Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Thực trạng ngập lụt tại Hà Nội năm 2008 (Trang 29 - 30)

Là thành phố thủ đô và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, nằm bên cạnh sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường bộ, đường thủy, đường không và đường sắt. Giao thông đường không, ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm 35 km, phía Đông thành phố còn có sân bay Gia Lâm. Từng là sân bay chính của Hà Nội những năm 1970, hiện nay sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ của trực thăng, gồm cả dịch vụ du lịch Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước ở châu Âu. Các bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnh đi khắp quốc gia theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam, quốc lộ 2 đi Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Giang,quốc lộ 3 đi Cao Bằng, Thái Nguyên,quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh, quốc lộ 6 đi Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, quốc lộ 32 đi Phú Thọ... Giao thông đường thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Việt Trì và bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại

Trong nội thành, các con phố của Hà Nội thường xuyên ùn tắc do cơ sở hạ tầng đô thị thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn – đặc biệt là xe máy cùng vơi ý thức chưa tốt của các cư dân thành phố. Trên những đường phố ở Hà Nội, vỉa hè thường bị chiếm dụng khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Trong những năm gần đây, Hà Nội chỉ phát triển thêm 5 đến 10 km đường mỗi năm. Nhiều trục đường của thành phố được thiết kế còn thiếu khoa học, không đồng bộ và hệ thống đèn giao thông ở một vài điểm cũng thiếu hợp lý. Thêm nữa, hiện tượng ngập úng mỗi khi mưa lớn cũng gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Trong khoảng 10 năm gần đây, hệ thống xe buýt là loại hình

phương tiện giao thông công cộng duy nhất của thành phố có phát triển mạnh, nhưng phần đông người dân vẫn sử dụng các phương tiện cá nhân, chủ yếu là xe máy.

Theo quy hoạch giao thông Hà Nội đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt năm 2008, chi phí cho phần phát triển đường bộ lên tới 100.000 tỷ đồng. Ba tuyến đường vành đai, 30 tuyến đường trục chính cùng nhiều tuyến phố sẽ được xây dựng mới hoặc cải tạo lại.

2.3.Tình hình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng ngập lụt tại Hà Nội năm 2008 (Trang 29 - 30)