Thời gian trần thuật 1 Thời gian đồng hiện.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh (Trang 66 - 68)

THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CHỌN LỌC TẠ DUY ANH

3.2Thời gian trần thuật 1 Thời gian đồng hiện.

3.2.1 Thời gian đồng hiện.

Truyện ngắn Tạ Duy Anh là sự liên tục của thời gian bởi vì các sự kiện luôn được tác giả sắp đặt kề nhau. Đôi khi cũng là sự đảo ngược trật tự thời gian câu chuyện để nhân vật hồi tưởng lại về một thời điểm hiện tại của quá khứ. Hồi tưởng chính là sự quay về quá khứ để nhận thức lại sự việc đồng thời cũng là sự sống lại với cái “hiện tại” của quá khứ. Và mơ ước tương lai cũng là sống với “hiện tại” của tương lai trong hiện tại.

Thời gian có sự xáo trộn giữa những thời điểm của quá khứ hiện tại. Từ hiện tại mà người kể chuyện kể về quá khứ xa xưa của mình đôi khi câu chuyện kể lại từ một nhân vật khác lại kể lại chuyện quá khứ.

Từ đầu tác phẩm kể về nhân vật “tôi” “ Năm tôi lên bảy tuổi, tôi đã được giáo dục khá cẩn thận về vị trí mà tôi đang chiếm một khoảng tí teo giữa cuộc đời mênh mông này. Tôi phải nhớ rằng thành phần gia đình mình bần nông”[4, tr.38]. Cái quá khứ có những ký ức của làng quê những con người nhỏ bé và cả Qúy Anh nửa. Rồi thời gian dịch chuyển tới hiện tại khi nhân vật “tôi” lưu lạc xa quê giờ mới trở về làng quê ghi bao dấu ấn.

“Sau trọn mười năm, kể từ ngày khóc thầm ra đi, tôi lại trở về cái nơi ghi dấu mãi tuổi thơ cay đắng của tôi. Bố tôi già đi ghê gớm. Tóc ông bạc như cước, xơ xác trên chiếc trán bị thời gian đào rảnh lô xô.[4, tr.41]

Trở về làng quê là bao ký ức của quá khứ hiện về, nhưng câu chuyện đẫm máu của bố kể những kỷ niệm với người con gái có tên Qúy Anh. Tình yêu thiêng liêng của họ đã vượt qua bao khó khăn và cả lời nguyền của làng

Đồng “con trai con gái cùng làng không được lấy nhau”. Họ đã đến với nhau bằng một tình yêu trong sáng không hề vụ lợi tâm hồn họ trong sáng đến lạ thường “Sau này lớn lên nhất định cháu với cậu đẻ chung một đứa con”.

Cả một quá khứ từ xưa từ thưở làng Đồng sinh ra như thế nào từ lời kể của “Bố tôi kể:

Làng Đồng xưa kia vốn chỉ là bãi đất bằng dùng làm để nơi cày bừa nhà chánh tổng. Trong năm gia đình đầu tiên đặt tên “ Đồng”cho làng tôi có ông tổ bốn đời của tôi. “Đồng” có nghĩa là cùng một lòng cùng một chí hướng và cùng lấy một họ. Về sau dân tứ chiếng kéo đến. Đôi vợ chồng phu phen phiêu bạt trên đường kiếm ăn; một ông cướp chán nghề, quàng vào một ả nào đó tự dưng thích sống yên ổn. Rồi có khi ông mõ làng khác bị đuổi, đến xin giữ nguyên nghề làng rộng ra cho đến bây giờ”[4, tr.59].

Hay câu chuyện về một thời của Lão Đình xưa kia là một loại người có quyền bính và nổi danh trong các nhân vật có máu mặt. Nhưng cũng vì điều này mà mang lại cho lão bao tai họa gắn suốt đời. Lão được giao nhiệm vụ rât quan trọng là lam sao huy động khoảng ngàn con lợn sữa bán cho nhà nước. Do trót ăn một con lợn sữa mà lão phải mang tiếng suối đời “Giời xem có ai khổ hơn tôi không chỉ vì ăn một con lợn sữa mà khốn nạn”[4, tr.123].

Câu chuyện quay lại với hiện tại một cảnh tượng kinh hoàng chưa từng thấy là lão Đình đánh nhau với lũ quạ lão làm thich thú với việc này lão cho đó là một sự khoái cảm

“ Vút! Vút!V..ut…t. Lần theo tiếng động, tôi men ra phía vườn…Lã Đình đang đánh nhau với bầy dơi quạ. Từ trên trời, bầy dơi quạ như những ác thần áo đen chập choạng lao xuống, bu vào những chùm quả chín. Chúng vỗ cánh vù vù, làm thanh động đêm khuya. Từ đươi đất lão thủ sẵn cây soi tre dài, lựa bầy dơi vào thế liền nhảy lên vụt lia lịa mấy nhát”[4, tr.125].

Truyện ngắn sử dụng thời gian đồng hiện có quyền uy cực lớn từ quá khứ người kể chuyện có tầm bao quát luôn cả hiện tại không những thế làn

cho câu chuyện hấp dẫn lôi cuốn trong các sự kiện. Giúp bạn đọc lý giãi nguyên nhân và hệ quả của nhưng mâu thuẩn trong tác phẩm.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh (Trang 66 - 68)