Giọng điệu trầm hùng, bi tráng

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả - nhà thơ trong thơ Quang Dũng (Trang 41 - 52)

CHƯƠNG 3: GIỌNG ĐIỆU TRỮ TÌNH TRONG THƠ QUANG DŨNG

3.1 Giọng điệu trầm hùng, bi tráng

Là một nhà thơ trưởng thành trong cách mạng, Quang Dũng mang trong mình dòng máu người lính cụ Hồ đó là dòng máu yêu nước, căm thù giặc. Bằng chất liệu ngôn từ ông đã dựng lên bức tượng đài người chiến sĩ kiên cường, bất khuất mà khi bài thơ được cất lên ta nghe vang một âm hưởng trầm hùng bi tráng.

“Tây Tiến” là một trong những bài thơ mang âm hưởng trầm hùng, bi tráng rất rõ. Bài thơ ra đời trong “những năm tháng không thể nào quên” từ một môi trường sống và chiến đấu cũng ‘không thể nào quên”. “Tây Tiến”

đã thực sự chinh phục người đọc bằng tâm trạng của người trai ra đi cứu nước trong buổi đầu kháng chiến với tâm tư in bóng hình trong sông núi:

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Cảnh ấy cũng là tình. Cũng là sương, là hoa, là mây, mưa – những chi tiết thường gặp trong thơ cổ nhưng còn đượm thêm không khí trầm hùng của thời đại được diễn tả bằng những từ ngữ, thanh điệu khi đọc lên chúng ta cảm thấy sự ngang tàng trong đó.

Hình ảnh một đoàn quân mỏi đi trong cái khúc khuỷu, thăm thẳm. heo hút, giữa cái bồng bềnh sương khói chơi vơi được tác giả phác họa bằng những nét tài tình. Con mắt thơ không dừng lại ở không gian núi rừng mà còn mở ra một không gian tâm trạng của một hồn thơ chiến sĩ phảng phất một chút Lý Bạch trước Hoàng Hà: ngút ngát chí tang bồng của người trai thời loạn. Trong gian nan của người chiến sĩ Tây Tiến chúng ta vẫn gặp chút

hóm hỉnh trong hình ảnh “súng ngửi trời”. Câu thơ đựơc tạo thành hai vế tiểu đối: “ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống”, hình ảnh câu thơ cân xứng hài hòa, cảnh tượng núi rừng hùng vĩ như mái nhà chọc trời được đặc tả, thể hiện một ngòi bút đầy hào khí của nhà thơ- chiến sĩ.

Bằng một giọng điệu mang sức mạnh và sự oai hùng, Quang Dũng đã tạc lên bức tượng đài những ngưòi con anh hùng của đât nước. Đó là bức tượng đài sừng sững giữa núi cao, sông sâu, giữa một không gian hùng vĩ:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá giữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Những gian nan vất vả, bệnh tật có thể làm thân thể họ tiều tụy nhưng thế giới tinh thần của người lính được Quang Dũng miêu tả bằng một giọng điệu hào sảng vì thế ta nhận thấy trong họ chứa đựng cả một sức mạnh áp đảo quân thù. Đọc câu thơ “ Quân xanh màu lá giữ oai hùm” như nghe một âm hưởng ngút trời Đông Á.

Vẻ đẹp người lính trở nên kì lạ hơn khi Quang Dũng bổ sung vào bức tượng đài ấy chất lãng mạn, hào hoa: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

Nếu bốn câu thơ trên vang dội khí thế hào hùng và một hế giới tâm hồn lãng mạn thì bốn câu tiếp theo nói cái bi hùng của những người chiến sĩ. Quang Dũng đã miêu tả cái bi nhưng không phải bằng giọng buồn thương bi lụy mà bằng một giọng điêu hết sức bi tráng. Đọc câu thơ “ Rải rác biên

cương mồ viễn xứ” chúng ta thấy hiện lên một cảnh rùng rợn. Tuy nhiên khi đến với câu tiếp theo, chúng ta lại thấy hình ảnh nấm mồ rải rác ấy đã trở về với sự ấm cúng trong lòng biết ơn của nhân dân, đất nước. Bởi đó chính là nấm mồ của những người con anh hùng “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.

Quang Dũng đã tráng lệ hóa cuộc tiễn dưa bi thương bằng hình ảnh chiếc áo bào và sự hy sinh của người lính được coi là trở về với đất nước, với núi sông: “ Áo bào thay chiếu anh về đất / Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Đó là những câu thơ mang đậm tính chất tráng ca.

Xuyên suốt bài thơ Quang Dũng đã sử dụng giọng điệu trầm hùng, bi tráng để dựng lên một bức tượng đài bi trang cho những người lính Việt Nam.

Không chỉ một lần trong “Tây Tiến” giọng điệu trầm hùng mới được cất lên, mà cả trong những tác phẩm khác nói về người lính Quang Dũng cũng thường sử dụng giọng điệu ấy. Ví như khi nói về cuộc hành quân của những người chiến sĩ dù tóc đã trắng vẫn quyết không nghỉ bước, vẫn cất vang bài hát, tiếng cười xua đi mệt nhọc:

Giữa lá rừng xanh càng trắng tóc Khúc hành quân từ buổi hoa niên Chen lấn tiếng cười khinh nỗi nhọc Bước trên sấm đất dậy bom rền

Bóng anh trắng vách Trường Sơn dựng Nhấp nhô hết xuống lại trườn lên

(Những người tóc đã trắng)

Hay giọng điệu ấy lại cất lên trong bài thơ ca ngợi đất nước:

Mãi mãi xanh tươi nguồn đáy chậm Ngô khoai dâu mía dệt đôi bờ

Quê hương trường cửu cùng non nước Ba chục năm trời vẹn ý thơ

(nhớ một bóng núi)

Mỗi khi nhắc tới hình ảnh những người lính, về quê hương đất nước thì Quang Dũng lại cất cao giọng điệu trầm hùng bi tráng mang hào khí ngất trời như vậy.

3.2 Giọng điệu hoài niệm

Đến với thơ ca Quang Dũng, chúng ta bắt gặp ở con người tài hoa này môt thế giới nội tâm vô cùng phong phú. Một điều rất dễ nhận ra đó là dường như ông đã dành một khoảng rộng tâm hồn mình cho những niềm nhớ thương. Cũng chính vì vậy, lắng nghe thơ ông chúng ta có thể cảm nhận được giọng điệu hoài niệm rất rõ nét.

Thơ là tiếng nói của tâm hồn bởi thế nên những buồn vui trong lòng người được soi chiếu rất rõ trong thơ. Khi con người đang thổn thức với những nhớ thương thì cũng là lúc giọng thơ trở nên thổn thức, hoài niệm:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Hai câu thơ trên là tâm trạng nhớ nhung của tác giả về đơn vị cũ của mình. Dường như nhịp thơ chậm lại, lắng xuống và dàn ra mênh mông. Tiếng gọi “Tây Tiến ơi” nghe tha thiết và đầy xúc động.

Trong thơ Quang Dũng sử dụng rất nhiều thán từ, điều đó làm cho thơ của ông thêm phần tha thiết:

Em ơi! Em ơi! Đêm dần vơi

Trông về phương ấy ngóng trông người Trăng có soi qua đầu tóc bạc

Nẻo chừng cố quận nhớ thương ơi

Bắt gặp những dòng thơ như vậy, chúng ta cũng cảm thấy tâm hồn mình đang lắng lại. Một nỗi niềm xúc động như cứ trào dâng, tựa hồ tất cả những nỗi nhớ thương đã lên đến tột đỉnh. Và đôi lúc ùa kéo về khiến nhà thơ như buông tiếng thở dài:

Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai (Đôi bờ)

Quang Dũng là người giàu tình cảm, ông luôn mang theo trong lòng mình hình ảnh quê hương vì vậy những bài thơ ông viết về quê hương trên hành trình đi kháng chiến phần lớn mang âm hưởng hoài niệm thiết tha. Đã có lần ông thốt lên “Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm” ( Đôi mắt người Sơn Tây). Ông yêu và nhớ quê hương “hơn một mối tình”. Ông luôn gọi Sơn Tây bằng giọng điệu đầy tình cảm “Ôi Sơn Tây, Sài Sơn yêu thương” (Nhớ một bóng núi). Dù đi xa đến đâu ông cũng không bao giờ quên “Đôi mắt Sài Sơn sao vấn vương”.

Nỗi cô đơn và lòng nhớ thương của người xa xứ khiến cho những vần thơ của Quang Dũng như lắng lại:

Ôi ta nhớ một quê nhà

Chiều từ đâu

Mà lạnh đến từ đâu

(Thu quê ai)

Câu hỏi đặt ra cứ chầm chậm thấm vào lòng người. Nỗi buồn dâng tràn lên đôi mắt:

Đôi mắt người Sơn Tây U ẩn chiều lưu lạc

Buồn viễn xứ khôn khuây.

Giọng thơ gợi nên một nỗi buồn khó tả. Quang Dũng luôn hoài niệm về quê cũ, người cũ, đôi lúc ông tự hỏi:

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng

Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng

( Đôi mắt người Sơn Tây)

Không chỉ những dòng thơ dành cho mảnh đất và con người Sơn Tây mới mang giọng điệu hoài niệm thiết tha như vậy, khi nhớ về quê hương kháng chiến trên chặng đường đã qua giọng điệu ấy lại được cất lên. Đó là nỗi nhớ dành cho người mẹ, người bạn trên đường hành quân:

Nhớ mẹ già như núi Nhớ anh như rượu đầy Những đêm dài chuyện nước Tay bồi hồi trong tay

(Trông bạn)

Hay đó là nỗi nhớ về một cô gái:

Tôi gặp nàng như gặp nhớ thương Lạnh sao màu áo trắng như sương Vườn hồng không thắm trong tôi nữa Cả một hương gì gây nhớ thương

(Áo trắng)

Bởi Quang Dũng là con người nhạy cảm nên dù chỉ gặp một lần cũng đã để lại cho ông cảm xúc như đã quen từ lâu. Nhiều lúc ngồi lại với hồn mình ông viết những dòng thơ đượm nỗi lòng của một người mang một thế giới nhớ nhung, đầy hoài niệm:

Làm thơ mình lại tặng riêng mình Sông trôi luống những dòng vô hạn

Biền biệt ngày xanh xa ngày xanh

(Tôi viết chiều nay)

Trong thế giới thơ của Quang Dũng chúng ta rất dễ bắt gặp những vần thơ mang giọng điệu hoài niệm thiết tha như vậy. Đó một giọng diệu rất riêng khiến chúng ta có thể nhận ra thơ Quang Dũng khi đọc bất cứ một bài thơ nào, nó không hòa lẫn giọng điệu của ai khác. Đọc những bài thơ mang âm hưởng tha thiết ấy, giúp chúng ta hiếu thêm con người sống nội tâm, giàu lòng thương nhớ trong Quang Dũng.

3.3. Chất nhạc trong thơ

Đến với thơ ca Quang Dũng là đến với thế giới đầy những nốt nhạc trầm bổng. Dường như ở bất cứ bài thơ nào của ông chúng ta đều có thể bắt gặp chất nhạc trong đó. Cũng chính vì thế mà rất nhiều bài thơ của ông được các nhạc sĩ phổ nhạc. Đó cũng là một dấu ấn để chúng ta nhận ra thơ ông. Ngay từ đầu đọc “Tây Tiến” người đọc đã được lắng nghe những âm thanh kì diệu, những nốt nhạc lúc trầm lúc bổng cứ ngân lên cuốn lấy con người theo dòng tuôn trào của nó.

Mở đầu bằng những câu thơ như lời ca êm dịu, nó làm chúng ta dường như phải nhắm mắt lại và ngâm nga

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Những câu thơ mang âm hưởng nhẹ nhàng gợi nên sự nhớ thương của nhà thơ. Và bỗng nốt nhạc vút cao và trơ nên bất trắc, nó làm chúng ta liên tưởng đến cảnh núi rừng trùng điệp, hùng vĩ:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Một loạt từ ngữ được nhà thơ sử dụng vần trắc gợi nhớ đến hình ảnh một con ngựa đang phi nước đại. Nó vẽ lên khung cảnh rừng núi sinh động, rồi bằng một câu sử dụng vần bằng tác giả ngay lập tức kéo người đọc từ trên cao xuống thấp “nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, nhạc điệu câu thơ trở nên ngân nga.

Cứ như vậy cả bài thơ “Tây Tiến” là một bản nhạc kì diệu, uyển chuyển, lúc như bổng lên “ Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ chiến trường đi chẳng tiêc đời xanh”, lúc thì lại dịu xuống như một khúc ca “Áo bào thay chiếu anh về đất/ sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Tây Tiến” là khúc ca bi tráng, trầm hùng ca ngợi, khắc tạc chân dung những người con Tây Tiến. Chắng thế mà nhà thơ Xuân Diệu đã từng nhận xét đọc bài thơ “Tây Tiến” như ngậm nhạc trong miệng.

Thơ Quang Dũng giàu chất nhạc. Đó là nhạc điệu của cuộc sống, của tâm hồn. Không chỉ “Tây Tiến” mà trong cả những bài thơ khác của ông chúng ta cũng dễ dàng được lắng nghe những khúc nhạc ấy.

Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai Sông xa từng lớp lớp mưa dài Mắt kia em có sầu cô quạnh

Khi chớm heo về một sớm mai

(Đôi bờ)

Đó là những nốt nhạc mang âm hưởng của nỗi buồn, nỗi nhớ, là khúc nhạc cất lên từ tâm hồn tác giả. Khi những nốt nhạc bổng “nhớ”, “lớp lớp” diễn tả nỗi nhớ da diết cũng là khi những nốt nhạc trầm “ ơ hờ”, “ai”, “mưa dài”, “cô quạnh” làm cho nỗi nhớ da diết ấy thấm sâu vào lòng nhà thơ. Nó

cho ta nghĩ đến một bản tình ca buồn. Đến cuối khúc ca ấy giọng điệu vẫn không thôi tha thiết: “ Em đi áo mỏng buông hờn tủi/ dòng lệ thơ ngây có dạt dào? ( Đôi bờ).

“Không dề” là một bài thơ được nhà thơ Quang Vĩnh phổ nhạc với cái tên bài hát “ Ta mãi là màu xanh xưa”. Bài thơ là cả một khúc ca nhẹ nhàng gợi lên một mối tình trong trắng, nên thơ:

Em mãi là hai mươi tuổi Ta mãi lầ mùa xanh xưa Giữ trọn tình người cho đẹp.

Đó là những nốt nhạc thanh khiết làm dịu đi bao bộn bề của cuộc sống. “Đôi mắt người Sơn Tây” cũng vậy, nó là một bài thơ, một nhạc phẩm mà Quang Dũng để lại cho đời. Bài thơ được viết theo thể tự do nhưng phần lớn dùng câu bảy chữ. Với thể thơ này nhà thơ có thể dễ dàng bộc lộ những điều muốn gửi gắm. Trong bài thơ chúng ta nhận ra rằng nhịp thơ có thể thay đổi liên tục, lúc thì nhịp 4/3: “ Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương/ Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm/ Em có bao giờ em nhớ thương”; cũng có lúc là nhịp 2/2/3 như: “ Từ đó thu về hoang bóng giặc”…cũng chính đặc tính này đã tạo nên nhạc điệu cho bài thơ. Mỗi đoạn mang theo một nhạc điệu riêng vừa mạnh mẽ vừa uyển chuyển khi đưa người đọc trở về với những kỷ niệm xa xưa, nên thơ, gợi cảm:

Vầng trán em vương trời quê hương Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương

Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm Em có bao giờ em nhớ thương.

Những từ cuối của câu thơ là những từ trầm bổng và cách gieo vần nhịp nhàng làm cho câu thơ bay bổng, lôi cuốn người đọc. Do đó mà chúng ta

không thấy ngạc nhiên khi bài thơ “ Đôi mắt người Sơn Tây” được phổ nhạc và trở thành một tác phẩm bất hủ.

Đến với mỗi bài thơ của Quang Dũng là đến với một nhạc phẩm. Dường như, ngoài là nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, Quang Dũng còn là một nhạc sĩ rất thành công. Những nhạc điệu của cuộc sống và tâm hồn trong thơ của ông làm chúng ta nhận ra cái riêng của Quang Dũng, một cái riêng không hòa lẫn với bất cứ ai.

C. KẾT LUẬN

Bằng tài năng và nhiệt huyết của mình, nhà thơ Quang Dũng đã đóng góp to lớn cho sự phát triển phong phú và đa dạng của nền văn học Việt Nam nói chung và văn học Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp nói riêng. Là con người đa tài, say mê sáng tạo, Quang Dũng sáng tác trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, chiếm số lượng khá khiêm tốn nhưng thơ là một thực sự thành công của ông. Với ông nghệ thuật không đơn thuần là nghệ thuật mà còn là con người, cuộc sống. những tác phẩm nghệ thuật cùng với giá trị to lớn của nó đã tạo lập cho Quang Dũng một chỗ đứng vô cùng vững chắc trong lòng độc giả.

Đến với thơ ca Quang Dũng, chúng ta bắt gặp trong dó hình tượng con người đa chiều, thể hiện trên nhiều bình diện: con người trong mối giao cảm với thời gian, không gian,và trong mối giao cảm với con người và cuộc đời. Chúng ta nhận ra ở đó cái tôi nhạy cảm, giàu lòng yêu thương, mang nỗi nhớ, niềm tin, khát vọng mạnh liệt vào con người và cuộc đời.

Quang Dũng – áng mây trắng xứ Đoài mang trong mình dòng máu người chiến sĩ với khí phách ngang tàng nhưng đồng thời cũng là thi sĩ lãng mạn,

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả - nhà thơ trong thơ Quang Dũng (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w