- Những tư tưởng cơ bản của người Việt Nam giai đọan này có thể khái quát ở những
25 Xem Sđd trang 80 84.
xuyên tình hình chữa trị để ông yên lòng. Ông quan niệm: Người làm vua phải biết mở lòng dung nạp để nhờ đó mà “tài trí thiên hạ đều là tài trí của mình”, nhưng phải cảnh giác và gạt bỏ những lời tâng bốc, xu nịnh26. Về tư tưởng dùng người ông đề cập đến cả trên ba phương diện: vị trí của người hiền tài, biện pháp chính trong việc cầu người hiền tài, những nguyên tắc cần tuân thủ trong việc dùng người hiền tài.
Theo Minh Mạng, người hiền tài là rường cột của quốc gia, cũng giống như rường điện tất phải có cái trụ gỗ đội lên. Ông có thái độ hết sức trân trọng đối với người hiền tài, coi hiền tài là tài sản quý nhất: “Quốc gia chỉ quý người hiền tài, dù có hạt minh châu mình nguyệt, hòn ngọc chiêu thặng cũng không đáng quý”, hoặc “Trẫm quý báu chỉ người hiền, phỏng có ngọc bích soi sáng trước sau mười hai cỗ xe cũng chẳng là cái ta chuộng”27.
Trong 21 năm ở ngôi vua, ông đề cao vị trí của người hiền tài như vậy, theo ông là vì muốn cho nước được trị bình trước hết cần phải có nhân tài.
Trong dùng người, ông nêu lên quan điểm phải tận dụng chỗ mạnh của mỗi người, không vì khuyết điểm nhỏ của họ mà không dùng người có tài đức lớn. Khi dùng người thì phải xem xét cho kỹ, cần cân nhắc cả lời nói lẫn việc làm và còn phải thử thách người ấy qua những công việc cụ thể. Trong tiến cử cũng như trong dùng người đều phải công khai, công bằng, chí công vô tư. Ông thường nói: “Triều đình dùng người như thợ giỏi dùng gỗ. Không nên vì một tấc mà bỏ cây gỗ to vừa người ôm”, hoặc “Về việc dùng người, trẫm vẫn luôn luôn để ý, mỗi khi cất nhắc một người tất phải xem xét lời nói, việc làm...”, hoặc “Triều đình chọn người làm quan, hoặc lấy người có tư cách, hoặc lấy người có công lao, đều đem ra chỗ công bàn định cả chớ có phải riêng tư mà dẫn dắt nhau được đâu”, hoặc “Cất nhắc người có tài cần ở chỗ công bằng. Nếu bảo là người không quen biết mà không tiến cử thì người điềm đạm không cầu cạnh phải chìm đắm, mà kẻ xu nịnh lại được hãnh diện; như thế có phải là đạo công bằng trong việc dùng người chăng?”28.
Trên thực tế, vào những dịp thi cử, vua thường dụ cho các quan coi thi phải công minh, trong dùng người, một mặt vua chú ý đến đạo đức, mặt khác vua chú ý đến tài năng của người mình dùng. Vua không dùng những viên quan vô học, hoặc chỉ có nết thật thà, chất phác nhưng tri thức lại nghèo. Vua cũng bác bỏ tư tưởng định kiến, hẹp hòi trong dùng người. Ông nói: “Phàm 26 Xem S đ d trang 84 - 86.