SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT:

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA (Trang 60 - 63)

KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ AFTA

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT: CÁC CAM KẾT:

Tính không đồng nhất trong việc hoàn thành AFTA này sẽ đưa đến một tình hình là điều kiện được hưởng ưu đãi AFTA giữa các nước sẽ có sự khác nhau về trật tự mức độ, thời gian. Điều này có thể gây khó khăn cho việc phối hợp thực hiện và đồng thời có thể gây nguy cơ dẫn tới sự phân rã sức mạnh của Hiệp hội. Hiện nay, Hội nghị các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 28 đang đề nghị các quan chức cấp cao vạch ra mô hình hợp tác kinh tế thích hợp sau năm 2003, tức là khi lịch trình AFTA đã hoàn thành. Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với hợp tác kinh tế ASEAN nhằm tăng cường sức mạnh của nó cũng như hạn chế những bất đồng có thể xảy ra trong sự tiến triển còn thiếu tính đồng nhất về nhiều mặt của cấu thành thể chế AFTA.

1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam

Khi Chính phủ ta dự định gia nhập ASEAN và tham gia AFTA cũng đã thấy rằng, trong lộ trình đó, chúng ta sẽ giảm đần thế nhập khẩu hàng hoá đối với các nước trong hiệp hội, chẳng những ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, mà còn tác động đến doanh nghiệp của các thành phận kinh tế - muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng phấn đấu vươn lên trong sự cạnh tranh không phải chỉ với trong nước mà cả với 10 nước ASEAN. Song là một thành viên mới hội nhập, đồng cảm với khó khăn của ta trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, nên cấp cao ASEAN nhất trí cho rằng trong lộ trình này, Việt Nam cần có thời gian để có thể thực hiện chương trình giảm thuế, đồng thời ASEAN cũng thống nhất cùng trợ giúp cho Việt Nam để có thể sớm thực hiện chương trình này với thời điểm thích hợp.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu kinh tế bước đầu đáng khích lệ, nhưng thực tế trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn ở mức thấp so với nhiều nước thành viên. Sản xuất trong nước còn nhiều khó khăn, quá trình chuyển dịch cơ cấu diễn ra chậm chạp, với một nền sản xuất hàng hoá nhỏ và phân tán, sức cạnh tranh của hàng hoá còn rất kém. Tham gia AFTA sẽ tạo điều kiện để hàng hoá và dịch vụ Việt Nam có thêm cơ hội để xâm nhập thị trường quốc tế, tuy nhiên sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ của chúng ta mới chỉ dừng lại ở dạng tiềm năng, trong khi đó hàng hoá và dịch vụ nước ngoài với sức cạnh tranh cao sẽ có điều kiện xâm nhập thị trường Việt Nam. Để có thể tham gia AFTA cũng như tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh như vậy, chúng ta buộc phải tìm ra những biện pháp hữu hiệu làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam và giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam trở nên năng động hơn và hoạt động có hiệu qủa hơn.

Nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu bằng chất lượng (kể cả bao gói) giá cả, thời hạn và sự thuận lợi trong việc mua bán và giao hàng, và cả các biện pháp marketing. Theo thời báo kinh tế Việt Nam số 57 năm 1999, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN khá nhanh, đạt bình quân 27%/năm, và doanh số buôn bán với ASEAN chiếm 1/3 tổng kim ngạch của ngoại thương Việt Nam. Trong khi một số quốc gia thành viên đang gấp rút hoàn thành AFTA sớm, Việt Nam theo đó cũng phải đẩy nhanh tiến trình thực hiện AFTA của mình để tận dụng được những thuận lợi và rút ngắn khoảng cách về kinh tế.

2. Lộ trình mới của việc thực hiện cam kết

2.1. Lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể giai đoạn 2001 - 2006 để thực hiện AFTA

Sau thời kỳ khủng hoảng tài chính tiền tệ, đặc biệt là năm 2000, vấn đề thúc đẩy nhanh tự do hoá thương mại trong khu vực là một trong những chủ đề đã được thảo luận tại nhiều cuộc họp ở cấp nguyên thủ quốc gia ASEAN. Các nước thành viên đều cam kết sẽ đẩy nhanh hơn tiến trình cắt giảm thuế quan và bỏ dần các biện pháp phi thuế. Tại hội nghị Hội đồng AFTA lần thứ 13 tổ chức vào tháng 9 năm 1999 tại Singapore, thực hiện nghĩa vụ

của một nước thành viên, Việt Nam cam kết sẽ công bố Lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể đến năm 2006 để thực hiện AFTA của mình. Để thực hiện cam kết này, Lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể thực hiện AFTA giai đoạn 2001-2006 của Việt Nam đã được thủ tướng Chính phủ phê chuẩn về mặt nguyên tắc tại công văn số 5408/VPCP-TCQT ngày 11 tháng 12 năm 2000 của Văn phòng Chính phủ. Đông thời căn cứ vào lộ trình này Thủ tướng Chính phủ đang xem xét để phê chuẩn Nghị định ban hành Danh mục cắt giảm thuế quan thực hiện AFTA năm 2001.

Lộ trình cắt giảm từ nay đến 2006 được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các quy định của Hiệp định về chương trình thế quan có hiệu lực chung cho khu mậu dịch tự do ASEAN. Cụ thể là: trước mắt, lịch trình giảm thuế của 2 nhóm sản phẩm chính gồm những mặt hàng đã đưa vào thực hiện chương trình CEPT từ năm 2000 trở về trước và những mặt hàng chuyển từ Danh mục loại trừ tạm thời vào thực hiện chương trình CEPT của các năm 2000-2003. Năm 2003 sẽ là năm hoàn thành việc chuyển toàn bộ các mặt hàng thuộc Danh mục loại trừ tạm thời vào danh mục cắt giảm để thực hiện chương trình CEPT. Đến năm 2006, thuế suất thực hiện CEPT của tất cả các mặt hàng có trong danh mục cắt giảm sẽ được giảm xuống mức 0 - 5%.

Các mặt hàng tạm thời chưa tham gia sẽ được giảm thuế từng bước để đến năm 2006 sẽ có thuế suất dưới 5%. Danh mục tổng số mặt hàng dự kiến tham gia CEPT sẽ bao gồm 2265 mặt hàng, chiếm 70,5 % tổng số mặt hàng của biểu thuế nhập khẩu. Như vậy, sẽ còn khoảng 20% số mặt hàng có thuế suất trên 5% cần tiếp tục giảm thuế từ nay đến năm 2006.

2.2. Các nhóm mặt hàng chính chuyển từ TEL vào IL để thực hiện CEPT/AFTA trong 3 năm 2001 - 2003

Những mặt hàng quan trọng, được bảo hộ cao, chiếm gần 50% kim ngạch thương mại của Việt Nam như rượu, bia, xăng dầu, ô tô xe máy, phân bón, hoá chất… đang thuộc Danh mục loại trừ hoàn toàn (GE) và Danh mục loại trừ tạm

thời (TEL), không phải thực hiện các nghĩa vụ cắt giảm thuế quan cũng như loại bỏ hàng rào phi quan thuế.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam so với các nước ASEAN có điểm tương đồng khá rõ nét, cụ thể là nếu Việt Nam có lợi thế xuất khẩu các mặt hàng nông sản, nguyên liệu thô và một số sản phẩm công nghiệp nhẹ thì các nước ASEAN cũng có lợi thế này và chính là đối thủ cạnh tranh thị trường xuất khẩu với Việt Nam.

Muốn hội nhập có hiệu quả thì chúng ta không thể không nâng cao năng lực sản xuất cũng như chất lượng hàng hoá - dịch vụ. Việc nâng cao chất lượng hàng hoá - dịch vụ có thể dựa vào hai nguồn vốn chính đó là vốn đầu tư của nước ngoài và nguồn vốn trong nước. Nhưng để có thể thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài thì trước hết chúng ta phải tạo ra được một môi trường hấp dẫn ở đó nhà đầu tư có thể tìm thấy được những khoản lợi nhuận khi tiến hành đầu tư, bởi vậy nguồn vốn đầu tư trong nước đóng vai trò quyết định để tạo ra những nền tảng cho qúa trình hội nhập. Đây cũng là quan điểm và nguyên tắc thực hiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quá trình công nghệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đó là "nguồn vốn nước ngoài là quan trọng, nguồn vốn trong nước là quyết định".

Có thể nói, muốn đẩy nhanh tiến trình thực hiện AFTA nói riêng và hội nhập vào nền kinh tế thế giới nói chung, ngoài việc tạo ra một môi trường pháp lý thông thoáng rộng mở, một yếu tố chất mang tính căn bản là phải nhanh chóng nâng cao năng lực sản xuất. Để thực hiện được điều này, không thể thiếu được sự hỗ trợ, đầu tư thích đáng của Nhà nước bởi để làm được những vấn đề đó, cần có nguồn vốn lớn mà các doanh nghiệp không thể chỉ tự dựa vào sức mình. Đây có thể coi là yếu tố quan trọng nhất mang tính quyết định đối với việc đẩy nhanh tiến trình thực hiện AFTA của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA (Trang 60 - 63)