II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỘT XUẤTGIAI ĐOẠN
3. Kết quả khắc phục hậu quả thiên tai
Khi thiên tai xảy ra, Chính phủ đã trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, quyết định chi ngân sách dự phòng để hỗ trợ khẩn cấp cho đồng bào bị nạn về lương thực, thuốc chữa bệnh, dựng lại nhà ở cho nhân dân, khôi phục trường học, bệnh xá, trụ sở, xử lý ô nhiễm môi trường, giao thông, thuỷ lợi, hỗ trợ giống sản xuất… Nguồn kinh phí huy động được hàng năm cho CTĐX lên đến hàng trăm tỷ đồng. Trong 6 năm 2000 – 2005 đã hỗ trợ khẩn cấp: 2.342,7 tỷ đồng và 357 tấn giống các loại. Trong đó, UBMTTQ Việt Nam đã kêu gọi phát động nhân dân cả nước quyên góp được 151 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bão lụt; các cấp Hội của 39 tỉnh thành và Trung ương đã vận động các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước được 592 tỷ đồng (trong đó vận động trong nước được 417 tỷ đồng và quốc tế 175 tỷ đồng) để hỗ trợ cho gần 7 triệu lượt người nghèo bị ảnh hưởng nặng bởi thiên tai(4). Tuy nhiên đây cũng chỉ là một phần nhỏ góp phần giảm bớt khó khăn cho nhân dân trong lúc nguy cấp.
Ngoài ra, các tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân trong và ngoài nước đã tự nguyện ủng hộ trực tiếp hàng trăm tỷ đồng cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Nguồn kinh phí huy động (quy tiền) cho CTĐX giai đoạn từ 2000 - 2005 được tổng hợp cụ thể như sau:
Biểu 3: Kinh phí sử dụng cho cứu trợ đột xuất qua các năm từ 2000-2005
Như vậy, nguồn kinh phí chi cho CTĐX tuy có sự tăng, giảm thất thường tuỳ theo diễn biến tình hình thiên tai và hậu quả mà nó để lại nhưng có xu hướng tăng lên (từ 738,532 tỷ đồng năm 2000 đến 769,583 tỷ đồng năm 2005) và ngân sách nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, trung bình nguồn huy động chỉ chiếm khoảng 30% so với tổng kinh phí cứu trợ. Tỷ lệ cao nhất là năm 2000, nguồn huy động lớn nguồn từ ngân sách nhà nước, tiếp đó là năm 2005 và nhỏ nhất là năm 2002. So với mức độ thiệt hại thì nguồn kinh phí này về cơ bản mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 tổng mức thiệt hại - một tỷ lệ quá nhỏ.
Nguồn kinh phí huy động được chủ yếu dưới dạng tiền mặt, số tiền này được sử dụng chủ yếu để mua gạo, và một số hàng hoá nhu yếu phẩm cần thiết cho nhân dân như: Quần áo, chăn màn, thuốc men.
Với nguồn kinh phí huy động được như vậy, tuy không khắc phục được nhiều cho nhân dân vùng bị thiệt hại nhưng cũng đã phần nào giúp nhân dân
sớm có điều kiện ổn định về cuộc sống, tinh thần, nhanh chóng khôi phục lại sản xuất.
Tính trung bình từ năm 2000 - 2005 mỗi năm có khoảng: - 76% số lượt nhân khâu thiếu đói cần cứu trợ được cứu trợ; - 80% tài sản hư hỏng cần sửa chữa được hỗ trợ sửa chữa; - 89% số công trình công cộng được xây lại, xây mới.
Nhận xét: Nhìn chung công tác cứu trợ đột xuất trong những năm qua
được thực hiện tốt, hàng triệu người thiếu đói được hỗ trợ lương thực, hàng trăm ngôi nhà được dựng lại, người chết được mai táng, người bị thương được hỗ trợ chăm sóc thuốc men…Mặc dù thiên tai, bão lụt thường xuyên xảy ra trên diện rộng hàng năm, những đã không để xảy ra một trường hợp đáng tiếc nào. Tuy nguồn kinh phí thực hiện cứu trợ còn thấp những một mặt đã góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, mặt khác thể hiện vai trò của hệ thống chính sách cứu trợ trong quá trình phát triển kinh tế, giúp đồng bào vùng bị thiên tai sớm ổn định đời sống tái sản xuất trở lại, góp phần ổn định chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước.