổ ngân sách được dùng để xác định các khoản phân bổ ngân sách ở cả TW và các cấp địa phương.

Các định mức phân bổ ngân sách là căn cứ để: - Lập căn cứ dự toán NSNN

- Phân bổ NSNN cho các Bộ, cơ quan TW và địa phương sau khi được Chính phủ giao.

- Giám sát tình hình thực hiện, sử dụng NSNN

Chính vì vậy, định mức phân bổ ngân sachs cho giáo dục có vai trò hết sức quan trọng trong kế hoạch ơhaan bổ ngân sách chi thường xuyên. Các định mức phân bổ này được Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện trong thông tư Ngân sách hàng năm và được áp dụng cho các mục chi thường xuyên trong giáo dục.

Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2007 được thực hiện theo quyết định 151/2006/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bảng 2.9: Định mức phân bổ chi thường xuyên sự nghiệp đào tạo và dạy nghề theo tiêu chí dân số

Vùng Định mức phân bổ

Đô thị 21.330

Đồng bằng 23.710

Miền núi- vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

31.000

Vùng cao – hải đảo 42.700

Nguồn: Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg

Định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo, dạy nghề bao gồm các loại hình đào tạo, dạy nghề ( chính quy, tại chức, đào tạo lại, các loại hình đào tạo dạy nghề khác ), các cấp đào tạo, dạy nghề, trung tâm chính trị tỉnh, huyện,… của địa phương.

Định mức phân bổ thêm kinh phí cho các trường đại học mang tính chất khu vực được áp dụng đối với tỉnh, thành phố trực thuộc TW có các trường đại học công lập do địa phương quản lý do ngân sách địa phương bảo đảm theo phân cấp của luật ngân sách nhà nước, có thực hiện nhiệm vụ đào tạo học sinh ở các địa phương khác, được ngân sách Nhà nước trung ương phân bổ thêm cho ngân sách địa phương mức bằng 30% mức dự toán chi năm 2006 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giao cho trường đại học.

* Kế hoạch phân bổ ngân sách chi đầu tư

Hằng năm, Bộ kế hoạch đầu tư cùng thống nhất với Bộ Tài chính giao kinh phí đầu tư cơ bản cho các địa phương ( trong đó có kinh phí đầu tư cơ bản cho nghành giáo dục đào tạo ) .UBND các tỉnh thành phố thông qua HĐND tỉnh, thành phố để quyết định việc phân bổ cụ thể kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án.

Việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007-2010 được thực hiện theo quyết định số 210/2006/ QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Việc phân bổ chi đầu tư phát triển của các Bộ, cơ quan Trung ương cho các công trình, dự án và việc phân bổ chi đầu tư phát triển trong cân đối của các địa phương phải đảm bảo nguyên tắc chung là : Thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN, bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của NSNN, tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn khác, bảo đảm mục tiêu huy động cao nhất các nguồn vốn cho đầu tư phát triển; bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA VIỆT NAM. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 38 -40 )

×