Không gian tâm lý gắn với tâm tưởng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh (Trang 64 - 66)

THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CHỌN LỌC TẠ DUY ANH

3.1.3.Không gian tâm lý gắn với tâm tưởng

Không gian tâm tưởng là một thế giới khác của con người đó như là một thế giới được tách ra từ một thế giới thực tại. Ở đó con người sống nhưng tầng cảm xúc của mình mà ngoài đời họ không hoặc sống mà không dám đối diện với nó.

Không gian ban đêm lại gợi cho ta cái ký ức buồn xa xăm. Không gian của ngôi nhà cũ hiện về gắn với tuổi thơ hiện ra kỳ lạ, ngôi nhà giống cái lô cốt,đó cót thể là giấc mơ của người cha từ nữa thế kỷ trước

“ Nó giống như một lô cốt hay cái gì đó hao hao, chẳng han như ngôi nhà hầm. Nó vừa có cái vẻ thô kệch, lì lợm của khu giam phạm nhân, lại vừa gợi nét nguy nghiêm của pháo đài”[4, tr.202].

Tạ Duy Anh đưa nhân vật của mình vào trong những giấc mơ chập chờn. Nhân vật “tôi” trong Luân hồi là người con bị cha ruồng bỏ ngay từ giây phút chuẩn bị chào đời. Sống vời một ký ức ẩm ướt, cô đơn và xa lạ giữa gia đình, nhân vật dường như một vái gì đó kiềm tỏa khó lý giải. Chính qua giấc mơ, thế giới nội tâm , cả phần vô thức, tiềm thức của nhân vật mới khơi mở,”Đêm ấy tôi ngủ bên cạnh lão Mị. Tôi mơ thấy hàng ngàn con rắn đã nuốt trong cuộc rượi...Tôi lao bổ ra khỏi lều trong tâm trạng nữa thức nữa ngủ. Tôi không cảm thấy mưa xuyên vào mặt. Tôi chạy lật quật trên những con đường ngoằn nghèo, nhan nhản cạm bẫy. Tiếng hú của lão Mị vọng sang từ phía bên kia vực tối, nơi kiếp trước của tôi chỉ là một cục máu đỏ tím. Cơ man là rắn. Chúng quấn vào chân tôi . Tôi thò tay móc chúng ra nhưng chỉ nhìn thấy rớt rãi”[4, tr.141] Đó như là một giấc mơ thật kinh khủng và đáng sợ nhưng với giấc mơ thứ hai “ Tôi thấy nàng bồng lão Mị trần truồng đỏ hỏn. Tôi thấy cha tôi bồng mẹ tôi trong tiếng cười ròn tan của bà nội. Chúng tôi rồng rắn nhau đi về phía bên kia của tiếng hú. Sau lưng chúng tôi là những cơn mưa như phút luân hồi.”. Đó là nổi ám ảnh, mặc cảm

về tội tổ tông, là sự nối tiếp quá khứ trong hiện tại là khát vọng hướng tới cái thiện.

Những giấc mơ biến dạng giống như điệp lại của một ám ảnh, mang tính chất kết tội và hoán đổi ngôi vị. Đó là giấc mơ của lão Đình trong Bí

mật của vĩnh cửu của Giáo sư Bạch trong Con vẹt. Để đàn sáo ở lại vườn nhà tránh rơi vào tay lão Phỉ, lão Đình đã bắt tay vào việc làm một chiếc lồng rất đệp giống như một cung điện nhỏ. Lão không thể hiểu nổi những lý lẻ riêng thuộc về cuộc sồng tự nhiên và tự do. Khi lão ngất ngây say sưa với ý tưởng của mình củng là lúc: “Lão gà gật và lạc vào những giấc mơ chập chờn. Trong khi nữa thức nữa ngủ lão thấy mình biến thành con sáo. Lão bị cắt lưỡi để học tiếng người. Bùt lại,lão được ở trong một chiêc lồng sơn son thếp vàng,ăn bột trứng tẩm mật ong. Bổng đâu xuất hiện con rắn loang lổ.Lão sợ rúm ro,phá lồng chui ra. Lão lao đầu xuồng đất trong cái ý thức bay lên bầu trời [4, tr. 197]. Về sau này khi gã Phỉ chết do bị rắn độc cắn,thì những ám ảnh đó vẩn còn đeo bán lão: “Choán hết tâm trí lão là hình ảnh một con rắn đen xì,khoắng đuôi loạn xạ trong chiếc lâu đài,trở thành nổi bí ẩn lớn nhất đời lão [4, tr.199]

Tác giả dùng thủ pháp giấc mơ bị biến dạng, nhân vật trong tác phẩm của Tạ Duy Anh thường được soi chiếu từ những ám ảnh những ký ức thầm kín riêng tư mà đôi khi chính bản thân người trong cuộc củng không cảm nhận được một cách thực sự rỏ ràng. Đây, trước hết là một sáng tạo nghệ thuật làm phát lộ phần khuât chìm trong bóng tối, một “gương mặt” người không quen thuộc. Thông qua cái chập chờn mơ hồ ông nêu bật những sự thật cốt lõ nhất, bản chất trong đời sống tinh thần và tình cảm con người.

Đó là những giấc mơ khủng khiếp làm cho người ta cảm giác sợ hãi còn giấc mơ của một người đàn ông đang yêu thì lại khác một giấc mơ đầy dục vọng “ Và anh mơ một giấc mơ khiến tỉnh dậy anh vẫn nghẹt thở. Anh thấy nàng nằm gọn trong vòng tay xiết chặt của anh. Nàng mặc áo đen ôm sát lấy

người khiến cơ thể nàng trở nên mền mại với những đường nét gợi cảm” [4, tr.106].

Không gian tâm tưởng mở ra một thế giới khác của con người hướng bạn đọc tới một miền đất xa vời với thực tại. Không gian trong các tác phẩm của Tạ Duy Anh đa số đều cho ta một cảm giác chật chội đó là không gian của một căn nhà một làng quê…ta co cảm giác không gian bó hẹp dần lại.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh (Trang 64 - 66)