5. Kết cấu của đề tài
2.2. Bộ mặt thật của các tầng lớp trên trong xã hội
2.2.1. Bức chân dung của các loại “thầy”
Chế độ phong kiến tồn tại được không phải chỉ nhờ vào bạo lực của chính quyền, sự bốc lột tô thuế và chiếm hữu ruộng đất của bọn địa chủ mà còn phải nhờ vào một đội ngũ rộng rãi, những kẻ tuyên truyền và bảo vệ ý thức chính thống, đó là đội ngũ của các loại thầy bao gồm : thầy đồ, thầy lang, thầy bói, các sư sãi, thầy phù thuỷ.... Tất cả những hạng người vô ích cho xã hội ấy vẫn muốn bám lấy một địa vị cao, vẫn muốn đóng một vị trí quan trọng, họ luôn làm ra vẻ mình có một giá trị to lớn hơn là mình có trong thực tế. Đáng chú ý là bọn họ thường mang nhiều tính chất hài hước hơn là quan lại và địa chủ. Truyện dân gian kể về bọn chúng thường mang nhiều nội dung căm thù hơn là nội dung hài hước
Phải thừa nhận rằng trong một giai đoạn lịch sử nào đó, các vị thầy này đã đóng những vai trò nhất định đối với lịch sử, và được nhân dân kính trọng, nhưng vào thời mạt kì của chế độ phong kiến các “thầy” đã bộc lộ tất cả những cái xấu xa, đê tiện của mình. Đó là sự dốt nát, tham ăn của thầy đồ:
Những truyện về thầy đồ đã vạch trần thực chất của tầng lớp nho sĩ áo vải mộng công hầu, sống bám vào nông dân dưới hình thức của các nghề gõ đầu trẻ, đáng lẽ họ phải là những con người đáng kính trọng, đạo mạo, và gương mẫu về đạo đức, thì họ lại là những người dại gái trong Nam mô boong thù vặt cả học trò trong Bánh tao đâu. Sự bất lực của chế độ phong kiến trong việc đào tạo tri thức vào thời kỳ suy tàn của chế độ còn để lại trong kí ức của mọi người, ấn tượng về giá trị của những anh “anh đồ ba quan”. Sự thối nát của chế độ còn thể hiện trong thực chất của những ông đồ, những thói hư tật xấu của họ, xung quanh hai vấn đề, tri thức và tư cách. Về tri thức họ là những người dốt nát, nhưng lại luôn giấu sự dốt nát của mình, ngoài ra còn là những kẻ chuyên nguỵ biện ch sự dốt nát của mình, khoác lác, hay khoe chữ, chúng luôn thất bại, nhưng lại không bao giờ lấy đó là bài học để mà sửa chữa, khắc phục như Thầy đồ dốt, Sao văn tế, Tức cảnh sinh tình, Về đi cày, Tam đại con
gà, Không phải nuôi chó... thí dụ tiêu biểu như trong truyện Sao văn tế là một
thầy đồ vốn ít chữ, vì vậy mà khi người ta nhờ thầy viết cho một bài văn tế, và khi đọc xong đã làm cho mọi người phải bật cười, do sự dốt nát của mình mà thầy đã chép nguyên cả bài văn tế của cha mình cho nhà chủ, và giữ nguyên cái tên “Nguyễn Văn Mít” mà không thèm sửa lại, thầy đã không nhận thấy cái sai của mình để sửa chữa, mà còn cố cãi để biện hộ cho chính cái ngu xuẩn của mình “Văn tế sao nhầm được, họa là nhà ông chết lầm thì có”. Đó là những thầy nói khoác gặp thời nhận liều là “thánh thiên tử” về khoa “đỡ đẻ”
Ăn chả ăn nem, là thầy đồ đọc nhầm “y hi” ra “ô hô” mà không biết thân, mà
vẫn nói chữ để đến nỗi vẫn chỉ được hai quan của nhà chủ Vẫn chỉ hai quan, đó còn là loại thầy dạy học trò, không biết chữ gì, khiếp quá nói liều “Dủ dỉ là con dù dì” trong Tam đại con gà do không biết chữ “kê” là “gà”, do đó mà có chuyện thầy lí sự cùn “Tôi vẫn biết chữ “kê” mà “kê” có nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tường tận tam đại con gà kia.”, là thầy
đồ hỏi đường lên trời với chủ nhà, khi đang lục nồi ăn vụng trong bếp Thầy
đồ nói liều.
Trong hệ thống truyện cười, thì cũng không thể không nhắc đến hình ảnh của những thầy lang, được coi là “lương y như từ mẫu” từ trước đến nay luôn cứu người có bệnh, chữa trị cho họ được hồi phục, họ phải là những người có học thức sâu rộng, để có thể kê đơn, chữa bệnh cho người bệnh, chữa trị cho họ được khỏi bệnh, ấy vậy mà ngược lại, họ lại là những thầy lang rởm, với lối chữa bệnh gà mờ theo sách Kê thuốc theo đơn, uy lý chưa tinh thông, tác phong luộm thuộm, phản vệ sinh Phúc thống phục nhân sâm, Con mắt đọc,
Chỉ có một con cua...thí dụ như trong Kê thuốc theo đơn kể về một thầy lang
dốt, cứ động ai hỏi bệnh gì là y như rằng phải giở sách ra xem, vì vậy mà có chuyện bốc nhầm thuốc làm chết bệnh nhân, khi bị quan hỏi thì thầy đã trả lời một cách ngây thơ, đến thật thà cho sự rởm của mình “Bẩm tôi bốc thuốc theo
sách, chứ có phải bốc bậy đâu ạ. Thánh dạy thế nào tôi làm thế ấy.
Quan hỏi sách. Thầy liền đưa sách ra, giở đến trang có bài thuốc nhân sâm, thì thấy trang cuối có ghi “Phúc thống phục nhân sâm”(đau bụng uống nhân sâm), nhưng thầy chưa chấm câu, giở sang trang bên kia thì thấy hai chữ “tắc tử”(chết)[17;116]. Thầy lang ở đây đã không có trình độ chuyên môn,
nhưng lại dám đứng ra tự nhận mình là thầy thuốc để rồi làm cho nhiều người bệnh bị thiệt mạng trong tay thầy, với cách chữa bệnh gà mờ của thầy, thật là đáng trách, họ còn là những thầy lang giết người Chỉ có một con ma, Lại còn
trách tôi, Sao đã vội chết...
Xã hội phong kiến lúc bấy giờ, thì việc mê tín dị đoan là một việc phổ biến, vì thế mà việc người ta đi xem tướng số, vận hạn của mình là một lẽ đương nhiên không có gì là sai trái cả. Do đó mà không ít người trở thành những nạn nhân, là miếng hời béo bở, của những kẻ lừa gạt, sống nhờ vào những ai lòng dạ cả tin, để chiếm chút đỉnh. Tiêu biểu như Nhà có động, Hỏi
khách qua đường, Thầy lang và thầy bói... trong Hỏi khách qua đường [17;157]
đã cho chúng ta thấy được trò lừa bịp của những người cho rằng mình biết tất cả những chuyện trong thiên hạ, có thể thấy được quá khứ cũng như tương lai, vậy mà đến việc nhỏ là tìm đường đi, thầy cũng không thể gieo quẻ, thử xem mình nên đi đường nào, lại bị lạc đường, phải hỏi khách qua đường, để rồi cuối cùng thầy đành chữa ngượng bằng cách trả lời: “Tôi đã bói rồi! Trong
quẻ dạy, cứ hỏi khách qua đường thì biết!” vậy thì việc thầy, thầy cũng không
biết, thì chuyện người khác thì làm sao thầy có thể biết được chứ? Đó chính là một sự cỗ hủ, mê tín dị đoan.
Còn như sư sãi, họ tự xưng là người có nhiệm vụ giáo dục đạo đức, cứu nhân độ thế, và làm gương mẫu cho toàn thể xã hội. Cái xấu xa đáng ghét tìm thấy ở bọn người này càng nổi bật vì nó mâu thuẫn sâu xắc với cái tốt đẹp giả tạo mà họ phô trương để lòe bịp quần chúng. Cho nên không lấy làm lạ rằng số truyện trào phúng đả kích vào bọn họ là lớn hơn số truyện đả kích vào quan lại và địa chủ. Khi chế độ phong kiến suy vong thì các tầng lớp này ngày càng bộc lộ rõ những xấu xa của chúng, đó là những nhà sư phá giới . Thí dụ điển hình như trong Lá húng, lá húng, Đậu phụ, Sao đắt thế, Đẻ ra sư... ở Đẻ ra sư kể về một chị đàn bà lội xuống ao mò cua, chẳng may cua cắp phải bẹn đau quá, kêu váng lên. Một ông sư nhân đức đi qua bèn lại để cứu, sợ uế tạp, ông không dám mò tay bèn ghé miệng lấy răng cắn con cua ra. Chẳng ngờ và chẳng may con cua có một cái càng nữa, quắp ngay vào mồm sư. Hành động của nhà sư thật đáng cười, vì nhà sư thường là phải xa phụ nữ, mà ở đây con cua đã cắp bẹn của chị đàn bà với môi sư, không gỡ ra được. Củ chỉ sợ uế tạp, không dám dùng tay mà lại dùng răng cũng là một cử chỉ vô lí, qua đó chúng ta thấy được một phần nào bản chất của nhà sư, luôn nói là uế tạp, nhưng thực ra còn nhơ nhuốc hơn. Những truyện này biểu hiện óc nhận xét tinh vi và óc tưởng tượng phong phú của nhân dân. Nhưng dẫu có vạch trần những xấu xa
của bọn người ăn bám ở bất cứ khía cạnh nào đi nữa rút cuộc thì nội dung cơ bản của những truyện này là: Bọn họ không biết một chút gì về nghề nghiệp mà họ làm, không xứng đáng được giữ cái địa vị mà họ muốn bám lấy. Truyện trào phúng đã chứng minh rằng có họ thì xã hội chỉ thêm phiền, không có họ thì xã hội đỡ rối loạn. Có lẽ hệ thống tiếng cười về đề tài này phong phú và làm nổ ra những tiếng cười giòn giã, sảng khoái hơn tiếng cười đả kích bọn thống trị về chính quyền.
Cho đến những nhà sư xưa nay tôn kính là vậy, tự xưng là người của đức Phật, luôn có trách nhiệm giáo dục đạo đức, cứu nhân độ thế, và phải làm gương mẫu cho toàn thể xã hội. Nhưng bên trong chẳng thua gì kẻ phàm trần, trong :Lá húng, lá húng; Sao đắt thế; Giấu đầu hở đuôi... có thể thấy được sự tha hoá, biến chất không chỉ diễn ra trong hàng ngũ quan lại, trong nhân dân mà còn xuất hiện ở những kẻ tu hành Đậu phụ là chuyện sư cụ phá giới, ngồi xơi thịt cầy vụng ở trong phòng, chú tiểu biết mới hỏi, thì sư cụ lại bảo là :“Tao đang ăn đậu phụ” do đó mà có việc chú tiểu gọi “thịt chó” là “đậu phụ” khi sư cụ hỏi “Bạch cụ! Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa đấy ạ!”[17;162] thì ta mới thấy được bản chất thật của nhà sư, được che dấu cẩn thận, bởi bề ngoài hiền từ, nhân hậu là thế.
Trong hệ thống truyện cười còn nổi bật lên một hiện tượng đặc trưng, là có một câu truyện gói tất cả các loại quan, loại thầy vào một để mà đánh, để mà lột mặt nạ giả tạo của chúng Nam mô boong, ba con người đại diện cho ba chức vị cao nhất trong xã hội, tiêu biểu cho đạo đức, lễ giáo, chính quyền phong kiến ở nông thôn lúc bấy giờ. Thầy đồ xưa nay đạo mạo, lẽ ra cái khăn rơi xuống đất thì thôi không them đội lên đầu, cái chiếu trên giường trải lệch thì không thèm ngồi mà nay lại phải chui vào hòm váy áo kêu “chích chích” như chuột. Thầy lí vốn xưa nay thét ra lửa, miệng có gang có thép, ngồi ngất ngưỡng chốn đình trung, mà nay phải chui gầm giường và kêu “gâu gâu” như
chó. Còn nhà sư xưa nay trang nghiêm mà nay phải treo lên như cái chuông và kêu “boong! Boong!”. Có thể nói là “anh hùng tương ngộ” nhưng gặp nhau trong hoàn cảnh không “anh hùng” một chút nào. Đây chính là ba anh dại gái mà ngẫu nhiên lại là ba người tiêu biểu cho thế lực phong kiến, bề ngoài đạo mạo oai vệ, nay đã lộ nguyên hình. Truyện Nam mô boong. Có ý nghĩa đấu tranh xã hội rất mạnh mẽ. Tác giả dân gian đã khéo đẩy nhân vật tiêu cực, các con người đại biểu cho giai cấp phong kiến vào địa vị của những tên hề, của những kẻ tội phạm, của những kẻ chiến bại – địa vị rất thích đáng với họ.