THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CƠ CHẾ KIỂM SOÁT LÃI SUẤT CỦA NHNN

Một phần của tài liệu Tự do hoá lói suất ở VN - Thực trạng và Giải pháp (Trang 36 - 44)

II. ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NHNN

1.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CƠ CHẾ KIỂM SOÁT LÃI SUẤT CỦA NHNN

1. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CƠ CHẾ KIỂM SOÁT LÃI SUẤT CỦA NHNN NHNN

Những thành công ban đầu của NHNN về thiết kế cơ chế kiểm soát lãi suất là: hình thành hệ thống lãi suất điều tiết của NHNN, sử dụng phối hợp các công cụ để điều tiết lãi suất thị trường…nhưng bên cạnh đó hiệu quả kiểm soát và chi phối mặt bằng lãi suất thị trường còn hết sức hạn chế bởi những yếu tố nền tảng cho cơ chế kiểm soát lãi suất thực sự chưa được thiết lập. Điều này được thể hiện ở các khía cạnh sau:

• Thứ nhất, chưa chủ động trong điều tiết mặt bằng lãi suất thị trường tiền tệ, do đó chưa thực hiện được vai trò hướng dẫn sự biến động lãi suất thị trường. Cụ thể, mức lãi suất tái cấp vốn và lãi suất trần tăng lên vào tháng 1/1998 diễn ra sau khi mức lãi suất cho vay ngắn hạn của các NHTM đã nhích lên từ tháng 10/1997 trước đó. Tương tự, mức lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh giảm từ 13,2% xuống 12% vào tháng 2/1999 sau khi mức lãi suất cho vay ngắn hạn bắt đầu xu hướng giảm của nó vào tháng 12/1998 từ 14,7% xuống 14,5% vào tháng 1/1999 và 14% vào tháng 2/1999.

Từ thời điểm 2/1999 đến 8/2001, mức lãi suất thị trường giảm liên tục; từ 14% xuống còn 9,3% đối với lãi suất ngắn hạn và từ 14,7% xuống còn 10,3% đối với các mức lãi suất cho vay trung hạn trong khi diễn biến lãi suất trần và lãi suất cơ bản lại tách khỏi xu hướng thị trường. Sự tăng lên của lãi suất tái cấp vốn vào tháng 2/2003 tới 6,6% năm cũng lại là sự khẳng định những diễn biến của mặt bằng lãi suất thị trường đã bắt đầu xu hướng tăng của nó từ thời điểm cuối năm 2002. Quyết định giảm lãi suất tái cấp vốn xuống 6% năm vào đầu tháng 6/3002 cũng không hề gây ảnh hưởng gì tới tâm lý của những người tham dự thị trường tiền tệ. – lãi suất thị trường tiền tệ vẫn tiếp tục tăng.

• Thứ hai, những phản ứng của lãi suất thị trường đối với những thay đổi của lãi suất chủ đạo có sự khác nhau giữa các bộ phận thị trường tín dụng cũng như giữa các thành phần kinh tế xét cả về độ trễ cũng như mức độ phản ứng. Thực tế cho thấy mối quan hệ giữa các loại

lãi suất chủ đạo rất lỏng lẻo và không được phối hợp một cách hiệu quả trên cơ sở xác định chức năng rõ ràng cho từng loại lãi suất.

Bảng 5: Quan hệ giữa lãi suất thị trường tiền tệ với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất thị trường mở, lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc.

Năm Lãi suất tái cấp vốn Lãi suất chiết khấu Lãi suất huy động của TCTD Lãi suất đấu thầu TPKB Lãi suất 3 tháng TTNTLNH Lãi suất trúng thầu mua NVTTM Lãi suất cho vay ngắn hạn Lãi suất cho vay qua đêm Lãi suất cơ bản 1995 25,2 16,3 13,2 23,3 25,2 1996 15 10,2 10,8 16,4 18 1997 13,2 9,6 10,5 10,8 13,2 1998 6 9,4 11,7 12 14,4 1999 6 5,4 5,4 8 8,6 11,4 2000 6 5,4 4,8 5,2 8,2 4,4 10,2 9,0 2001 4,8 4,2 5,4 5,4 7,2 4,8 9 10,8 7,8 2002 4,8 4,2 6 6 7,3 4,9 9,2 10,8 7,2 2003 5 3 6,2 5,5 6,7 4,8 9,6 10,8 7,5 Nguồn NHNN

Các mức lãi suất nói trên là lãi suất bình quân

_ Nhịp độ và biên độ giữa lãi suất thị trường tiền gửi, tín dụng với lãi suất thên thị trường nội tệ liên ngân hàng không đồng thời. Hiện nay, tuy NHNN đã hình thành tương quan hợp lý về lượng (lãi suất cho vay ngắn hạn > lãi suất nội tệ liên ngân hàng > lãi suất trúng thầu TPKB), nhưng lãi suất huy động ngắn hạn của các TCTD < lãi suất trúng thầu TPKB là điều chưa hợp lý, vì lãi suất huy động bình quân của TCTD phải > lãi suất trúng thầu TPKB thì mới bảo đảm cho TCTD bảo toàn vốn và khuyến khích TCTD đầu tư chứng khoán, tăng hàng hoá cho nghiệp vụ thị trường mở.

_ Hiện nay, NHNN điều hành lãi suất thông qua các loại lãi suất như lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất trên thị trường mở và lãi suất liên ngân hàng qua đêm. Mối liên hệ các loại lãi suất còn lỏng lẻo, nhiều khi tách rời nhau, biến động chưa phù hợp cơ chế lãi suất thị trường: vai trò điều tiết lãi suất thị trường của lãi suất trên nghiệp vụ thị trường mở còn rất hạn chế. Có thể nói, cơ chế lãi suất hiện nay là phức tạp và chưa đủ sức hướng dẫn lãi suất thị trường.

_ Tuy NHNN đã lựa chọn lãi suất thị trường mở là lãi suất định hướng và bước đầu xây dựng khung lãi suất, nhưng khung lãi suất này chưa phát huy được vai trò định hướng lãi suất thị trường. Việc sử dụng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu làm “trần” và “sàn” để khống chế lãi suất thị trường liên ngân hàng không có khả năng thực hiện được, vì lãi suất liên ngân hàng trong nhiều trường hợp biến đông vượt qua khỏi biên độ này. Có thể lấy một ví dụ điển hình khi thị trường rơi vào tình trạng căng thẳng nguồn vốn VND, vào khoản quý IV năm 2000 và quý III & IV năm 2001. Lãi suất liên ngân hàng tăng lên tới 6,0% từ 4,5% năm vào tháng 7/2000 tới hơn 7% vào tháng 11-12/2000 và tăng nhẹ từ 4,9% vào tháng 7/2001 tới 5,5% vào tháng 11-12/2001, trong khi lãi suất tái cấp vốn không biến động. Hầu hết thời gian trong giai đoạn quan sát từ tháng 8/2000 đến tháng 10/2002, lãi suất liên ngân hàng biến động vượt khỏi lãi suất tái cấp vốn. _ Khi NHNN thay đổi lãi suất tái cấp vốn, chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở, thì các NHTM chưa có phản ứng ngay với sự thay đổi này mà phải cộng hưởng nhiều nhân tố và thường phải sau nhiều tháng; mức độ thay đổi không giống nhau, đôi khi ngược chiều nhau.

_ Lãi suất tín phiếu kho bạc được coi là lãi suất chuẩn và thấp nhất trên thị trường tiền tệ; tuy nhiên, lãi suất của TPKB trên thực tế thường bằng hoặc lớn hơn lãi suất cùng kì hạn của NHTM, việc đấu thầu TPKB tại các phiên giao dịch tại NHNN chưa hoàn toàn thực hiện theo đấu thầu lãi suất. Vì vậy, chúng ta chưa hình thành được lãi suất chuẩn cho thị trường tiền tệ. _ Lãi trên thị trường tiền tệ liên NHTM hiện nay giữa các TCTD chưa phản ánh đúng quan hệ cung - cầu vốn, quan hệ vay mượn trên thị trường diễn ra một chiều giữa các NHTM Nhà nước có vốn dư thừa là bên cho vay đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHTM cổ phần.

_ Lãi suất VNIBOR chưa phản ánh cung cầu vốn ngắn hạn trên thị trường nên chưa có tác dụng tham chiếu. Sở dĩ có điều nay là do: cơ cấu các ngân hàng tham gia chào trên màn hình xác định lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng chưa hợp lý; chất lượng của các loại lãi suất chào của các ngân hàng chưa cao do các ngân hàng chưa tham gia thường xuyên thị trường, chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với các ngân hàng tham gia chào vốn.

2. NHỮNG YẾU KÉM CÒN TỒN TẠI

• Thứ nhất, NHNN chưa thiết kế được một cơ chế kiểm soát lãi suất chủ đọng theo đúng thông lệ quốc tế. Theo kinh nghiệm của các nước, cơ chế kiểm soát mặt bằng lãi suất bao gồm việc lựa chọn một mức lãi suất mục tiêu, thiết kế hệ thống lãi suất điều tiết để khống

chuyển tải những ảnh hưởng của mức lãi suất mục tiêu tới toàn bộ mặt bằng lãi suất thị trường. Hiện nay, NHNN đang lựa chọn lượng tiền cơ sở (MB) (hoặc dự trữ của hệ thống NHTM) là mục tiêu hoạt động. Tuy nhiên, trong thực tế sự biến động của lượng tiền vượt quá khả năng kiểm soát của NHNN. Vì thế, NHNN không thể tác động vào mặt bằng lãi suất thông qua việc sử dụng khối tiền MB. Mặc dù từ đầu năm 2003, NHNN đã chủ trương lựa chọn lãi suất NVTTM làm mục tiêu hoạt động nhưng sự tương thích của loại lãi suất này với vai trò lãi suất mục tiêu cũng như hiệu quả điều tiết của cặp lãi suất chủ đạo cũng đang còn nhiều vấn đề nghiên cứu. Trong thực tế, cơ chế phối hợp công cụ CSTT theo chức năng của nó chưa được hình thành còn bởi bản thân các công cụ CSTT chưa sử dụng theo đúng chức năng của nó. Công cụ tái cấp vốn chủ yếu được dùng để cung ứng các khoản tín dụng theo nhu cầu của các TCTD. Bên cạch đó, cá phương tiện thường xuyên thông qua các hoạt động cho vay thanh toán bù trừ và tiền gửi của các NHTM tại NHNN cũng chưa được tận dụng nhằm tạo thành khung điều chỉnh thường xuyên (fine tuning operations) sự biến động của các mức lãi suất liên ngân hàng. Lãi suất cho vay thanh toán bù trừ quy định như hình thức lãi suất phạt trong khi lãi suất tiền gửi quy định quá thấp va chỉ áp dụng với phần dự trữ bắt buộc, vì thế, không tạo nên công cụ huy động vốn khi cần thiết. Kết quả là lãi suất liên ngân hàng - mức lãi suất mà NHNN cần kiểm soát, có những thời kỳ, cao hơn tất cả các mức lãi suất chủ đạo và biến động tách rời với các mức lãi suất này.

• Thứ hai, NHNN chưa kiểm soát một cách chủ động các giao dịch liên ngân hàng và vì thế mà chưa kiểm soát được sự biến động của lãi suất liên ngân hàng.

Theo kinh nghiệm của các nước, các điều kiện tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng thường được sử dụng làm căn cứ để xác định liều lượng cũng như chiều hướng tác động thường xuyên của Ngân hàng Trung ương. Trong thực tế, thị trường nội tệ liên ngân hàng có tổ chức đã được thành lập ở Việt Nam từ năm 1993 theo Quyết định số 132/QĐ-NH1, ngày 10/7/1993 nhưng hoạt động không hiệu quả và chấm dứt ngay sau khi thành lập. Lý do của sự thất bại này chủ yếu bởi các điều kiện về vốn thời kì đó không thuận tiện cho các giao dịch liên ngân hàng cộng với mô hình tổ chức chưa phù hợp. Từ đó đến nay, các giao dịch liên ngân hàng vẫn diễn ra tự phát và trực tiếp, ngoài khả năng kiểm soát của NHNN với những đặc điểm sau:

i./ Thị trường liên ngân hàng (TTLNH) bị chi phối bởi thị phần hoạt động của 4 NHTM Nhà nước, biến động khoảng từ 67-76% thị trường.

ii./ Thời hạn giao dịch bình quân trên TTLNH còn dài. Các giao dịch có thời hạn vài tuần chiếm tỷ lệ khoảng trên 50%, các giao dịch qua đêm chỉ chiếm tỷ lệ trên dưới 20%, số còn lại được giao dịch với thời hạn vài tháng đến vài năm.

iii./ Chưa có cơ chế đảm bảo an toàn cho các giao dịch liên ngân hàng bao gồm quy chế thành viên và các yêu cầu thế chấp, cầm cố. Phần lớn các quan hệ vay mượn được thực hiện trên cơ sở tín chấp hoặc bảo đảm bằng số dư tiền gửi tại các ngân hàng cho vay.

iv./ Lãi suất liên ngân hàng chưa phản ánh chính xác thực trạng cuang cầu vốn khả dụng.

Với cơ chế kiểm soát và chế độ thông tin báo cáo hiện hành, NHNN không thể cập nhật được các thông tin về thực trạng cung cầu vốn khả dụng trên thị trường liên ngân hàng. Các quyết định can thiệp vào cung cầu vốn khả dụng và khả năng thanh toán của hệ thông NHTM hiện nay dựa trên cơ sỏ dự báo những biến động dự trữ của hệ thống NHTM theo quyết định 37/2000/QĐ-NHNN1 ngày 24/1/2000. Mức độ chính xác của phương pháp dự báo cung cầu vốn khả dụng theo quyết định này còn hết sức khiêm tốn xuất phát từ sự thiếu chính xác và cập nhật của thông tin cũng như khả năng phân tích của nhân viên dự báo. Thiếu cơ chế hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng tập trung, NHNN sẽ khó nắm bắt được thông tin chính xác về lãi suất liên ngân hàng cũng như cập nhật thông tin thường xuyên về lượng cung và cầu vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Điều này cũng có nghĩa là NHNN không nắm bắt được kịp thời các dấu hiệu phản ánh thực trạng các điều kiện tiền tệ ngắn hạn - mục tiêu tác động trực tiếp của CSTT. Trong những năm gần đây và đặc biệt sau khi thực hiện cơ chế cho vay thoả thuận, doanh số giao dịch liên ngân hàng đã tăng lên nhanh chóng từ vài nghìn tỷ VND trong năm 1998 tới vài trăm nghìn tỷ trong các năm 200 – 2001, chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2002,doanh số giao dịch này đã là 130.000 tỷ VND cao hơn rất nhiều lần doanh số giao dịch NVTTM. Số lượng cung như loại TCTD tham gia thị trường liên ngân hàng cũng ngày càng phong phú và đa dạng:

Bảng Quy mô thị trường liên ngân hàng Việt Nam

(đơn vị nghìn tỷ VND)(Theo loại hình TCTD)

Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 6 tháng 2002 Doanh số Số dư Doanh số Số dư Doanh số Số dư Doanh số Số dư Doanh số Số dư NHTMNN 84,5 7,2 102,1 10 133,6 12,6 153,2 17,6 103 16 NHTMCP 3,4 1,8 15,2 0,58 12,6 2,5 22,5 3,2 9,8 5,5 NHLD&NN 52,9 4,9 11,4 2,5 44,5 9,8 45,2 11,9 17,9 11,2

Vì thế, yêu cầu phải kiểm soát giao dịch liên ngân hàng cũng như cập nhật thông tin thường xuyên về lãi suất liên ngân hàng tiến hành song song với việc thúc đẩy tính hiệu quả củ thị trường tiền tệ liên ngân hàng là yếu tố nền tảng đảm bảo thiết lập được cơ chế kiểm soát một cách có hiệu quả.

• Thứ ba, mức độ nhạy cảm của mặt bằng lãi suất tín dụng đối với những tác động của CSTT còn hạn chế do bản thân lãi suất tín dụng đang bị chi phối bởi các yếu tố phị thị trường.

Chính sách kiểm soát lãi suất trực tiếp đã thực sự hạn chế khả năng phản ánh cung cầu tín dụng, đặc biệt trong điều kiện thị trường tín dụng căng thẳng nguồn vốn. Có thể thấy điều này trong khu vực tín dụng nông thôn khi mức lãi suất thực tế thường được áp dụng kịch trần, cá biệt có trường hợp vượt trần khống chế.

Bên cạnh đó,thị phần tín dụng còn bị chia sẻ bởi nguồn tín dụng do các tổ chức phi ngân hàng cung ứng với các mức ưu đãi khác nhau như Quỹ hỗ trợ phát triển, các Quỹ hỗ trọ theo các chương trình tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, nguồn vốn ODA và đặc biệt là nguồn vốn cho vay chỉ định của Chính phủ. Nguồn tín dụng chủ yếu là dài hạn với lãi suất ưu đãi do tận dụng được những nguồn vốn giá rẻ hoặc có hỗ trợ từ ngân sách của các tổ chức này phần nào đã làm giảm tính chất thị trường của mặt bằng lãi suất. Ngay cả khi chính sách lãi suất thoả thuận được áp dụng, sự chi phối của bộ phận tín dụng ưu đãi này cũng sẽ làm sai lệch thước đo lãi suất thị trường. Đặc biệt, mức độ cạnh tranh thấp của thị trường tín dụng chính thức cũng hạn chế tính thị trường của việc hình thành lãi suất. Tính chất độc quyền của các NHTM Nhà nước được thể hiện rỗ rệt khi nó được hưởng các lợi thế so sánh về quy mô, về cơ cấu khách hàng và sự hỗ trợ của Ngân hàng Trung ương cũng như của Chính phủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 6: Tỷ lệ tập trung trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam và một số nước trong khu vực

Nước

Thị phần tiền gừi của 5 NH lớn nhất

Tỷ lệ tiền gửi của 5 NH lớn nhất thuộc

sở hữu Nhà nước

Tỷ lệ tiền gửi của 5 NH lớn nhất thuộc sở hữu các NH nước ngoài Việt Nam 76,69% 100% 0% Cam pu chia 67% 16% 71% Indonexia 53,5% 44% 7%

Nam Triều tiên 48% 30% 0%

Malayxia 30% 0% 18%

Philippin 46% 12% 13%

Thái lan 75% 31% 7%

Một phần của tài liệu Tự do hoá lói suất ở VN - Thực trạng và Giải pháp (Trang 36 - 44)