Ngôn ngữ, chữ viết, văn học và lịch pháp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đến tộc người Chăm ở Việt Nam và người Chăm đã tiếp nhận nó ra sao và được thể hiện như thế nào (Trang 29 - 35)

Một số biểu hiện của ảnh hởng văn hoá ấn Độ đến văn hoá Chăm

3.1. Ngôn ngữ, chữ viết, văn học và lịch pháp

Khi nghiên cứu quá trình bành trớng và du nhập ảnh hởng của văn minh ấn Độ vào Đông Nam á, các nhà khoa học cho rằng, các trớc tác đợc ghi chép thành văn bản (sastra) của ấn Độ đóng một vai trò cực kì quan trọng. Thậm chí, có nhà nghiên cứu còn đánh giá tầm quan trọng của sách vở lớn hơn cả vai trò của ngời Âu trong việc truyền bá ảnh hởng của ấn Độ ở Đông Nam á. Ví dụ, trong công trình “ảnh hởng của ấn Độ trong vùng Thái Bình Dơng” W.F Stutterheim cho rằng: “Toàn bộ nền văn hoá ấn Độ ở Inđônêxia đã đợc học tập trong sách vở, còn ngời ấn chỉ đóng một vai trò không đáng kể, thậm chí còn không đóng một vai trò nào cả”. Có thể ý kiến trên có phần hơi thái quá, nhng một điều chắc chắn là ở Chămpa cũng nh ở một số quốc gia cổ đại khác trong khu vực Đông Nam á, những tác phẩm văn của ấn Độ có vai trò không phải là nhỏ trong việc truyền bá và củng cố những ảnh hởng của văn minh ấn.

Nh đã đề cập ở phần trớc, hầu nh tất cả những trớc tác về luật pháp chính trị và tôn giáo của ấn Độ đều đã có mặt ở Chăm pa, đợc các vua chúa Chămpa áp dụng và a thích. Tất nhiên, cái chìa khoá để hiểu đợc những tác phẩm văn đó không thể là cái gì khác ngoài ngôn ngữ và chữ viết. Chỉ qua những gì hiện có và đợc biết chúng ta đã thấy chữ Phạn (Sanskrit) đã đợc ngời Chămpa tiếp thu từ thế kỷ dầu công nguyên. Bia Võ Cạnh (tấm bia cổ nhất bằng chữ Phạn ở Đông Nam á) với cách viết rất gần với kiểu viết của các bia ký Amaravati ở Nam ấn Độ, đã đợc các nhà nghiên cứu định niên đại thế kỷ 3-4 là bằng chứng đầu tiên về sự du nhập chữ Phạn vào Chămpa. Từ thời điểm đó cho tới khi Vơng quốc Chămpa chấm dứt dới sự tồn tại của mình, chữ Phạn luôn là chữ viết đợc dùng

trong triều đình Chămpa. Một điều rất đặc biệt là diễn biến dạng tự chữ Phạn ở Chămpa gần nh đồng thời với sự biến đổi ở ấn Độ.

Nếu nhìn vào sự tiến triển của văn tự Sanskrit ở Chămpa, ta thấy từ trớc thế kỷ 4 mà bia Võ Cạnh là tài liệu duy nhất chữ viết có dạng cong của Nam ấn, sau đó, trong những thế kỷ từ 6-8 lại có dạng tự vuông của Bắc Âu, rồi từ thế kỷ 8 trở đi dạng tự chữ Phạn của Chămpa chuyển sang kiểu tròn Nam ấn. Ngay sự diễn biến của chữ Phạn ở Chămpa cũng phần nào chứng tỏ giữa ấn Độ và Chămpa thời cổ luôn có sự giao lu thờng xuyên về văn hoá.

Cũng nh ở các nớc khác trong khu vực Đông Nam á, ngời Chămpa đã sớm tiếp thu hệ thống văn tự cổ ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết của chính mình. Theo những tài liệu hiện đợc biết, một điều mà chúng ta biết chắc là: Chămpa là một quốc gia có chữ viết sớm nhất ở Đông Nam á. Ngay vào thế kỉ 4-5, vua Bhađravanrman đã cho khắc tấm bia (bia Đông Yên Châu) bằng chữ Chămpa cổ nói về vị thánh Naga của nhà vua. Xét về mặt dạng tự chữ Chămpa cổ đợc viết theo dạng cong nh của Nam ấn. Sau đó từ thế kỷ 13 trở đi, chữ Chămpa trở lại nét cong và móc nhng phóng khoáng hơn.

Ngay ở bia Đông Yên Châu đã xuất hiện xu hớng cải biên văn tự kiểu chữ thảo (chữ cong - akhar thrah) của ấn Độ bằng cách bỏ các kí hiệu phụ ghi âm vốn không có trong tiếng Chăm . Sau đó , một số kí hiệu đợc bổ sung, một số kí hiệu viết trên hoặc dới dòng đợc đa về cùng hàng với kí hiệu cơ bản. Theo các nhà nghiên cứu, tiếng Chăm có 65 kí hiệu, trong đó có 41 chữ cái (6 nguyên âm a và 35 phụ âm) và 24 chân chữ bắt nguồn từ hệ thống chữ thảo (akhar thrah) của ấn Độ. Nhà nghiên cứu ngôn ngữ và chữ viết Chăm nổi tiếng A.Cabaton cho rằng, trong suốt quá trình lịch sử, ngời Chăm đã dùng một số kiểu chữ ấn Độ nh akharik (chữ Thánh), akharkalaming (chữ con nhện), akhartapuk (chữ sách) akharjok (chữ thần bí), akharator (chữ treo) và phổ biến hơn cả là akharthrah (chữ thảo). Chữ thảo là loại chữ mà ngời Chăm hiện còn dùng và E.Aymonier và A.Cabaton sử dụng để biên soạn từ điển Chăm - Pháp vào năm 1906. Ngoài những tài liệu bia kí, các sử liệu Trung Quốc còn cho

chúng ta biết, ngay từ trớc thế kỷ 7, ngời Chăm đã dùng văn tự của mình để ghi chép kinh sách và trao đổi th từ. Sử liệu Trung Quốc cho biết vào năm 605, Lu Phơng - vị tớng nhà Tuỳ đem quân đánh Lâm ấp và đã thu về hơn 1.350 bộ kinh Phật và nhiều sách viết bằng chữ Chiêm Bà ... Hiện nay, ngoài chữ thảo đ- ợc dùng trong những mục đích thế tục, ngời Chăm còn sử dụng loại chữ akhartapuk (chữ sách) để ghi trên những thẻ lá buôn, một số thi phú cổ.

Do nhiều nguyên nhân lịch sử, chúng ta hiện nay không có một văn bản văn học cổ nào của ngời Chăm. Nhng bia kí và những tác phẩm nghệ thuật điều khắc lại cho biết hầu nh tất cả những tác phẩm văn học cổ đại nổi tiếng của ấn Độ đều có mặt và đợc biết đến ở Chăm pa. Bia ký thế kỷ 7-8 của hai vị vua Vikrantavarman I và II có nói tới việc dựng đền thờ cho đại Rsi Valmiki” tác giả của bộ sử thi cổ đại nổi tiếng Ramayara của ấn Độ. Việc thờ Valmiki, chứng tỏ ngay từ thế kỷ 7, tác phẩm Ramayana của ấn Độ đã phải đợc biết đến, nếu không nói là đợc a thích ở Chămpa. Tuy không có văn bản nhng chúng ta biết chắc là cho đến tận thế kỷ 15, sử thi Ramayana vẫn còn đợc lu truyền ở Chămpa. Bằng chứng là, trong Lĩnh Nam Chích quái - tập truyện cổ dân gian thế kỷ 15 của ngời Việt do Vũ Quỳnh, Kiều Phú biên soạn - có truyện Lĩnh Nam Chích Quái, tuy rất ngắn, nhng lại tóm tắt đợc hầu nh toàn bộ nội dung sử thi Ramayana của ấn Độ. Truyện kể lại rằng: “Thời thợng cổ, ở ngoài nớc Âu lạc có nớc Diệu Nhiêm . Chúa nớc ấy hiên là Dạ Thoa Vơng, còn gọi là Trờng Minh Vơng hay Thập Đầu Vơng (vua 10 đầu). Nớc này phía Bắc giáp Hồ Tôn Tinh quốc. Nớc Hồ Tôn Tinh có vua là Thập Xa Vơng (vua 10 xe) có thái tử là Vi Bà. Vợ Vi Bà là Bạch Tinh Chiếu Nơng dung mạo rất đẹp đẽ. Dạ Thoa nghe nói, rất thích bèn đánh Hồ Tôn để cớp vợ Vi Bà. Vi Bà tức giận, bèn đem loài v- ợn đi hầu phá núi, lấp bể thành đờng phẳng để công phá nớc Diệu Nhiêm, giết Dạ Thoa Vơng cớp vợ y mà trở về. Chúng ta có thể nhận thấy ở Truyện Dạ Thoa những nguyên mẫn nhân vật và địa danh của Ramayana: Nớc Diệu Nhiên chính là đảo Lanka, Dạ Thoa Vơng là quỷ Ravana mời đầu. Hồ Tôn Tinh quốc là nớc Kosala, Thập Xa Vơng - vua Dasaratha, thái tử Vi Bà - Rama, Bạch Tinh chiếm Nơng - Si Ta đoàn quân vợn - đoàn quân khỉ của Hanuman.

Có lẽ hiện vật vật chất duy nhất còn loại chứng tỏ sự hiện diện của sử thi Ramayana ở Chămpa là bốn bức phù điện thế kỷ 10 (hiện có ở Bảo Tàng Chăm - Đà Nẵng) minh hoạ một vài cảnh rút từ sử thi. Tuy không đầy đủ nhng ta dễ nhận ra các nhân vật chính của Ramayana là Rama, Si Ta HaNuman, Laksman ... trên bốn bức phù điên này của Chămpa.

“Viện các bia kí ở Đông Dơng và Pô - Nagar mà chúng tôi đã dẫn nói tới các vị tổ huyền thoại của các vua Chămpa là những ngời trong dòng họ Parđava đã phần nào nói lên sự phổ biến của bộ sử thi nổi tiếng thứ 2 của ấn Độ - sử thi Mahablarata - ở Chămpa. Theo nghiên cứu gần đây của chúng tôi bức phù điêu mang kí hiệu 47-70 ở Bảo tàng Chăm Đà Nẵng có xuất xứ từ thành Bình Định thể hiện cảnh Acgiunna cùng hoàng tử Utara ra trận - một trong những tình tiết quan trọng của sử thi Mahabharata.

Theo G.Xơdes những hình khắc trên bốn mặt của bệ tợng Trà Kiệu (thế kỉ 10) nổi tiếng thể hiện các cảnh tiêu biểu rút ra từ bộ Bhagavata pivana. Nh vậy là, không chỉ các bộ sử thi mà các truyện cổ tích (pinara) của ấn Độ đã có mặt ở Chămpa.

Nếu rút ra rồi lên danh sách tên các vị thần mà bia kí nhắc tới hoặc các hình điêu khắc thể hiện, thì có thể nói, hầu nh tất cả các tôn giáo chính của ấn Độ đều đợc thờ phụng hay đợc nhắc tới ở Chămpa. Hơn thế nữa không ít những phù điêu Chămpa lại là hình ảnh nghệ thuật cô đúc về một truyện thần thoại hay một truyền thuyết nào đó của ấn Độ. Ta có thể đa ra dẫn chứng để minh hoạ. Mi nhà bằng đá ở tháp Mỉ Sơn E1 (thế kỷ 5-6) thể hiện thần Visnu nằm trên mình rắn Sesa (hay Ananta) hình ảnh cô đọng rút ra từ thần thoại Visnu Amantasayana kể về việc thần Visnu nằm nghỉ ngơi trên mình con rắn Sesa đang bồng bềnh trên đại dơng nguyên sơ. Chiếc lá nhĩ của Mĩ Sơn F1 là cả một truyện thần thoại về quỷ dữ Ravana lay động núi thần Kailasa (Ravanna - grahamenti) Hai lá nhĩ Mỹ Sơn C1 và A’1 minh hoạ truyền thuyết về nguồn gốc vũ điệu Tanvađa của thần Siva ...

Ngoài những hình phù điêu thể hiện các nội dung một thần thoại hay truyền thuyết ấn Độ nào đó, hàng chục hình ảnh tợng trng trên phù điêu đá của Chămpa cũng là hình ảnh những vị thần của hệ thống thần thoại ấn Độ. Ta có thể thấy trên điêu khắc Chămpa hình ảnh của hầu nh tất cả các vị thần lớn nhỏ của ấn Độ: Brahma cùng vợ là Uma, Bhagavati, Đurga và các con là Skarđa, Ganesa, các thiên nữ Apxara và các nhạc công thiên giới Ganđharva ...

Nh vậy, qua bia kí và những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, chúng ta thấy, ở Chămpa đã có mặt hầu nh toàn bộ những tác phẩm văn học cổ nổi tiếng cũng nh các hệ thống thần thoại và truyền thuyết chính thuộc những tôn giáo khác nhau của ấn Độ.

Cùng với các tác phẩm thành văn, cả một hệ thống lịch Pháp của ấn Độ, không phải ngày dơng (ngày tính theo mặt trời) mà ngày âm (ngày tính theo mặt trăng) - tithi - là đơn vị cơ bản. Mỗi tháng đợc chia làm hai nửa (paksa) nửa đầu gọi là purnimavasyce và đợc tính từ ngày trăng tròn, nửa sau gọi là amavasyce hay bakulavasya - đợc tính từ hôm trăng non mới mọc. Nửa bắt đầu từ hôm trăng non gọi là nửa sáng (suklapaksa) nửa bắt đầu từ hôm trăng tròn gọi là nửa tối (krisna - paksa). Ngời ấn tính đầu tháng và cuối tháng bằng ngày trăng tròn.

Mỗi năm, theo lịch ấn, có 12 tháng âm (Tháng tính theo mặt trăng): Traitra (vào khoảng tháng 3 và tháng dơng lịch), Vaiskha (Tháng t/tháng năm) Djaytha (tháng năm/tháng sáu), Asađha (Tháng sáu/tháng bảy), Sravana (tháng bảy/tháng tám) Bhađrapađa hay Pruusthapađa (tháng tám/tháng chín), Asvina hay Asvauđja (tháng 9/ tháng 10), Karttika (tháng 10/tháng 11) Margasirsa hay Agrahyaana (tháng 11/tháng 12) Dausa haftaisa (tháng 12, tháng 1) Magha (tháng 1/tháng 2) và Phalguna (tháng 2/tháng 3) Năm đợc tính bắt đầy từ Traitra.

Cứ hai tháng hợp với nhau tạo thành một mùa (ritu). Nh vậy, theo lịch ấn, có 6 mùa trong năm: (Mời hai tháng): Vasanta (mùa xân - từ tháng 3 → tháng 5 dơng lịch) Grisma (mùa hạ - tháng 5/tháng 7), Varsa (mùa ma - tháng

7→9) Sarađ (mùa thu - tháng 9 → 11) Hemanta (mùa đông: tháng 11 → tháng 1) và Sisira (mùa lạnh - tháng 1 → tháng 3).

Mời hai tháng của ấn Độ cộng lại có 354 ngày, do đó cứ mỗi 30 tháng đ- ợc cộng thêm một tháng nhuận để cho phù hợp chu kì mặt trời. Vì thế mà theo định kì, cứ sau hai hoặc ba năm lịch ấn Độ, lại có một năm có thêm tháng nhuận.

Bắt đầu từ thời kỳ Grúp ta , ở ấn Độ xuất hiện hệ thống các ngày trong một tuần. Theo lịch pháp ấn Độ cổ, mỗi ngày của tuần có một tên gọi riêng và tơng ứng với một hành tinh: Ravivara (chủ nhật - ngày mặt trời) Sômavara (thứ 2 ngày Mặt trăng) Mangalavara (thứ ba - ngày sao hoả) Budhavsera (thứ t - này sao Thuỷ), Brihaspativara (thứ năm - này sao Mộc), Sukravara (thứ 6 - ngày sao Kim) - sanivara (thứ 7 - ngày sao Thổ).

Nh các quốc gia cổ đại khác ở Đông Nam á, Chămpa đã tiếp nhận và sử dụng lịch pháp của ấn Độ từ rất sớm. Ngay ở thế kỷ 7, bia kí của Vua Vikrantavarnan I (bia Mĩ Sơn III) có đoạn khá chi tiết liên quan tới lịch pháp Chămpa. Khi nói đến thời gian hoàn thành việc xây dựng một ngôi đền, bia kí viết “Vào năm 597 Saka (năm 675 công nguyên) tháng Traitra (tháng 3, tháng 4) ngày thứ 10 của nửa tối, ngày ravivara (chủ nhật) ... với sự linh hoạt và lòng khát khao làm nảy nở những tác phẩm tâm hồn, đức vua đã xây dựng đền thờ đống tôn chủ của các thế giới là Sri Prabhađresvara”.

Mặc dầu đã hơn chục thế kỉ trôi qua, hiện nay, hệ thống lịch pháp của ngời Chăm, về cơ bản, vẫn theo lịch của ấn Độ. Lịch Chăm tính theo tuần trăng và chia mỗi tháng thành hai nửa: nửa dơng (Từ ngày trăng non đến ngày trăng tròn) nửa âm (từ ngày trăng tròn đến ngày hết trăng). Năm đủ của lịch Chăm có 355 ngày) năm thiếu có 354 ngày. Cứ ba năm lại có một năm nhuận (thêm tháng thứ 13 có 29 ngày) Lịch Chăm cũng có tuần 7 ngày và mỗi ngày của tuần đầu có tên gọi riêng và biểu tợng riêng. Ngày thứ nhất: Adit. Tôkmh - mặt trời tiếp nhận vàng, ngày thứ 2: Thôm. TôkPariak - mặt trăng tiếp nhận bạc ngày thứ 3: Angar.Tôkbathay - sao Hoả, tiếp nhận sắt, này thứ 4: Bút,Tok Tamuchbachah

- sao Thuỷ, nhận đất nẻ, ngày thứ 5: Jip Jôk drap mng taki - sao Mộc, nhận súc vật, ngày thứ 6: Suk. Tokpacha - sao Kim, nhận y phục ngày thứ 7: Tha TôkPađai - sao Thổ, nhận thóc lúa. Có thể thấy ảnh hởng của ấn Độ trong hệ thống các ngày trong tuần của lịch Chăm khá rõ.

Adit bắt nguồn từ Raric (Mặt trời) Thom - Sôma (Mặt trăng). Angar- Margala (sao Hoả) But - Bud (Sao thuỷ) . Ngay ở tên gọi các ngày và các biểu… tợng của ngày trong tuần, chúng ta cũng thấy ảnh hởng ngôn ngữ văn tự của ấn Độ đối với ngời Chăm mạnh mẽ nh thế nào.

Dù cho t liệu không nhiều, không phong phú, nhng chỉ qua những gì đợc biết, chúng ta thấy ấn Độ đã có những ảnh hởng không phải là nhỏ đối với ngôn ngữ, chữ viết, văn học và lịch pháp của nớc Chămpa cổ và ngời Chăm hiện nay. Đó cũng chính là chứng nhân sự giao lu văn hoá ấn Độ và Chămpa của một giai đoạn lịch sử đã qua..

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đến tộc người Chăm ở Việt Nam và người Chăm đã tiếp nhận nó ra sao và được thể hiện như thế nào (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w