Với những chính sách giải pháp như trên, để công tác CTĐX hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, một số khuyến nghị được nêu ra là:
1. Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong quá trình thực hiện CTĐX. Cần có những biện pháp tuyên truyền và những chính
sách để mọi người đều hiểu CTĐX không phải là trách nhiệm của riêng Đảng và Nhà nước mà đó là trách nhiệm chung của cả cộng đồng và xã hội.
2. Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác CTĐX. Đồng thời có các biện pháp tăng khả năng phòng tránh thiên tai, địch hoạ, tự hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản cho cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương.
3. Tăng cường công tác kiêm tra, giám sát thực hiện, đặc biệt là quá trình quản lý và sử dụng nguồn cứu trợ.
4. Tiếp tục thực hiện việc lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của công tác CTĐX với các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia về tăng trưởng, xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm.
5. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác CTĐX (từ khâu xây dựng chính sách đến quá trình thực thi chính sách và huy động, quản lý nguồn lực) để mọi người đều hiểu sự tham gia của cộng đồng chính là yếu tố tạo nên tính bền vững cả trước và sau cứu trợ.
KẾT LUẬN
Ở một quốc gia mà hàng năm luôn phải chịu ảnh hưởng rất nặng nề của thiên tai, hạn hán, lũ lụt…; số đối tượng cần cứu trợ lên tới hàng triệu người mỗi năm. Trong giai đoạn vừa qua (2000 – 2005) công tác CTĐX nhìn chung đã làm được nhiều việc to lớn, cứu giúp và bù đắp mất mát cho hàng vạn gia đình. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng chính sách và tổ chức thực hiện vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, kết quả đạt được còn chưa đáp ứng được yêu cầu và hoàn cảnh mới.
Trong thời gian tới (giai đoạn 2006 – 2010) được dự báo là giai đoạn mà diễn biến của tình hình thời tiết khí hậu còn có nhiều diễn biến khó lường. Do đó để đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội ta - chế độ xã hội mà nhà nước là của dân, do dân, vì dân, mọi lợi ích thuộc về nhân dân; con người là chủ thể duy nhất của xã hội… Bởi vậy, cần thiết phải đẩy mạnh công tác CTĐX, CTĐX phải đúng như tên gọi của nó, đó phải là trở thành một nhiệm vụ cấp bách và CTĐX quan trọng nhất phải là khâu nắm tình hình.
Để đẩy mạnh công tác CTĐX cần thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp. Đồng thời phải có sự nỗ lực, chung tay của cả cộng đồng, xã hội, đặc biệt là chính bản thân của các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương. Đẩy mạnh công tác CTĐX chính là một hoạt động nhằm phát huy truyền thống quý báu của dân tộc ta, tăng cường tính đoàn kết, góp phần ổn định kinh tế và chính trị, an ninh - quốc phòng./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế phát triển, Trường Đại học KTQD Hà Nội. Nxb Lao động - xã hội, 2005.
2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI, VII, VIII, IX. Nxb Chính trị quốc gia.
3. Một số vấn đề về chính sách bảo đảm xã hội ở nước ta hiện nay. Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội, Bộ LĐTBXH.
4.Tài liệu tập huấn chính sách CTXH, Bộ LĐTBXH, 2002.
5. Báo cáo hệ thống ASXH ở Việt Nam. Nhóm chuyên gia Bộ LĐTBXH, 9/1999.
6. Quản lý Nhà nước về đô thị. Học viện Hành chính quốc gia. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Toạ đàm lần thứ nhất về vai trò của cộng đồng trong quản lý nguy cơ thiên tai, Hà nội, 25/6/2004.
8. Số liệu hệ thống AHXH Việt Nam. Nxb Lao động - Xã hội, 1999.
9. Hệ thống văn bản về Bảo trợ xã hội và xoá đói giảm nghèo. Nxb Lao động - Xã hội, 2004
10. Các quy định pháp luật về Ngân sách nhà nước. Nxb Lao động - xã hội, 2004
11. Số liệu Bảo trợ xã hội các năm 2000 : 2005. Vụ BTXH, Bộ LĐTBXH. 12. 55 năm xây dựng và phát triển ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Nxb Lao động – Xã hội, tháng 8/2000.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
ASXH An sinh xã hội
BTXH Bảo trợ xã hội
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CTĐX Cứu trợ đột xuất
CTĐ Chữ thập đỏ
CTXH Cứu trợ xã hội
ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long
LĐTBXH Lao động – thương binh và xã hội
UBTƯMTTQ Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỘT XUẤT TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ...3
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM...3
1. Cứu trợ xã hội...3
2. Cứu trợ đột xuất và công tác cứu trợ đột xuất...5
2.1. Khái niêm ...5
2.2. Đối tượng của cứu trợ đột xuất...6
2.3. Nội dung của cứu trợ đột xuất...6
2.4. Nguyên tắc của cứu trợ đột xuất...7
2.5. Nguồn kinh phí và quá trình tổ chức thực hiện...8
II. VAI TRÒ CỦA CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỘT XUẤT TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM...9
1. Thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội ta...9
2. Phù hợp với truyền thống của người Việt Nam...9
3. Phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục hậu quả thiên tai...10
4. Góp phần giảm bớt khó khăn trước mắt, chênh lệnh mức sống và xoá đói giảm nghèo...10
5. Góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội...11
III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TÁC CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỘT XUẤT...11
1. Giai đoạn 1945 – 1964...13
2. Giai đoạn từ 1965 – 1975...13
3. Giai đoạn từ 1976 – 1985...14
4. Giai đoạn từ 1986 đến nay...14
IV. NHỮNG NHÂN TỔ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỘT XUẤT...16
1. Điều kiện tự nhiên...16
1.1.Đặc điểm về thời tiết khí hậu...16
1.2. Đặc điểm về địa hình...16
2. Các điều kiện về kinh tế - xã hội...17
2.1. Cơ sở hạ tầng...17
2.2. Mặt trái của quá trình đô thị hoá ...17
2.4. Cơ chế, chính sách đầu tư...19
2.5. Chính sách hỗ trợ sản xuất...20
2.6. Kinh tế thị trường đang trong giai đoạn chuyển đổi và những mặt trái của nó...20
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ CÔNG TÁC CỨU TRỢ ĐỘT XUẤT GIAI ĐOẠN 2000 – 2005...23
I. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC CỨU TRỢ ĐỘT XUẤT...23
II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỘT XUẤT GIAI ĐOẠN 2000 - 2005...26
1. Tình hình thiên tai và thiếu đói...26
1.1. Tình hình thiên tai...26
1.2. Tình hình thiếu đói...28
2. Chính sách cứu trợ đột xuất và công tác chỉ đạo cứu trợ...29
2.1. Chính sách CTĐX hiện hành...29
2.1.1. Về đối tượng...29
2.1.2. Về tiêu chí và chế độ cứu trợ đột xuất...30
2.1.3. Về kinh phí thực hiện cứu trợ đột xuất...33
2.1.4. Về hình thức cứu trợ...34
2.1.5. Về tổ chức thực hiện...34
2.2. Công tác chỉ đạo cứu trợ đột xuất...38
3. Kết quả khắc phục hậu quả thiên tai...40
4. Một số hạn chế và nguyên nhân...42
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỘT XUẤT GIAI ĐOẠN 2006 – 2010...46
I. PHƯƠNG HƯỚNG ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CỨU TRỢ ĐỘT XUẤT 1. Quan điểm đẩy mạnh công tác CTĐX...46
2. Phương hướng đẩy mạnh công tác cứu trợ đột xuất...47
3. Một số nhiệm vụ cần thực hiện trong giai đoạn 2006 – 2010...48
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CỨU TRỢ ĐỘT XUẤTGIAI ĐOẠN 2006 – 2010...49
1. Hoàn thiện hệ thống chính sách về cứu trợ đột xuất...49
2. Tăng cường hệ thống dự báo, cảnh báo sẵn sàng đối phó với những biến cố đột xuất có thể xảy ra...50
3. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho những vùng sung yếu, vùng hay xảy ra
thiên tai, vùng sâu, vùng xa...51
4. Lập quỹ dự phòng riêng cho CTĐX tại các địa phương do địa phương quản lý...52
5. Thực hiện chương trình quản lý nguy cơ thiên tai dựa vào cộng đồng và cứu trợ cộng đồng tại chỗ...54
6. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa CTĐX với các chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội...56
7. Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý nguồn cứu trợ...57
8. Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác cứu trợ đột xuất từ trên xuống...58
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ...58
KẾT LUẬN...60