Xem thêm sách đã dẫn trang 41 6 418)

Một phần của tài liệu Giáo trình lịch sử tư tưởng Việt Nam (Trang 32 - 33)

- Những tư tưởng cơ bản của người Việt Nam giai đọan này có thể khái quát ở những

14 Xem thêm sách đã dẫn trang 41 6 418)

Ở thế kỷ XVIII có hai quan niệm khác nhau về vấn đề này: Một là coi trọng lòng dân như Lê Quý Đôn “Dân là gốc nước, gốc vững thì nước mới yên, Cứu dân tức vì nước”; như Nguyễn Thiếp “dân là gốc, gốc vững nước mới yên”; như Ngô Thời Nhậm lòng dân là quyết định ý trời “Trời trông, trời nghe do ở dân, Lòng dân yên định thì ý trời cũng xoay chuyển” hay “Dân hoà cảm ở dưới thì thiên hoà ứng ở trên hiệu nghiệm được mùa không hẹn mà đến”15. Hai là quan niệm ý trời thể hiện ở lòng dân như Ngô Thì Sỹ “Trời trông và nghe là do ở dân. Cho nên điềm lành điềm dữ trời ứng nghiệm ra đều có liên quan tới lòng người vui hay buồn” hoặc “Điềm lành điềm dữ của trời ăn khớp với việc của người, chính sự của nước thông suốt đến trời”. Đây là kiểu quan niệm thiên nhân cảm ứng vốn có của phương Đông.

Một cặp phạûm trù khác cũng được thường bàn đến với hai lập trường và hai quan điểm khác nhâu là “thời và mệnh”. Loại thứ nhất cho con người có mệnh và do trời phú. Ngô Thì Sỹ nói “người ta sinh ra đều có mệnh... Mệnh là do trời phú”; Phan Huy Ích nói “Trời vì dân đặt vua, đặt thầy, việc lớn vốn là số mệnh”. Những quan điểm này giống với quan niệm của các nhà nho duy tâm thửơ trước nhưng nó còn khiến người ta an tâm với số mệnh, thụ động ngồi chờ như Ngô Thì Sỹ “Người ta sinh ra đều có mệnh, người quân tử chỉ sống đời bình dị. Ra làm quan hay ở ẩn gặp sao hay vậy, sang hay hèn được thế nào hay thế ấy” “Ta cứ yên với thời mệnh dù lật đật cũng phải chịu”.

Loại thứ hai thừa nhận có mệnh trời nhưng không thụ động bởi mệnh trời, trái lại nó còn yêu cầu con người phải quan sát sự vận động của thế giới bên ngoài và chọn khâu thích hợp để hành động. Theo Ngô Thời Nhậm, một mặt “thịnh suy, dài ngắn vận mệnh do trời, không phải sức người tạo ra được”, mặt khác ông quan niệm thời mỗi lúc một khác “Đạo có thay đổi, thời có biến thông, Đâïng thánh nhân theo đạo trời để làm vua trong nước, làm cha mẹ dân, chỉ là có một nghĩa vậy” Tức nói, hành động đúng thời, thuận thời thì có sức mạnh và không phải ân hận. Làm hay không làm, xuất hay xử, nói hay im lặng nhất nhất phải đúng thời16.

“Lý và Khí” là cặp phạm trù cơ bản của Tống Nho lần đầu được bàn đến ở thế kỷ XVIII. Tống Nho có mặt ở Việt Nam từ thế kỷ XIV, nhưng “lý” và “khí” của Tống Nho chỉ được bàn đến ở thế kỷ XVIII.

Với tư cách là nhà duy vật thô sơ, Lê Quý Đôn coi “Lý (tinh thần) có trong khí (Vật chất) và là cái biểu hiện của khí”. Nhưng lập trường duy vật của ông không triệt để nên có lúc ông 15S đ d trang 416 - 419.

Một phần của tài liệu Giáo trình lịch sử tư tưởng Việt Nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w