Trong phạm vi biên độ cho phép, các ngân hàng giờ đây có thể định mức lãi suất cho vay khác nhau tuỳ theo mức độ rủi ro, không còn áp dụng một mức chung cho tất cả các khách hàng như trước đây. Như vậy, cạnh tranh trong hệ thống các TCTD sẽ gia tăng và hiệu quả phân bổ vốn cũng sẽ được cải thiện. Hơn thế nữa, lãi suất cho vay thực tế của ngân hàng mặc dù không đụng giới hạn biên độ nhưng có xu hướng thay đổi cùng với lãi suất cơ bản. Thực ra, NHNN trong nhiều trường hợp đã thay đổi lãi suất cơ bản theo những diễn biến thay đổi lãi suất trên thị trường. Đây là tín hiệu có thể tiến tới tự do hoá hoàn toàn lãi suất. Mặc dù vậy, những ý kiến tỏ ra quan ngại về lãi suất cơ bản lại cho rằng lãi suất cơ bản cộng thêm biên độ không khác gì so với trần lãi suất trước đây và, do vậy, sẽ không tạo ra tác động gì nhiều tới các mức lãi suất cũng như hành vi huy động và cho vay vốn của các ngân hàng. Đặc biệt, chính sách này cũng như trần lãi suất, hoàn toàn loại bỏ những người cho vay vốn nhỏ ra khỏi thị trường tài chính chính thức.
Như đã nói ở trên, việc các ngân hàng được tự do định đoạt lãi suất trong khi các DNNN chậm đổi mới sẽ chỉ làm trầm trọng hơn quan hệ tài chính vốn không được lành mạnh giữa hai chủ thể này.
Lãi suất cơ bản hoàn toàn thoát ly thị trường
Lãi suất trên thị trường tiền tệ hiện có thể chia ra thành hai nhóm: _ Nhóm chịu tác động của quan hệ cung cầu vốn
(1) Lãi suất các khoản tín dụng ngắn hạn của các NHTM cho các doanh nghiệp cho vay. Đây là loại lãi suất cao nhất trên thị trường tiền tệ. Ngoài ra đây còn là lãi suất các NHTM lớn được áp dụng cho các khách hàng tốt nhất, mức lãi suất mà trên thế giói gọi là lãi suất cơ bản (prime rate banks loans).
(2) Lãi suất vay vốn giữa các NHTM trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng (3) Lãi suất các công cụ huy động vốn các trung gian tài chính như cac
khoản tiền gửi, hối phiếu…
(4) Lãi suất tín phiếu kho bạc đóng vai trò là lãi suất chuẩn, thấp nhất trên thị trường tiền tệ
_ Nhóm lãi suất thứ hai liên quan tới điều hành chính sách tiền tệ do NHNN công bố bao gồm lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất định hướng thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở.
Nhìn thoáng qua, sự hình thành lãi suất như trên đã cho thấy lãi suất giờ đây đã được xác định theo những tín hiệu của thị trường. Tuy nhiên, cơ chế điều hành lãi suất trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhược điểm là: Mối liên hệ giữa các loại lãi suất thị trường và lãi suất của NHNN biến động không cùng chiều với lãi suất thị trường. Nói cách khác lãi suất cơ bản hoàn toàn thoát ly thị trường, trong khi ngược lại lãi suất cho vay của các TCTD luôn được điều chỉnh cho phù hợp với quan hệ cung cầu vốn trên thị trường.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng do áp lực từ phía các NHTM trong việc huy động vốn là rất lớn, do đó các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất, lượng tiền cung ứng cho mục tiêu tín dụng do chính phủ khống chế hàng năm nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, cho nên tác dụng của lãi suất tái cấp vốn không phát huy tác dụng. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác nữa, nhưng có lẽ điều quan trọng nhất mà mọi người luôn luôn tự hỏi “lãi suất trên thị trường tiền tệ hiện nay có phải là lãi suất thị trường hay không ? Nếu không thì nguyên nhân thực chất là gì?”. Đây là câu hỏi mà giới quan sát rất quan tâm, bởi lẽ chúng khẳng định, ít ra cũng về phương diện lãi suất, Việt Nam hiện thật sự có đang trên con đường tiến tới tự do hoá tài chính mà trước hết là tự do hoá lãi suất hay không?
Quan sát bằng số liệu thực tế trong thời gian qua cho thấy, hiện nay vẫn chưa tồn tại một dạng lãi suất phản ánh đúng hay bước di theo những tín hiệu của thị trường. Đó chính là do sự độc quyền trong hoạt động ngân hàng. Đây mới là yếu tố then chốt trong việc xác định xem liệu Việt Nam đã thực sự tự do hoá lãi suất hay chưa. Lãi suất hình thành trong bối cảnh mà khi nói đến hệ thống ngân hàng Việt Nam là nói đến 6 NHTM quốc doanh lớn chiếm khoảng 80% thị phần cho vay trong nước và từ 70% đến 80% tài sản các ngân hàng, thì khó gọi là tự do hoá lãi suất được. Đã có lúc, chẳng hạn như trong năm 2002, trong khi lãi suất đôla thì thấp hơn nhiều so với lãi suất trên thị trường tiền tệ quốc tế, thì mặc dù vẫn có khả năng tăng lãi suất cho vay lên nhưng lãi suất VND hầu như đứng nguyên không đổi. Điều này đã không phản ánh thật sự nhu cầu đang tăng lên. Rõ ràng nguyên nhân chính là do những NHTMQD lớn là những người đã định đoạt lãi suất. Các ngân hàng giải thích rằng họ làm như thế là có lợi cho khách hàng của mình. Cái mà nhà đầu tư thấy rằng đây là một biểu hiện của một kiểu định giá bất bình thường của các NHTM lớn muốn duy trì lãi suất cho vay ở mức ưu đãi, mặc dù thu nhập mang lại khó có khả năng bù đắp chi phí, rủi ro tín dụng và tăng tài sản có. Chừng nào còn độc quyền, thì chừng đó không thể nói đến giá cạnh tranh được. Khi nào giá cả vẫn còn bị bóp méo, nhưng ở một thái cực ngược lại, chúng ta vẫn không dám nhìn nhận sự thật này, khó có thể nói đến hội nhập và tự do hoá tài chính một cách thực chất.
Lãi suất ngoại tệ vẫn chưa tự do hoá lãi suất hoàn toàn.
Lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của cac doanh nghiệp tại các NHTM và lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của các NHTM tại NHNN vẫn còn do NHNN quy định. Việc khống chế này nhằm mục đích khuyến khích các doanh nghiệp bán ngoại tệ cho các NHTM va các NHTM không gửi ngoại tệ ra nước ngoài.
Tác động của tự do hoá lãi suất đối với nền kinh tế còn chưa được rõ ràng
Một vấn đề rất quan trọng mà các nhà hoạch định chính sách đang quan tâm là những tác động của tự do hoá lãi suất là như thế nào đối với nền kinh tế. Theo nhận định của WB, những tác động này hiện nay là chưa rõ ràng. Lý do là các ngân hàng không có cách thức thống nhất để báo cáo về cơ cấu ấn định lãi suất của mình một cách minh bạch. Kết quả là khó xác định mức độ cho vay với lãi suất thấp hơn (hoặc cao hơn) lãi suất cơ bản đối với khu vực ngoài quốc doanh. Chính vì thế, WB đã khuyến cáo rằng các ngân hàng cần phải công bố cho khách hàng của mình được biết về lãi suất thực tế, tất cả các chi phí cấu thành và mức lãi suất thực tế có hiệu lực áp dụng sau khi kí kết các khế ước vay vốn. Quá trình này sẽ làm tăng thêm tính minh bạch
trong các giao dịch và giúp các ngân hàng ngăn ngừa đưa vào các khoản phí bất hợp pháp và vào các giao dịch. Ngoài ra, cũng cần phải xác định các loại lãi suất khác nhau một cách chính xác, công khai và thông báo cho các ngân hàng, các doanh nghiệp, công chúng là lãi suất này liên quan tới những chủ trương gì, chúng được sử dụng để làm gì, và giữa các loại lãi suất có liên quan với nhau như thế nào.