Nghị quyết 8B xác lập vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam trong công cuộc đổ

Một phần của tài liệu Thực trạng của công tác mặt trận tỉnh Phú Thọ (Trang 30 - 33)

cuộc đổi mới của Đảng(1986-1990)

Vào những năm cuối của thập kỉ 80, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết của Đại hội V Đảng cộng sản Việt nam, nước ta đã giành được một số thành tựu nổi bật nhưng chưa toàn diện. Nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do chưa khắc phục được hết hậu quả của cuộc chiến tranh 30 năm với bè lũ đế quốc Mỹ và tay sai; chế độ quan liêu bao cấp nặng nề ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta tiến hành xây dựng XHCN trên một nền kinh tế có xuất phát điểm thấp , phổ biến là là sản xuất nhỏ và dụa chủ yếu vào ngành nông nghiệp. Cùng lúc đó lại mắc phải sai lầm chủ quan duy ý chí , vi phạm quy luật khách quan : bố trí cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, cơ chế quản lý kinh tế theo hướng tập chung bao cấp , nóng vội trong cải tạo XHCN, chỉ chú trọng

công hữu hóa tư liệu sản xuất. Hậu quả là người lao động bị kìm hãm, sức lao động không phát triển được. Nền kinh tế quốc dân không có dự trữ, khủng hoảng trầm trọng,phải nhập khẩu gạo trong khi nạn thất nghiệp có nguy cơ lan rộng. Đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có một số chủ trương sai lầm trong cải cách giá và cải cách tiền lương làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội và tư tưởng cán bộ công nhân viên.Công tác tư tưởng và tổ chức cán bộ còn nhiều khuyết điểm dẫn đến việc nhận thức và hành động chưa đúng.

Tình hình quốc tế còn nhiều diễn biến phức tạp: xuất hiện sự khủng hoảng cuă phe CNXH dẫn đến sự tan giã của các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô. Hậu quả của cuộc chiến tranh biên giới Tây nam và Bắc còn nặng nề chưa khắc phục xong thì Mỹ và một số nước tư bản tiếp tục bao vây, cấm vận, cô lập Việt Nam với các nước trên thế giới.

Thời kì này Vĩnh Phú cũng nằm chung trong tình trạng khó khăn của cả nước : Kinh tế chậm phát triển ; văn hóa- xã hội nẩy sinh những vấn đề phức tạp ; đời sống nhân dân gặp khó khăn,thiếu ổn định , đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi.

Từ ngày 23 đến ngày 28/10/1986, Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ VI đã quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kì 1986-1990. Về phương hướng, nhiệm vụ của Mặt trận và các đoàn thể trong nhiệm kì, Đại hội nêu rõ “ Mttq và các đoàn thể nhân dân cần tiếp tục đổi mới nội dung phương thức hoạt động cho phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và cơ chế quản lý mới , phù hợp với tâm lý nguyện vọng, lợi ích của từng đối tượng quần chúng. Cần tập chung vào việc nâng cao nhận thức giác ngộ cho quần chúng lao động thâu suốt con đường đi lên CNXH, củng cố lòng tin của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc đổi mới của Đảng. Các đoàn thể phải cùng với các cơ quan nhà nước tìm mọi cách duy trì và phát

triển sản xuất và tạo thêm việc làm và thu nhập cho quần chúng. Trận lũ năm 1986 nhiều địa phương trong tỉnh bị thiệt hại nặng .Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể đã tổ chức nhiều cuộc thăn hỏi động viên cho các gia đình gặp thiên tai ở các xã: Thọ Sơn,An Đạo…

Năm 1987 trong từng ngành nghề lĩch vực: đoàn thể, MTTQ các cấp đã chủ động cùng với các thành viên của MT tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi.

Trong năm 1988 nền kinh tế xã hội tỉnh nhà có nhiều bước tăng trửong so với năm 1987. Gia trị tổng sản lượng của ngành công nghiệp đạt 108,2%, tăng 21,6% so với cùng kì năm 1987; nộp ngân sách nhà nước 1 tỷ 3 triệu , tăng gần 3 lần so với năm 1987; riêng lượng xuất khẩu dạt tới 1 tỷ 944 triệu. Trong nông nghiệp, chỉ tính riêng vụ hè thu , toàn tỉnh reo trồng đạt gần 16 nghìn ha lúa và rau mầu. Vì vậy các hoạt động cua MTTQ và các đoàn thể có chiều sâu tôt hơn.

Những năm này , phong trào quần chúng đấu tranh phòng chống tội phạm đã bắt đầu được Mặt trận TQ các cấp quan tâm phối hợp thực hiện. Cụ thể là đã phối hợp cùng các ngành tư pháp , công an thực hiện có hiệu quả kế hoạch 815 của UBND tỉnh về “phát động quần chúng đấu tranh phòng chống tội phạm, chống tiêu cực, giữ gìn trật tự an toàn xã hội”. Quần chúng trong tỉnh đã đã cung cấp 2327 tin tố giác tội phạm , trong đó có 665 tin có giá trị, làm rõ 142 vụ, thu hồi giá trị hàng trăm triệu đồng. Toàn tỉnh củng cố được 1019 tổ An ninh nhân dân và hoàn thiện 342 nội quy , 42 quy ước bảo vệ.

Năm 1990 đánh dấu bước ngoạt quan trọng về vị trí vai trò của Mặt trận trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam “ Dân giầu,nước mạnh,xã hội công bằng, văn minh” theo định hướng XHCN. Tuy nhiên, trước biến cố chính trị ở các nước Đông Âu, năm 1990 là năm Mặt trận và các tổ chức thành viên đều xác định phải thường xuyên phản ánh với ĐẢNG về tâm

tư nguyện vọng của nhân dân. Nhân dịp kỉ niệm 60 năm thành lập MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/1990) MTTQ tỉnh đã đánh gia cao thành tích của các tầng lớp nhân dân đạt được sau 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và kế hợch 5 năm 1986-1990. Trên lĩch vực kinh tế Mặt trận đã vận động các tầng lớp nhân dân đã ra sức thi đua lao động sản xuất , thực hiện tiết kiệm, đổi mới cơ chế quản lý.Góp phần tháo gỡ khó khăn kinh tế , độnh viên nhân dân phát triển kinh tế gia đình. Trên các lĩch vực kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng,đã động viên sức mạnh của cộng đồng được xây nhiều ngôi nhà tình nghĩa, gửi tiết kiệm, xây dựng và phát triển quỹ Bảo thọ, hòa giải mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.

2.4.2 Phát huy kết quả 5 năm thực hiện đổi mới, tiếp tục động viên nhân dân trong tỉnh ổn địng đời sống,phát triển kinh tế - xã hội trong hoàn cảnh quốc

Một phần của tài liệu Thực trạng của công tác mặt trận tỉnh Phú Thọ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w