Sự xuống cấp của đạo đức và các giá trị truyền thống

Một phần của tài liệu Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong truyện cười nhìn từ phương diện nội dung (Trang 31 - 37)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.2 Sự xuống cấp của đạo đức và các giá trị truyền thống

Đến với truyện cười dân gian Việt Nam, có nghĩa là chúng ta đến với hàng loạt tiếng cười, mang nhiều giá trị khác nhau, đó không chỉ là tiếng cười về những thói hư tật xấu của con người, trái với công lí của cuộc sống, trái với luân lí xã hội, mà chúng ta còn đến với những quan niệm đạo đức làm người, trong xã hội cũ, lễ giáo phong kiến muốn trang trí cho trật tự phong kiến một vẻ nghiêm trang bên ngoài, muốn tô vẻ cho nhân vật phong kiến một nét mặt, một tư thế đạo mạo giả tạo, nhưng ẩn chứa đằng sau là một sự lộn xộn, sáo rộng. Đó là một xã hội mà đạo đức ngày càng xuống cấp, kéo theo những giá trị truyền thống lâu đời, nó đem lại cho chúng ta những tiếng cười sâu cay ra nước mắt. Trước hết đó là tiếng cười phê phán, nhưng còn bao hàm thái độ khinh bỉ, khi người ta đả kích những thói xấu, không chỉ có cái lố lăng, mà còn qua đó tố cáo một sự sa sút kém trong nhân cách Truyện con vịt hai chân,

Thơm rồi lại thối... Truyện Con vịt hai chân kể rằng có một anh lính hay nịnh

quan, hễ có việc gì hơi khác thường là lại tán tỉnh. Một hôm đang đứng hầu quan, trông ra sân thấy con vịt đang ngủ, co một chân lên, anh liền bẩm với quan rằng : “Bẩm quan lớn, con vịt…”, đang nói thì con vịt thức dậy, buông chân xuống quan hỏi: “Con vịt làm sao ?” Anh ta luống cuống đáp: “Bẩm…

con vịt hai chân ạ !” Quan tưởng anh ta trêu, liền mắng rằng : “Vịt chẳng hai chân thì mấy chân”[17;87], rồi sai lính đè cổ anh nịnh ra, đét cho ba chục roi. Đã thể hiện sự khinh bỉ cao độ đối với những kẻ mất cả nhân phẩm, bán đứng nhân cách để xu nịnh bọn quan lại, không xứng đáng đứng trong hàng ngũ nhân dân, tác giả dân gian đã để cho anh nịnh hót kia bị chính kẻ mà anh ta muốn nịnh đánh cho một trận. Và trận đòn này thật là nhục nhã. Truyện vừa có ý nghĩa châm biếm sâu sắc, vừa có ý nghĩa giáo dục thấm thía.

Hay tâm lí của những kẻ thực chất không hơn gì ai, mà lại bắt đầu muốn ngoi lên học đòi theo bọn thống trị, hoặc xu nịnh chúng như:Anh kẻ noi học

làm thơ huê tình, Mời bác xơi ngọc, Có con giun đất..., người ta cười một anh

lính trong Có con giun đất, không biết gì nhưng cũng muốn học đòi nịnh chủ giống anh lính của quan tuần, để làm vui lòng chủ, nhưng thật là trớ trêu cho anh ta trong việc so sánh sợi bún dính ở mép quan huyện lại là con giun “Bẩm

cụ lớn, trên mép cụ lớn có con giun đất ạ!”[17;199] ở đây người ta cười sự ngu

ngốc của anh lính, đồng thời qua đó còn muốn phê phán sự mất nhân cách của anh lính kia, đã không biết căm ghét kẻ bốc lột, áp bức nhân dân, mà còn đi làm trò hề cho chúng, nịnh hót chúng.

Cười mấy anh thi sĩ giả cầy Vịnh cái chuông vừa bằng cái trõ theo trò lò, hay trong Vịnh cái đền, Thơ cái chuông. Không chỉ vậy chúng ta còn cười một anh keo kiệt, vì thể mà có cái chết thảm hại, đó là một nụ cười bi hài kịch. Bởi vì trong chúng ta, ai cũng biết rằng tính mạng là thứ quan trọng nhất, không gì có thể thay thế được, vì thế mà có câu “Người làm ra của, chứ của không làm ra người” là thế. Nhưng ở Ba quan thôi lại ngược lại, trong hoàn cảnh sự sống mong manh nhất, mà anh ta vẫn cố ngoi lên mặt nước, nói được một câu để hạ mức tiền thưởng từ năm quan xuống ba quan cho ai vớt được mình “Ba quan thôi! Năm quan đắt quá” thì điều đó thật đáng buồn cười. Chết đến nơi mà còn tính toán hơn thiệt như vậy, thì con người này không còn là

con người nữa, ý nghĩa trung tâm và tích luỹ tiền đã chi phối anh ta đến nỗi, anh ta mất cả cảm giác về hiện thực, mất cả óc sáng suốt, mất cả khả năng thích nghi với hoàn cẩnh, mất cả khả năng tự bảo tồn. Anh ta thậm chí là mất cả tính chất sinh đọng , chủ động của con người, và đã trở thành con rối dưới sự điều khiển của thói keo kiệt đến bủn xỉn của mình, hoặc với anh hà tiện trong Thà chết còn hơn đã coi sinh mạng của mình còn rẻ hơn cả đồng tiền, ở trong hoàn cảnh anh ta đáng lẽ phải tính đến việc sống cái đã hãy hay. Nhưng anh ta đã biến thành cái máy giữ tiền, bảo vệ tiền, từ chỗ làm chủ tài sản của mình, anh ta trở thành nô lệ tài sản. anh ta không còn lương tri của một con người bình thường, biết tuỳ hoàn cảnh mà hành động cho hợp lẽ tự nhiên, anh ta có phần nào giống anh hề xiếc đang đi bỗng cuộn tròn lại, như bóng để mà lăn, chúng ta cười vì thấy anh hề xiếc vừa là người nhưng lại vừa không phải là người, thì chúng ta cười vì thấy gã hà tiện vùa là người, nhưng khhong phải là người, bởi vì người ta cười anh hề xiếc là người nhưng mà lại mất hình thể người, cũng như cười gã hà tiện là người mà lại mất đi tính cách con người, sẵn sàng làm nô lệ cho đồng tiền.

Người xưa đã có câu răn dạy:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Có nghĩa là mỗi chúng ta, phải biết ơn công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, khi đã khôn lớn thì phải biết ơn, phụng dưỡng, báo đáp lại, như thế mới gọi là đứa con có hiếu, biết trước biết sau. Đó chính là một giá trị truyền thống tốt đẹp, luôn được giữ gìn của dân tộc ta, nhưng trong xã hôi suy tàn lúc bấy giờ lại tồn tại những kẻ đi ngược lại những giá trị đó, thì thật là đáng phe phán như Ai nuôi tôi [17;83] kể về một anh con trai đã 20 tuổi đầu, nhưng

lười, chỉ biết dựa dẫm vào bố của mình, đến khi người ta coi tướng bảo “Bố anh sống tám mươi tuổi, còn anh cũng sống đến tám mươi hai tuổi” nghe xong anh ta khóc lên, chúng ta có vẻ ngạc nhiên về hành động của anh ta, đáng lẽ được sống lâu là một niềm hạnh phúc, nhưng tại sao lại là bất hạnh, hay anh ta khóc vì nghĩ rằng, đáng lẽ bố cả đời lo cho mình, mà con thì chưa trả ơn thì đến đó đã phải chết, làm cho anh ta phải đau lòng, vì vậy anh ta nghe xong mới khóc. Nhưng chúng ta thật bất ngờ với câu trả lời của anh ta “Bố tôi chết

trước tôi hai năm, thế thì hai năm ấy, ông bảo ai nuôi tôi, mà tôi chả khóc”,

đúng là một người con bất hiếu, đã làm mất đi những điều tốt đẹp, đáng phải làm cho những bậc sinh thành mình, điều đó làm cho chúng ta phải thất vọng về sự đi xuống những giá trị truyền thống đáng được trân trọng, và phải được phát huy.

Hay người ta cười sự lúng túng của cặp vợ chồng, đang ăn vụng thì đụng phải nhau trong Tao mừng quá đáng lẽ đã là vợ chồng, ăn đời ở kiếp với nhau, thì cái gì cũng phải rõ ràng, của chồng thì công vợ, vậy mà cặp vợ chồng ở đây lại lén lút làm chuyện không nên.

Hoặc là người ta thấy buồn khi những nề nếp phong gia đình không còn nữa, mẹ chồng - nàng dâu xưa nay là mối quan hệ phức tạp, đáng lẽ người bậc trên phải là người gương mẫu, mẫu mực về đạo đức, để cho con cái cũng như con dâu phải luôn kính trọng, lấy đó mà làm lề lối học tập. Vậy mà Mẹ chồng

con dâu ăn vụng lại đi ngược lại với luân lí xã hội, quan niệm đạo đức. Bà mẹ

chồng nấu chè ăn trưa chơi, đợi lâu quá, bà ta thèm liền múc một bát vào bồ lúa ngồi ăn, đến khi con dâu vào thấy không có ai, bèn múc vụng một bát cũng trốn vào bồ lúa ăn vụng thì gặp mẹ chồng. Thật bi hài khi cả mẹ chồng, nàng dâu ăn vụng chạm mặt với nhau. Nhưng người con dâu đã nhanh trí trả lời khi mẹ chồng hỏi, dẫu cho cô cũng ăn vụng “Tôi tưởng mẹ ăn đã gần hết, tôi múc

chồng như vậy, sẽ không được con dâu tôn trọng, và ngược lại về phía người con dâu, sẽ bị người mẹ đánh giá lại.

Không chỉ đề cập đến quan hệ truyền thống trong gia đình, giữa mẹ chồng-nàng dâu, mà trong truyện cười còn mang đến cho chúng ta một thực tại đáng buồn của một người làm cha Chả có con nào nhỏ cả là một người gọi là cha, nhưng lại không xứng đáng được gọi như vậy. Con anh ta đói khóc đòi ăn cá nướng, vậy mà anh ta vẫn giữ riêng cho mình, không cho con một miếng nào, đáng lẽ trong hoàn cảnh của anh ta, phải dỗ dành con, nhường cho con những gì ngon nhất, tốt đẹp nhất, như vậy mới gọi là phù hợp với đạo đức, lẽ tự nhiên, vậy mà anh ta vì tham ăn mà quay lưng lại với trách nhiệm của người làm cha, bằng một loạt câu trả lời thờ ơ, ngụy biện cho hành động xấu, đi ngược với đạo đức truyền thống của mình :

Vàng gì! Có phải nghệ đâu mà vàng!

Cá đấy chứ có phải thịt đâu mà béo mấy chả béo Ba con bằng nhau, chả có con nào nhỏ cả!

Ta còn thấy thật đáng buồn cười trong Cắn răng mà chịu là một việc làm không hợp với luân lí một chút nào, đó là việc mẹ chồng và nàng dâu đều goá bụa cả, mẹ chồng bảo con phải cắn răng mà chịu đựng có nghĩa là không nên lấy chồng nữa mà ở vậy, nhưng mà không bao lâu sau thì mẹ chồng có tư tình, con dâu nhắc lại lời mẹ chồng nói “Mẹ dặn là dặn con, chứ mẹ có răng

đâu nữa mà cắn”[17;50] câu nói của bà giờ lại được hiểu theo cách khác trong

hoàn cảnh này, qua đây ta thấy sót thương cho cô con dâu, vì đã gặp một người mẹ chồng lại đi ngược với thuần phong mĩ tục của nhân dân ta.

Việc dựng vợ gã chồng xưa nay là một việc quan trọng có liên quan đến cả một đời người. Vậy mà vẫn có những người xem đó như là chuyện đùa

Kén rể lười, là một truyện tiêu biểu như thế, một ông già tính vốn lười, muốn

kén rể lười. Nhiều chàng trai đến xin làm rể. Nhưng qua sự thử thách của ông già thì mãi chẳng có ai lười “đủ mức” để xứng đáng là con rể ông. Một hôm, có một người đến xin làm rể. Ông già lấy làm lạ vì thấy anh ta quay lưng vào nhà đi thụt lùi, bèn hỏi tại sao lại đi như thế. Anh ta nói: “Tôi đi như vậy để

nếu như cụ không chọn tôi làm rể thi lúc ra về đỡ phải quay lưng lại, mệt sức lắm!”[17;12]. Tư thế của anh ta trái với tự nhiên và thật tức cười, lập luận của

anh ta chứa mâu thuẫn: anh ta đã cất công đi nổi từ nhà mình đến nhà ông già. Thế mà khi vào nhà đến cổng lại đi giật lùi, để khỏi phải quay lưng trở lại khi đi ra! Liệu việc tìm cho con một người chồng như vậy, thì có mang lại được hạnh phúc cho con mình hay không?

Sống trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, người ta luôn sống theo quan niệm “trọng nam khinh nữ”, đàn ông bao giờ cũng ở địa vị cao nhất, và có vai trò quyết định tất cả mọi việc trong gia đình, cũng như ở ngoài xã hội, lời nói của họ luôn có trọng lượng, còn người phụ nữ thì thân phận nhỏ bé, không có tiếng nói riêng, mà suốt đời phải cung phụng, chăm lo cho chồng, cho con. Vậy mà lại xuất hiện những ông chồng luôn sợ vợ, sợ đến nổi nhân dịp có bạn đến chơi ở nhà, đã được dịp ra mặt dạy vợ, nhưng người ta lại cười khi anh ta nói “Này sao nước mắm lại không lên hử? trong Hâm nước mắm. Ngoài ra còn có hàng loạt truyện khác cũng đề cập đến nội dung này như Lại chuyện anh

sợ vợ, Giở miếng cọp vồ, Chiêm bao, Chẳng phải tay ông… không chỉ vậy mà

có anh sợ vợ đến nổi chết cứng Chích máu ăn thề đã tạo ra tiếng cười sâu xắc, để thấy được một thực trạng xã hội, với sự xuống cấp trầm trọng của các giá trị truyền thống.

Một phần của tài liệu Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong truyện cười nhìn từ phương diện nội dung (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w