III. Giải pháp đối với các doanh nghiệp các hội ngành
1. Nâng cao ý thức của tất cả thành viên trong công ty về thương hiệu
Gốc rễ của khả năng thâm nhập, phát triển và tồn tại của một thương
hiệu là chất lượng hàng hoá và các dịch vụ chăm sóc khách hàng, chất lượng của hàng hoá dịch vụ chịu sự tác động của mọi thành viên trong doanh nghiệp từ người quản lý, công nhân sản xuất, đội ngũ nhân viên bán hàng, các đại lý
phân phối hàng hoá. Vì vậy, để mỗi thành viên đều nhận thức về vai trò của mình đối với sự phát triển của thương hiệu thì môi trường văn hoá doanh
nghiệp là vô cùng quan trọng. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tài lãnh đạo cũng như khả năng dùng người của ban lãnh đạo, có các biện pháp khen
thưởng khích lệ hợp lý, sắp xếp bố trí nhân lực theo yêu cầu công việc-phù hợp với chuyên môn và năng lực của nhân viên, làm cho mỗi thành viên từ
công nhân sản xuất tới những người có học vị cao đều hăng hái làm việc, cống hiến sức lực cho công ty, họ cảm thấy hãnh diện khi thương hiệu của
công ty được nhiều người tiêu dùng biết tới.
Trước hết mỗi công ty phải thực hiện các chương trình tuyên truyền để
công nhân hiểu thế nào là thương hiệu, vai trò của thương hiệu đối với sự phát triển của công ty cũng như đời sống và quyền lợi của mỗi thành viên, để xây dựng được thương hiệu riêng thì cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng và tổng lực của mọi thành viên.
Khi đã ý thức đầy đủ được xây dựng thương hiệu xuất phát từ nhu cầu
phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào, mọi người đều chủ động làm
việc, chủ động sẽ là động lực tốt nhất cho doanh nghiệp tiến tới thành công.
Kết hợp sự năng động và nhạy bén của đội ngũ quản lý đối với thị trường,
mỗi công ty sẽ xây dựng được chiến lược phát triển thương hiệu phù hợp, có
các quyết sách đúng đắn về đầu tư công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư
vào hoạt động marketing đáp ứng yêu cầu phát triển thương hiệu cảu công ty.
Tất nhiên trên con đường phát triển của mỗi doanh nghiệp không thể thiếu được sự đồng hành và hỗ trợ về mặt chính sách, đào tạo, tài chính của nhà
nước.