NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CAM KẾT CŨA VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ AFTA.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA (Trang 58 - 60)

VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ AFTA.

Ngoài những cố gắng của Việt Nam để làm cho tốc độ thực hiện cam kết trong khuôn khổ AFTA nhanh hơn nhưng trên con đường hành trình còn có nhiều ván đề hạn chế cần khắc phục .Công việc khắc phục này liên quan tới tất cả những chủ thể tham gia vào,bao gồm các cơ quan của chính phủ và các doanh nghiệp kinh doanh ở Việt nam .

1. Đối với việc cắt giảm thuế quan VIỆT NAM-AFTA theo CEPT

Theo cam kết thì Việt Nam phải hoàn thành việc cắt giảm thuế của những mặt hàng nằm trong 4danh mục vào năm 2006. Trên thực tế phần lớn những mặt hàng đã được giảm thuế đều thực hiện từ sớm còn lại chính phủ Việt Nam sẽ cam kết thực hiện từ năm 2003 đến 2006.

Vấn đề trên cho thấy chính phủ đã nỗ lực rất lớn nhưng chưa đạt được mục tiêu cụ thể của mình . Những mặt hàng chủ yếu có thế mạnh của Việt Nam chưa cắt giảm,điều này sẽ cản trở rất lớn đến tốc độ thực hiện cam kết theo CEPT . Vấn đề là khối lượng mặt hàng lớn trong khi thời gian thực hiện không còn nhiều, và để thực hiện đúng thời gian thì nó dẫn tới dồn ép ,làm ẩu ,các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng lớn về sức cạnh tranh của còn phía nhà nước bị ảnh hưởng đến ngân sách. Ngoài ra thị trường Việt Nam bị trục trặc do quá nhiều hàng hoá tràn vào trong nước làm cho hai phía cung và cầu không ổn định dẫn tới chính phủ đưa ra các chính sách mới không phù hợp đối với giai đoạn phát triển đó .

2.Đối với việc huỷ bỏ các hạn chế về định lượng và hàng rào phi thuế quan.

Mặc dù các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam đơn giản nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa hoàn thành được bản danh mục loại bỏ các biện pháp phi thuế quan này.Nguyên nhân của vấn đề này là do chính phủ muốn bảo vệ một số ngành công ngiệp và hướng dẫn tiêu dùng trong nước . Chính nguyên này làm cho tốc đọ thực hiện các cam kết cuả Việt Nam chậm đi trong giai đoạn mới bởi vì tiến hành với tốc độ chậm thì các doanh nghiệp Việt Nam không lo khắc phục tính cạnh tranh gay gắt của môi trường quốc tế .Khi hội nhạp các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này dễ thất bại ,cơ hội hàng hoá Việt Nam có hàm lượng công nghệ cao sẽ mất,trong khi đó hàng hoá của các nước khác lại chiếm lĩnh thị trường Việt Nam .Vì thế đòi hỏi phải có giải pháp hợp lý cho việc huỷ bỏ các hàng rào phi thuế quan và hạn chế định lượng .

Mặt khác các chính sách cụ thể về hạn chế dịnh lượng và phi thuế quan vẫn chưa tốt.Hệ thống phi thuế quan chưa áp dụng đúng với các nước ASEAN, nó dẫn tới sự không đồng bộ giữa các nước với nhau.

3 Hạn chế trong ngành hải quan

Ngành hải quan Việt Nam mới cấp được 358 bộ giấy chứng nhận xuất xứ Form D cho các hàng hoá thuộc diện xuất khẩu sang các nước ASEAN . Những hàng hoá này chủ yếu là hàng nông nghiệp , mà nếu sử dụng Form D thì giá trị lớn hơn nhiều ,do đó làm hạn chế khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp . Hơn nữa sự hướng dẫn của ngành hải quan cho các doanh nghiệp là rất hạn chế,làm cho các doanh nghiệp không biết nên sử dụng loại giấy chứng nhận nào cho hàng hoá của mình .vấn đề này liên quan đén đội ngũ cán bộ của ngành.

CHƯƠNG III:

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w