Đặc điểm nguồn lực của VDC

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ Internet băng rộng của Cty Điện toán và truyền số liệu (VDC) (Trang 39 - 105)

2.1.3.1Nguồn lực con người

Hàng năm TCT phê duyệt số lao động định biên của Công ty trên cơ sở các đề xuất của Công ty và kế hoạch SXKD.

Công ty VDC có khoảng 1.000 cán bộ công nhân viên trên phạm vi toàn quốc. Trình độ lao động của Công ty ở mức tương đối cao. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tới 88,4%, đây là đặc điểm của một công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin. Số lao động trung cấp, sơ cấp chiếm 11,6% chủ yếu nằm ở các đài truyền báo, nơi tính chất công việc đơn giản và ít thay đổi.

Công ty VDC có thể coi là công ty trẻ nếu xét theo cơ cấu tuổi của lao động. Độ tuổi lao động từ 30 tới 40 tuổi chiếm tới 36%, trên 40 tuổi là 14%

và dưới 30 tuổi chiếm đến 50%. Đây là mức tỷ lệ hợp lý cho một công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin.

2.1.3.2Về trang thiết bị

VDC có các điều kiện cơ sở vật chất khá tốt: mạng Internet (VNN), truyền số liệu quốc gia (Vietpac) được VNPT giao cho Công ty quản lý và khai thác. Đây cũng là thế mạnh của VDC đối với các đối thủ cạnh tranh.

2.1.3.3Quan hệ quốc tế

VDC cũng có nhiều mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực truyền số liệu, Internet, cung cấp giải pháp và thiết bị với nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn trên thế giới như Telstra, HongKong Telecom, MCI WorldCom, KDD, NTT, Singapore Telecom, Compaq, IBM, HP cũng như các đối tác trong nước như HiPT, USV ...

2.2 Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ Internet băng rộng của VDC

2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung của VDC

Từ khi thành lập, VDC luôn có một sự tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2000-2005 xấp xỉ 32.4%/năm và doanh thu của VDC năm 2006 hơn 700 tỷ đồng và sự tăng trưởng của dịch vụ Internet được thể hiện ở số thuê bao và doanh thu VNN/Internet (Xem bảng 2.2 và bảng 2.3 - Phần phụ lục).

Hiện nay, nguồn thu chính của VDC là từ các dịch vụ Internet chiếm tới 80% trong tổng doanh thu. Trong đó hai dịch vụ đem lại doanh thu lớn nhất cho VDC là VNNGT và MEGAVNN. Tuy nhiên tốc độ tăng của VNNGT có xu hướng giảm dần và ngày càng giảm nhanh, trong khi VNNTT và MGAVNN ngày càng tăng lên nhanh chóng.

Công ty đã phần nào giành được sự tin cậy của khách hàng. Các phần thưởng cao quý của nhà nước như các huân chương lao động hạng nhì, cờ khen của Bộ, các giải thưởng về dịch vụ như giải Sao vàng đất Việt, giải chứng nhận ISP dẫn đầu của tạp chí PC World bình chọn nhiều năm liên tiếp là những ghi nhận cụ thể cho các thành công và trưởng thành của VDC trong những năm qua.

2.2.2 Kết quả kinh doanh dịch vụ Internet băng rộng của VDC hiện nay

Kết quả kinh doanh Internet băng rộng của VDC trong các năm qua được thể qua các số liệu thống kê (Xem biểu đồ 2.1; biểu đồ 2.2 và bảng 2.4 - Phần phụ lục)

Tính đến hết tháng 8/2006, VDC hiện có 500,000 thuê bao Dialup, và 130 ngàn thuê bao ADSL, số thuê bao dùng cho gia đình chiếm 60%, số còn lại 40% là tương ứng với thuê bao là các tổ chức kinh doanh, giáo dục, y tế, ..vv. Số máy tính PC tại Việt nam có tỷ lệ kết nối Internet hiện tại là 33%. Hàng năm, việc tăng trưởng kết nối Internet của các PC là 5%, tính ra thị trường Việt nam sẽ đạt được 2,6 triệu băng rộng trong năm 2010.

Tương ứng với thị phần VDC hiện tại chiếm 42%

( http://www.vnnic.vn/thongke/thongke/jsp/thuebao/table_dt.jsp ) so với toàn bộ thuê bao băng rộng có mặt tại Việt nam, số lượng thuê bao băng rộng của VDC đạt 250 ngàn vào cuối năm 2006.

Đến thời điểm hiện nay, VDC vẫn là nhà cung cấp dịch vụ chiếm thị phần lớn nhất (Xem bảng 2.5 và hình 2.2 - Phần phụ lục). Tuy nhiên đây là dịch vụ có nhiều đối thủ canh tranh nhất, các nhà cung cấp như FPT, OCI, Viettel, SPT, Netnam, Hanoi Telecom v.v…. đều đã có hệ thống cung cấp

dịch vụ mạnh với chất lượng tốt để cạnh tranh với VDC. Các đối thủ đã xây dựng hệ thống đại lý với cơ chế tài chính rất mềm dẻo như mở đại lý ký gửi, chi phí hoa hồng đại lý rất cao (đến 30% doanh thu bán thẻ) v.v…. ( Xem bảng 2.6 - Phần phụ lục).

 Internet trực tiếp:

- Dịch vụ trực tiếp đang tăng trưởng tương đối khả quan, hiện nay hầu

hết tất cả các thuê bao đang sử dụng đều đã nâng tốc độ sử dụng lên gấp đôi so với tốc độ từ khi ký hợp đồng. Đặt biệt để giữ chân khách hàng là các trường học VDC đã đàm phán nâng tốc độ sử dụng với giá trọn gói ưu đãi cho khách hàng nên với các khách hàng này doanh thu dịch vụ rất ổn định

- Với giá cước sử dụng hàng tháng rất cao (so với dịch vụ thay thế là MegaVNN) nên việc thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ là rất khó. Để khắc phục tình trạng đó, VDC đã chủ động xây dựng các kế hoạch hỗ trợ cho khách hàng như cho mượn Modem, router trong thời gian ngắn, hỗ trợ khách hàng xây dựng các dịch vụ GTGT trên mạng như WebServer, Mail Server, hỗ trợ tên miền và cước phí sử dụng tên miền trong 1 năm v.v… nhằm gắng kết hơn nữa lợi ích của khách hàng với việc khai thác và tận dụng mạng Internet trong sản xuất kinh doanh của đơn vị.

- Sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc cung cấp dịch vụ của các nhà cung cấp khác như FPT, Viettel,… với nhiều chính sách linh hoạt, ưu đãi cho khách hàng và tập trung lôi kéo cả những khách hàng đang sử dụng dịch vụ của VDC hay VDC đang tiếp thị đã làm giảm thị phần của VDC. Hiện nay, tại các toà nhà đang xây dựng mới, VDC cũng có xu hướng bị mất khách hàng vào Viettel do họ cung cấp được hạ tầng mạng cho toà nhà, kéo theo việc cung cấp các dịch vụ đi kèm như Internet trực tiếp. Mục tiêu của VDC hiện nay là giữ vững thị phần thuê bao VNNTT giao động từ 50-55%

Phương châm kinh doanh của VDC trong lĩnh vực này là: Cạnh tranh bằng nâng cao chất lượng và thương hiệu. Xây dựng hình ảnh dịch vụ một cách lâu dài và có vị trí tiêu dùng: Thương hiệu VNN “Đi cùng nhịp sống Internet”.

2.2.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh dịch vụ Internet băng rộng của VDC hiện nay

Các số liệu thống kê (Xem bảng 2.8- Phần phụ lục) biểu diễn kết quả kinh doanh dịch vụ internet băng rộng của VDC trong giai đoạn 2000 đến 2005.

Qua bảng trên, chúng ta thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu của VDC từ dịch vụ Internet băng rộng là khá nhanh. Đặc biệt, năm 2003 tăng trưởng vượt bậc so với năm 2002 (gấp đôi) do VDC triển khai cung cấp dịch vụ MEGAVNN. Các năm tiếp theo mặc dù giá cước liên tục giảm xong doanh thu vẫn tăng từ 40 đến 80%. Tuy nhiên chi phí cũng tăng nhanh, đặc biệt là chi khấu hao TSCĐ và chi phí kênh quốc tế. Điều này biểu hiện hai yếu tố quan trọng đó là tốc độ tăng trưởng của nhu cầu thị trường và đòi hỏi tốc độ đầu tư (phát triển) của VDC cũng như đòi hỏi băng thông lớn.

Trong cơ cấu chi phí, chi phí cho việc thuê kênh quốc tế chiếm tỷ trọng lớn . Điều đó chứng tỏ rằng các trang Web cuả nước ngoài vừa phong phú về số lượng vừa phong phú về nội dung về các lĩnh vực văn hóa thể thao, khoa học kỹ thuật, kinh tế tài chính, y tế giáo dục,… Đặc biệt, thương mại điện tử của các nước tiên tiến phát triển hết sức mạnh mẽ. Ngược lại các trang Web tại Việt nam vừa ít, vừa nghèo nàn về thông tin, thương mại điện tử thì mới manh nha chưa phát triển; Bởi vậy hầu hết người dùng truy cập ra nước ngoài để down load thông tin chứ ít khi vào các trang Web trong nước. Hơn nữa chính vì các trang Web tại Việt nam nghèo nàn về thông tin nên người sử

dụng ở nước ngoài cũng hiếm khi truy cập vào các trang Web của Việt nam. Trước tình hình đó, mặc dù VDC và VNPT đã có rất nhiều có gắng trong việc chuyển dịch và cân bằng lưu lượng Internet trong nước và quốc tế nhưng hiện nay, tình hình vẫn chưa được cải thiện.

Chi phí bằng tiền khác cũng chiếm tỷ trọng khá lớn, chủ yếu là chi tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, chăm sóc khách hàng. Điều đó chứng tỏ VDC cũng rất quan tâm đến việc quảng bá hình ảnh và quan tâm đến khách hàng. Tuy nhiên, việc quảng cáo tiếp thị và chăm sóc khách hàng chưa chuyên nghiệp nên hiệu quả chưa cao.

Sau đây là một số chỉ tiêu chủ yếu:

- Tổng lợi nhận tăng giảm qua các năm (Xem bảng 2.9 - Phần phụ lục).

- Doanh lợi theo vốn qua các năm (Xem bảng 2.10 - Phần phụ lục).

- Doanh lợi theo chi phí qua các năm (Xem bảng 2.11 - Phần phụ lục).

- Doanh lợi theo doanh thu qua các năm (Xem bảng 2.12 - Phần phụ lục).

- Hiệu quả sử dụng vốn qua các năm (Xem bảng 2.13 - Phần phụ lục).

Qua bảng tổng kết trên ta thấy rõ đặc tính kinh doanh dịch vụ Internet băng rộng của VDC tuy có mức tăng trưởng tốt nhưng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, cần đẩy mạnh đẩy mạnh công tác bán hàng để tăng doanh thu, phát triển mạnh mẽ và đa dạng các dịch vụ giá trị gia tăng để nâng cao hiệu quả sử dụng kênh, tiết kiệm chi phí.

2.3 Phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet băng rộng của VDC giai đoạn 2000 -2005

2.3.1.1Nghiên cứu nhu cầu khách hàng

Ngay từ ngày đầu lúc khai trương Internet tại Việt nam, vấn đề nghiên cứu nhu cầu khách hàng đã được VDC quan tâm. Trong tất cả các hoạt động mang tính kế hoạch, định hướng cũng như đầu tư, VDC luôn đặt vấn đề trọng tâm là việc đánh giá nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, công tác này đối với VDC còn kém, chưa tương xứng với quy mô của doanh nghiệp cũng như tầm quan trọng của nó trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ internet nói chung và Internet băng rộng nói riêng.

Các hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường các dịch vụ Internet không được tổ chức thành những đơn vị hay bộ phận chuyên môn hoá cao. VDC là đơn vị chủ quản dịch vụ cũng chưa xây dựng cho mình hệ thống thông tin cũng như đội ngũ nhân lực đủ tầm cỡ để thực hiện công tác này.

Các hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường đối với dịch vụ Internet của VDC chủ yếu được thực hiện bằng các hình thức sau:

- Do VDC/VNPT tổ chức thu thập số liệu qua nguồn thông tin thứ cấp và thực hiện công tác xử lý, khai thác thông tin;

- Do VDC/VNPT tổ chức các đợt điều tra khảo sát thị trường để thu thập các thôn tin sơ cấp;

- Thuê các đối tác có kinh nghiệm và trình độ tư vấn theo các dự án quy hoạch tổng thể hoặc theo từng mục tiêu nghiên cứu nhất định.

Các hoạt động trên không được diễn ra thường xuyên nên hiện nay, VDC vẫn chưa thực sự có đầy đủ các cơ sở thông tin để phân tích, đánh giá nhu cầu thị trường cũng như chuẩn bị cho việc lập các kế hoạch chiến lược hay kế hoạch kinh doanh một cách hoàn hảo.

Mặc dù đây là công việc hết sức phức tạp và đòi hỏi chi phí cao nhưng nhưng lại vô cùng quan trọng VDC cần quan tâm hơn nữa để tổ chức tốt khâu này.

2.3.1.2Phân tích cơ cấu khách hàng

Phần này tập trung vào việc trình bày và phân tích những thông tin gắn liền với toàn bộ thị trường. VDC đã nghiên cứu cơ cấu khách hàng (Xem Hình

2.3 - Phần phụ lục). Tuy nhiên, VDC quan tâm đến những khác biệt về mức

độ và xu hướng vận động được xem là nổi bật nhất giữa 2 thị trường trọng điểm là Hà nội và TPHCM.

Sơ bộ có thể rút ra kết luận độ tuổi còn trẻ cho đến dưới 35 sẽ là đoạn thị trường tiềm năng nhất. VDC có hướng tới nhóm khách hàng này để duy trì và phát triển tiềm năng của thị trường.

Tuy nhiên, ở đây có sự khác biệt nhất định giữa 2 thị trường: Tại Hà nội, nhóm khách hàng trọng tâm có độ tuổi là 26-35; trong khi tại TPHCM đó là độ tuổi dưới 25. Điều này đã gợi ý cho VDC về chiến lược giá (nếu có quyền quyết định chính sách giá cả) hoặc các biện pháp khuyến mại và truyền thông cho nhóm khách hàng mục tiêu trên 2 đoạn thị trường này.

Xu thế những người sử dụng Internet thuộc về nhóm có học vấn cao: Đại học hoặc trên Đại học. Sử dụng Internet cần thiết phải có hiểu biết về ngoại ngữ, tin học cũng như nhiều dạng kiến thức khác.

Nhóm viên chức nhà nước, nhóm học sinh sinh viên và nhà kinh doanh chiếm tỷ lệ tương đối trội hơn so với các đối tượng khác (Xem bảng 2.14 -

Phần phụ lục); chiếm tỷ trọng ít nhất là nhóm công nhân và những người

buôn bán nhỏ (do đặc điểm của loại hình dịch vụ này cũng như điều kiện gắn liền với việc sử dụng chúng). Điều này không nằm ngoài dự đoán của chúng ta về đối tượng khách hàng sử dụng Internet phân theo tiêu thức ngành nghề.

Tiêu thức nghề nghiệp, nơi làm việc sẽ liên quan chặt chẽ tới tiêu thức về chức vụ và thu nhập của những người đang sử dụng Internet. Nó cũng phản ánh một xu thế chung là những người có thu nhập càng cao thì chiếm tỷ trọng càng nhiều (nhóm có mức thu nhập từ 1,5 triệu trở lên chiếm khoảng 30%).

Chức vụ phản ánh những điều kiện tại nơi làm việc (có trang bị máy tính, nối mạng Internet..) thể hiện là Nhóm chuyên viên, Nhóm nhân viên chính thức, Nhóm cán bộ quản lý cấp phòng, cấp doanh nghiệp sử dụng khá nhiều máy tính và các dịch vụ về Internet.

Khách hàng có sử dụng máy tính cá nhân tại cả cơ quan và nhà riêng, đặc biệt là thị trường Hà nội. Điều này cho thấy thông thường nếu một cá nhân đã sử dụng máy tính tại cơ quan do đòi hỏi công việc chuyên môn thì sẽ có xu thế lắp đặt và sử dụng máy tính tại nhà riêng. Riêng tại TPHCM, nơi sử dụng chủ yếu tập trung ở nhà riêng.

2.3.1.3Những yếu tố của Marketing được khách hàng quan tâm

Những con số thống kê (Xem bảng 2.15 - Phần phụ lục) cho thấy chất lượng dịch vụ tốt là yếu tố mà phần đông (77,7%) khách hàng quan tâm và điều đó cũng có nghĩa rằng yếu tố này gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua của họ. Xếp thứ hai sau yếu tố chất lượng dịch vụ là chi phí và cước dịch vụ. Rồi sau đó đến yếu tố được phục vụ nhanh và thông tin được cung cấp đầy đủ. Các yếu tố còn lại nhận được kết quả thấp và khá phân tán có nghĩa là ít có ảnh hưởng.

Tất nhiên, có sự khác biệt về các chỉ tiêu trên giữa 2 thị trường nhưng mức độ không lớn trừ chỉ tiêu "nhân viên nhiệt tình chu đáo" Hà nội được đánh giá cao hơn TPHCM: 31,3% so với 17%.

2.3.1.4Về mức độ sử dụng các loại dịch vụ của VDC

khách hàng sử dụng nhất, các dịch vụ còn lại có số lượng rất ít các khách hàng khai thác (Xem bảng 2.16 - Phần phụ lục).

Trong tương lai, khi xu hướng quảng cáo trên mạng và thương mại điện tử phát triển, chắc chắn, những dịch vụ giá trị gia tăng sẽ có nhu cầu rất lớn và sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của VDC.

2.3.1.5Nhu cầu về các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng

Số liệu nghiên cứu, thống kê (Xem bảng 2.17- Phần phụ lục) cho thấy, mức độ tập trung lớn nhất rơi vào dịch vụ đưa thông tin lên mạng Internet. Có đến 51,3% khách hàng được hỏi ý kiến trả lời rằng có nhu cầu về loại dịch vụ này. Tiếp đến nhu cầu quảng cáo và đặt tên miền riêng tương đương nhau và được xếp ở vị trí số 2, nhu cầu về việc thuê chỗ đặt máy chủ và thiết kế trang thông tin thấp hơn. Tuy nhiên, trong thời gian tới khi VDC thiết lập được các trung tâm IDC đủ mạnh, cùng với sự phát triển mạnh của thương mại điện tử thì nhu cầu này sẽ tăng rất nhanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ Internet băng rộng của Cty Điện toán và truyền số liệu (VDC) (Trang 39 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w