Về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp luật về chống bán phá giá

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật chống bán phá giá ở VN (Trang 76 - 82)

- Các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên:

3. Về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp luật về chống bán phá giá

Thông tin về pháp luật chống bán phá giá đóng vai trò quan trọng giúp cho các doanh nghiệp và kể cả các cơ quan quản lý nhà nớc, các đối tợng có liên quan hiểu

biết về quy định của Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực này để có đợc quyết định đúng đắn khôn ngoan hơn khi tham gia vào thơng mại quốc tế.

Vì vậy,theo ngời viết luận văn nên cần có một số biện pháp sau nhằm tăng c- ờng tuyên truyền, phổ biến Pháp luật về chống bán phá giá đến các đối tợng liên quan:

* Các cơ quan quản lý Nhà nớc Việt Nam nên phát triển những kênh thông tin Pháp luật với chủ đề chống bán phá giá tới các doanh nghiệp, nh các ấn phẩm, trang web, trung tam cung cấp thông tin...là rất quan trọng. Đặc biệt, nội dung của các thông tin cần đầy đủ, chính xác, tập trung và mang tính cập nhật để đảm bảo mục tiêu hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến luật pháp.

Nhà nớc cũng có thể hỗ trợ về tài chính, phơng tiện kỹ thuật và đào tạo cán bộ cho một cơ quan thông tin luật pháp về chống bán phá giá. Cơ quan này sẽ tiến hành nghiên cứu có hệ thốngluật pháp của các nớc và WTO, thông tin về luật pháp của các nớc đó cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nớc.

* Cần thiết phải xây dựng cơ chế phối hợp hợp lý giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nớc. Sự cần thiết thể hiện ở chỗ doanh nghiệp có đợc thông tin và hiểu rõ chính sách, quy định của Việt Nam cũng nh của các thị trờng xuất khẩu, còn các cơ quan quản lý có cơ hội tiếp thu những ý kiến thực tế của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình xây dựng chính sách và quản lý nhà nớc. Vấn đề quan trọng là làm sao doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng các cơ quan nhà nớc, hay nói cách khác là thiết lập cơ chế thông tin. Một giải pháp hữu hiệu là xây dựng các hiệp hội đại diện trực tiếp cho tiếng nói của doanh nghiệp.

* Các bộ, ngành chức năng cần phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu cho các doanh nghiệp về những quy định của Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và các quy định của Hiệp định chống bán phá giá của WTO, tsspj trung vào việc giải thích các quy định, đánh giá những ảnh hởng của chúng đối với hoạt động xuất khẩu. Thông qua các cuộc hội thảo này, các doanh nghiệp quan tâm tới thị trờng, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu có đợc thông tin hữu ích về những biện pháp nớc nhập khẩu có thể áp dụng để hạn chế hoạt động xuất khẩu của họ. Trên cơ sở những thông tin có đợc, các doang nghiệp điều chỉnh hoạt động xuất khẩu của mình cho phù hợp với tình hình tại thị trờng xuất khẩu.

* Tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các câu lạc bộ pháp lý, các tờ rơi giới thiệu Pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam và thế giới cho các cán bộ trong lĩnh vực pháp lý, các doanh nghiệp sản xuất trong nớc và xuất khẩu, chú ý tới việc phổ biến và phân tích, đánh giá những ảnh hỏng của các quy định của WTO và các nứoc nhập khẩu hàng hóa Việt Nam về chống bán phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

* Các trờng, lớp đại học, hàm thụ các cấp về luật và kinh tế, thơng mại cần sớm nghiên cứu, soạn thảo giáo trình để đa nội dung pháp luật về chống bán giá trong thơng mại quốc tế vào chơng trình giảng dạy chính thức, nhằm trang bị kiến thức cho các đối tợng sẽ làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến thực thi chế định pháp luật này.

* Cuối cùng, Việt nam cần tích cực theo dõi những diễn biễn của Vòng đàm phán Doha về “Các qui tắc mới” (New Rules), trong đó có khả năng các thành viên WTO sẽ xem xét, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiệp định về thuế chống bán phá giá. Đồng thời Việt nam cũng cần nghiên cứu về xu hớng áp dụng thuế này trên thế giới để có thể có những quyết định thích hợp với các đối tác thơng mại, vừa cân bằng đợc lợi ích của nhà sản xuất cũng nh ngời tiêu dùng trong nớc, vừa không gây căng thẳng trong quan hệ thơng mại, ngoại giao với các nớc trong khu vực và trên thế giới.

KếT LUậN

Chống bán phá giá là một vấn đề rất mới đối với công tác quản lý thị trờng giá cả ở nớc ta. Không thể võ đoán mà khẳng định là những vấn đề đã đợc nêu ra trong Pháp lệnh đã là chính xác và bất biến. Tuy nhiên, cũng không thể kết luận những điều nêu ra là không ổn, bởi kết luận ấy sẽ không phù hợp những điều nêu ra không khác về bản chất so với thế giới đã đang làm hàng nhiều thập kỷ qua. Sự cầu toàn là mong muốn của con ngời nếu "vẹn toàn" đợc ngay thì quá tốt, song điều mong muốn ấy thực hiện không phải dễ; thực tiễn sinh động sẽ giúp chúng ta hoàn thiện nếu cần phải bổ sung sửa đổi, âu đó cũng là chuyện bình thờng trong quá trình nhận thức thực tiễn và quá trình của một đất nớc đang xây dựng một nhà nớc pháp quyền XHCN.

Trong những năm qua, chính sách thơng mại của Việt Nam đã tiến một bớc dài theo hớng tự do hóa và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Chính sách này đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế khá nhanh và ổn định của Việt Nam trong những năm qua. Khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thuế chống bán phá giá cần phải cân nhắc cẩn thận tới ý nghĩa kinh tế của hiện tợng bán phá giá để có thể

đạt đợc hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong văn bản luật phải coi lợi ích toàn xã hội cao hơn lợi ích riêng của các nhà sản xuất. Trên cơ sở kinh nghiệm của các nớc khác trong lĩnh vực này thì mức thuế chống bán phá giá tốt sẽ là mức thuế cân bằng đợc lợi ích của cả ngời sản xuất lẫn ngời tiêu dùng.

Thực tế của nhiều nớc cũng chỉ ra rằng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về chống bán phá giá vừa phù hợp với hoàn cảnh từng nớc vừa không trái với luật th- ơng mại quốc tế đã khó, nhng tổ chức bộ máy thực thi còn khó khăn hơn nhiều. Đó là do các thủ tục điều tra phá giá và thiệt hại rất phức tạp đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nớc với cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực khác nhau nh kinh tế vi mô, luật quốc tế, kế toán, v.v...

Trong khi Việt Nam cha có công cụ pháp lý để ngăn chặn hàng nhập khẩu bị bán phá giá và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hoá tơng tự trong nớc thì hàng xuất khẩu của ta lại càng ngày càng hay bị điều tra bán phá giá. Trong một số trờng hợp, chẳng hạn nh vụ cá basa và cá tra xuất khẩu sang Hoa Kỳ, chúng ta có thể thấy rõ nớc nhập khẩu đã lạm dụng biện pháp này để ngăn cản hàng xuất khẩu của ta nhằm mục tiêu bảo hộ cho các nhà nuôi cá da trơn Hoa Kỳ. Mặc dù vụ kiện cha kết thúc và cha có kết luận cuối cùng nhng đây cũng là cơ hội để chúng ta thấy rõ hơn mặt trái của xu hớng tự do hoá thơng mại hiện nay và sự lạm dụng biện pháp chống phá giá trên qui mô toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo cán bộ có kiến thức vững vàng về biện pháp chống bán phá giá và tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp có những hiểu biết nhất định về các vấn đề liên quan tới biện pháp này. Đây vừa là tiền đề cần thiết để sử dụng tốt biện pháp chống bán phá giá nh một công cụ bảo hộ sản xuất trong nớc vừa để đối phó có hiệu quả với những tình huống khi hàng xuất khẩu của Việt Nam bị các nớc khác điều tra áp dụng biện pháp này.

DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO

1. Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam ngày 29/4/2004. 2. Pháp lệnh giá ngày 10/5/2002.

3. Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu ngày 20/5/1998.

4. Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nớc ngoài vào Việt Nam ngày 25/2/2002.

5. Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 20/8/2004. 6. Hiệp định chống bán phá giá của WTO.

7. Hiệp định chung về Thuế quan và Thơng mại (GATT 1994)

8. Sách “ Pháp luật về chống bán phá giá - những điều cần biết” – NXB Hà Nội 9. Sách “Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn” - của tác giả Nguyễn Ngọc Sơn - Giảng viên Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.

10. Nghị định của Chính phủ số 170/2003/NĐ - CP ngày 25/12/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh giá

11. Nghị định của Chính phủ số 150/2003/NĐ - CP ngày 8/12/2003 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nớc ngoài vào Việt Nam.

12. Quyết định số 46/2001/ QĐ - TT của Thủ tớng chính phủ ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001- 2005.

13. Tạp chí Luật học- “Tìm hiểu pháp luật chống bán phá giá của Tổ chức Thơng mại thế giới và Hoa Kỳ”.

14. http://www.chongbanphagia.vn http://www.conghung.com http://www.lib.hlu.edu.vn http://www.wto.org

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật chống bán phá giá ở VN (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w