Văn học luôn lấy con người và những mối quan hệ của nó làm đối tượng và mục đích hướng tới. Thơ là một thể lọai văn học đặc sắc, trong thể giới thơ ca chúng ta có thể bắt gặp vô số những mối quan hệ mà quan hệ chủ chốt nhất vẫn là mối quan hệ giữa người và người, giữa con người và cuộc đời. Đúng vậy bởi con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, con người không thể sống độc lập mà không có những mối quan hệ ấy. Đến với thể giới thơ ca Quang Dũng chúng ta cũng nhận ra ở đó một Quang Dũng thiết tha giao cảm với con người và cuộc đờì.
2.3.1. Ám ảnh đôi mắt
Chúng ta ai cũng biết nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng. Thông qua hình tượng nghệ thuật chúng ta có thể nhận ra thế giới quan và nhân sinh quan của tác giả. Khi đi nghiên cứu tác phẩm văn học ta nhận ra các nghệ sĩ, trong hành trình sáng tạo của mình thường xây dựng một số hình tượng tâm huyết lặp đi lặp lại nhiều lần như một ám ảnh.
Trong thể giới thơ Hàn Mặc Tử, đó là “Trăng”. Dường như trăng trở thành hệ thống trong thơ của ông. Với Hàn Mặc Tử, trăng trở thành người bạn tâm tình an ủi xóa dịu nỗi đau thể xác và tâm hồn, là đối tượng để ông vươn tới cõi đẹp vĩnh hằng quên đi mọi bất hạnh của mình.
Với Vũ Trọng Phụng là nhân vật thầy bói toán số. Nói như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh “Đó là yếu tố tư tưởng nghệ thuật cơ bản của Vũ Trọng Phụng có nội dung triết lý bi quan định mệnh chủ nghĩa nảy sinh như là một điều tất yếu của con người thông minh, sâu sắc, ham triết lí khái quát, ráo riết đi tìm nghĩa lí của cuộc đời mà bất lực”.
Còn với Quang Dũng, nỗi ám ảnh đó là hình tượng đôi mắt. Đến với thế giới thơ Quang Dũng, chúng ta bắt gặp hình ảnh đôi mắt xuất hiện rất nhiều
lần. Có lúc là đôi mắt sáng như vì tinh tú, có khi lại thể hiện khí phách ngang tàng, rồi có lần nó lại hiên lên nỗi buồn u ẩn khó hiểu.
Trong “Tây Tiến” chúng ta đã bắt găp hình ảnh đôi mắt vô cùng ấn tượng: “mắt trừng gửi mộng qua biên giới”. Đó là đôi mắt của người chiến sĩ cách mạng, đôi mắt ấy trừng trừng nhìn vào quân thù đầy căm ghét, đôi mắt thể hiện khí phách ngang tàng, lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước; nhưng đó cũng là đôi mắt đầy mơ mộng, lãng mạn “gửi mộng qua biên giới” và vẫn từng “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Bên cạnh đôi mắt oai hùng đó chúng ta còn bắt gặp đôi mắt tràn đầy tình cảm với bao thương nhớ, biết buồn cô quạnh trong sáng heo may, biết mong chờ bên dòng sông mưa rơi:
Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai? Sông xa từng lớp lớp mưa dài Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi chớm heo về một sớm mai? (Đôi bờ)
Khác với hai đôi mắt trên, ở bài thơ “Đôi mắt người Sơn Tây” là đôi mắt mang nỗi buồn u ẩn. Ngoài tên đề nhấn mạnh hình ảnh đôi mắt người Sơn Tây trong bài thơ chúng ta còn bắt gặp hình ảnh đôi mắt được nhắc lại hai lần:
Vầng trán em vương trời quê hương Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm Em có bao giờ em nhớ thương
Đó là ánh mắt tỏa ra nỗi buồn dìu dịu của hồn quê Tây Phương.
Và đôi mắt mang nỗi niềm u ẩn lưu lạc khôn khuây của những ngày quê hương đầy bóng giặc:
Đôi mắt người Sơn Tây U ẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây.
Không còn là ánh mắt mang nỗi buồn u ẩn nữa mà giờ đây là ánh mắt sáng như vì tinh tú của cháu bé con chị hàng nước trong bài thơ “lính râu ria”. Khi người lính bế cháu bé năm tháng tuổi má hồng như trái mận, nụ cười chúm chím dễ thương, ánh mắt như sao của cháu bé làm anh chạnh lòng nhớ về vợ con mình nơi quê xa :
Cô bé cười chúm chím Mắt non nhì như sao
Đôi mắt nhìn như sao Má hồng như trái mận Mùa đang độ ngọt ngào
Cũng là đôi mắt sáng trong ấy, nhưng là đôi mắt của một cháu gái mồ côi. Bên cạnh những nỗi nhớ của Quang Dũng, Đôi mắt ấy đã để lại cảm xúc trong tâm hồn ông:
Cháu mồ côi – cháu gái
Mắt sáng trong đang tập đánh vần (Nhớ)
Trong bài “Hồng Phú Châu Giang”, nhà thơ ghi nhận lại chặng đường đổi thay của quê huơng từ những ngày kháng chiến chống Pháp đến những năm sau hòa bình ông cũng không quên hình ảnh đôi mắt đẹp của những cô hàng tạp hóa:
Hồng Phú, những cô hàng tạp hóa Mắt đẹp nhìn bâng khuâng.
Đôi mắt trong “nhớ bạn” lại là đôi mắt có màu cao xanh, bề thế, rộng lớn: “mắt ai đọng da trời”.
Càng về sau hình ảnh đôi mắt trong thơ Quang Dũng càng mang một dáng vẻ triết lí với đời. Điều đó thể hiện rõ trong bài “ Hai bài thơ tình”.
Đây là tác phẩm được Quang Dũng viết kết hợp vừa thơ vừa văn xuôi. Ở tác phẩm này chúng ta bắt gặp đôi mắt mơ mộng trong khói thuốc chiều sông:
Khói thuốc chiều sông hỡi dáng người Phương nào đôi mắt ngó xa xôi
Có ai thấu được niềm u uẩn
Từng lắng nhiều phen những mảnh đời
Và cả đôi mắt đã khóc hết nước mắt cho đời:
Thời đại bao lần khô nước mắt Hoa đèn riêng gửi chút tâm tư Ngắn dài đã học người thên cổ
Vạn đại sầu lên chẳng bến bờ
Bên cạnh đôi mắt triết lí ấy là đôi mắt mang nghệ thuật của cái đẹp:
Ôi mái tóc – đôi mắt thẳm xưa Tất cả mắt em là nghệ thuật
Nhớ em dòng tóc dài đôi mắt…
Như vậy, trong thơ Quang Dũng ta thấy trong cái hùng có đôi mắt, trong cái bi có đôi mắt, trong cái vui có đôi mắt, trong cái đẹp có đôi mắt, trong hiện tại có đôi mắt, trong quá khứ có đôi mắt, trẻ con có đôi mắt của trẻ con , người yêu có đôi mắt của người yêu…Tất cả tạo nên sự lặp lại của hình ảnh đôi mắt và trở thành hình tượng nghệ thuật ám ảnh trong thế giới nghệ thuật của ông.
Người ta vẫn thường nói đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, hình tượng đôi mắt trong thơ Quang Dũng giúp chúng ta hiểu sâu hơn thế giới nội tâm, cách cảm con người và cuộc đời cũng như tư tưởng nghệ thuật của ông. Thông
qua hình tượng nghệ thuật này cái mà Quang Dũng muốn nói đến là cái đẹp trong tấm lòng, đẹp ở chỗ “ giữ tình người cho đẹp”.
2.3.2 Lòng xót thương, cảm thông cho số phận con người
Quang Dũng là con người có trái tim giàu lòng thương yêu. Tấm lòng của ông luôn thổn thức trước những mảnh đời đau khổ như lời của nhà thơ Trần Lê Văn: “ thơ Quang Dũng nhiều lúc đang phiêu diêu bỗng dừng lại, nghiêng tai tri âm với những tiếng nói thầm kín, tự cố tình che lấp đằng sau những tiếng hát câu cười ồn ã” [15; 37].
Trong bước đường hành quân của mình, nhà thơ Quang Dũng đã từng chứng kiến bao cảnh đời đau khổ, ông luôn dành cho họ những tình cảm xót thương, cảm thông chân thành.
Ông dành sự cảm thông đó cho người đồng đội – những người tóc đã trắng mà vẫn đêm ngày hành quân “ Vẫn đêm đêm đường pháo sáng”, và “ hiểm nghèo từng bước vượt gian nan”. Những người chiến sĩ vì lợi ích chung của dân tộc bỏ lại tình riêng, họ không hề sợ gian nan, nguy hiểm nhưng họ cũng là những con người bằng xương, bằng thịt, họ cũng có trái tim biết rung động. Hơn ai hết, Quang Dũng hiểu được những điều đó bởi ông cũng là người từng trải. cũng như họ có lúc ôm con người ta mà chạnh lòng nhớ về đứa con nhỏ bé của mình nơi quê nhà. Vậy nên ôm con người ta mà “anh ôm ghì nó mãi” và “anh mỉm cười rười rưỡi”. Rồi họ ra đi vẫn cât cao giọng hát yêu thiết tha cuộc sống để nỗi buồn sâu thẳm vào tim.
Sự chia ly đâu chỉ mình các chiến sĩ là những người đau khổ, những người vợ, người mẹ cũng đang từng giờ ngóng trông mà lòng quặn thắt. Quang Dũng cung tỏ lòng xót xa của mình dành cho họ:
Cha già phơi áo rách Mẹ trông ngõ ngày dài
Thương một người con trai
(Nhớ bạn)
Hình ảnh cha mẹ từng ngày ngóng trông, lo lắng cho đứa con trai chinh chiến đựơc tác giả khắc họa rõ nét, đó là những tình cảm chân thành gần gũi nhât của con người. Nhà thơ cũng đề cập đến cảnh ngộ và tâm tư của một số không ít chị em sau chiến tranh:
Tôi gặp lại
Nhiều người vợ trẻ
Đàn ông đã ngã trên chiến trường Vất vả nuôi con những ngày kháng chiến
Xót xa thương khóc bao ngày
(Đường chiều thứ bảy)
Tấm lòng Quang Dũng rộng lớn là vậy, ông ôm trọn tình thương yêu dành cho con người, ông nhạy cảm trước cuộc sống cơ cực của những người nghèo khổ. Ông xót thương cho người em cô đơn, vất vả kiếm sống từng ngày dù đó chỉ là một người thoáng gặp lại xa:
Đường tản cư bao suối lạ sương ngàn Em mê sảng sốt hồng đôi má
Em có một mình nhà hoang vắng quá Mảnh chăn đào em đắp có thêu hoa Hàng của em chai lọ xác xơ nghèo
Lòng rưng rưng thương nhau quá dọc đường ( Quán bên đường)
Tình cảm mà Quang Dung mang trong mình không chỉ là tình đồng chí, đông bào mà rộng lớn hơn đó là tình người. Với ông con người không phân biệt màu da, dân tộc mà là con người ai cũng có một trái tim, ai cũng có cha, có mẹ, có một quê hương để yêu, để nhớ. Kể cả những ngưòi lính theo quân
sang xâm lược Việt Nam cũng vậy, Ắt hẳn họ cũng không muốn rời xa quê hương, gia đình mình để đến một vùng đất xa xôi không biết sống chết ra sao nhưng vì nghĩa vụ họ vẫn phải đi. Có những người đã mãi mãi nằm trên mảnh đất quê người, mãi mãi không được trở về cố hương, không được gặp