II. Xây dựng và bảo vệ thương hiệu
3. Bảo vệ thương hiệu
a. Tại sao phải bảo vệ thương hiệu
Nền kinh tế toàn cầu đang tiến tới một sân chơi thống nhất với luật lệ hài hoà và thống nhất. Các hàng rào phi thuế quan và phi thuế quan trong hoạt
động xuất nhập khẩu đang dần bị loại bỏ, hoạt động thương mại quốc tế ngày
rào mậu dịch quốc tế, việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp ngày lại càng được tăng cường cả về mặt pháp lý về quyền thực thi. Tầm quan trọng
của việc bảo hộ thương hiệu hàng hoá càng được đề cao nhằm tạo lập, bảo
đảm và tăng cường tính cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ. Để được bảo hộ
thì không còn cách nào khác các chủ sở hữu phải đăng ký nhãn hiệu và thực
hiện những biện pháp bảo vệ kịp thời.
Về mặt pháp lý như đã đề cập ở phần đầu sở hữu trí tuệ nói riêng và sở
hữu công nghiệp nói chung khác với quyền sở hữu tác giả, nó chỉ xác lập khi
chủ sở hữu nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu với cơ quan sở hữu công nghiệp
quốc gia và được chấp nhận. Khi được chấp nhận bảo hộ, chủ sở hữu sẽ được
cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu, văn bằng này xác nhận quyền sở hữu của
chủ nhãn hiệu hàng hoá. Vì vậy chủ sở hữu thương hiệu có quyền kiện tụng, đòi bồi thường khi phát hiện có hàng hoá giả mạo thương hiệu mà mình sở
hữu. Tương tự như vậy, nếu một người nào đó sử dụng nhãn hiệu không đăng
ký thì theo lý thuyết bất kỳ lúc nào cũng có thể bị kiện với tội danh vi phạm
bản quyền thương hiệu, tất nhiên việc không hay chưa đăng ký sẽ không đồng
nghĩa với việc bị kết luận là ăn cắp thương hiệu của người khác. Nhưng việc
theo đuổi kiện tụng luôn kèm theo những phiền hà về mặt thời gian và tiền
bạc, ngoài ra còn ảnh hưởng tới uy tín của công ty, gây cản trở cho việc đưa
mặt hàng vào các thị trường mới và có không loại bỏ trường hợp hàng hoá
của công ty sẽ không được phép sử dụng thương hiệu vốn có. Chi phí đăng ký
thương hiệu chỉ khoảng vài trăm đôla Mỹ, nhưng nếu phải theo đuổi các vụ
kiện về tranh giành nhãn hiệu ít ra cũng gấp vài chục lần mà chưa chắc có
nắm được phần thắng hay không.
Bên cạnh đó quyền sở hữu thương hiệu còn có một giới hạn nữa là hiệu
lực bảo hộ một thương hiệu không phải là ở khắp mọi nơi mà bị giới hạn về
không gian, có nghĩa là thương hiệu đó chỉ có hiệu lực bảo hộ ở những quốc
gia mà nhãn hiệu đó đã được chấp nhận đăng ký. Vì vậy, để được bảo hộ thương hiệu tại thị trường các nước mà công ty quan tâm, thủ tục đăng ký
nhãn hiệu có thể phải thực hiện nhiều lần nếu hàng hoá của công ty muốn
xâm nhập thị trường của các nước đó.
Xét trên các khía cạnh phi luật pháp thì việc đăng ký thương hiệu còn có vai trò rất quan trọng không chỉ riêng đối với mình doanh nghiệp sử dụng thương hiệu đó mà cả đối với người tiêu dùng và còn có ý nghĩa về mặt xã hội. Với những giá trị to lớn mà thương hiệu đem lại, người ta có thể sẵn sàng xâm phạm quyền sở hữu thương hiệu để đạt được lợi nhuận nhanh chóng và bằng cách rẻ nhất. Thương hiệu có uy tín đồng nghĩa với việc mặt hàng đó được mọi người yêu thích và sẵn sàng trả tiền để được tiêu dùng nó. Vì vậy,
các hàng hoá có nhãn hiệu nổi tiếng luôn bị đe doạ bởi những hàng hoá làm giả, bắt trước hoặc nhái theo thương hiệu của mình. Với tập quán tiêu dùng dựa vào nhãn hiệu để lựa chọn hàng hoá như hiện nay thì người tiêu dùng sẽ
mua nhầm phải hàng giả thương hiệu, chất lượng thấp kém hơn, trong nhiều trường hợp còn hoàn toàn không có chức năng sử dụng. Điều này có ảnh hưởng rất xấu tới tâm lý và sức khoẻ của người tiêu dùng, không hiếm trường
hợp đã gây ra hậu quả nghiêm trọng liên quan tới tính mạng. Như vậy, người
tiêu dùng sẽ mất lòng tin với hàng hoá của doanh nghiệp, hàng hoá không thể
tiêu thụ được, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị trì trệ, ngoài ra còn có thể phải đối mặt với các vụ kiện mà hậu quả của nó không phải do mình gây ra. Một công ty bị mất uy tín thì nguy cơ bị phá sản sẽ rất lớn, điều này
đồng nghĩa với việc nhân viên của công ty sẽ bị thất nghiệp.
Rõ ràng, việc xâm phạm quyền sở hữu thương hiệu sẽ làm triệt tiêu sức
sản xuất trong xã hội, người tiêu dùng từ chối mua hàng vì mất lòng tin,
người sản xuất không thể tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất hàng hoá mang
nhãn hiệu của mình.
Mặc dù vậy thì việc đăng ký thương hiệu không thể là điều kiện đủ để
quyền sở hữu thương hiệu sẽ hoàn toàn không bị xâm phạm. Muốn bảo vệ thương hiệu của mình, ngoài việc đăng ký các công ty cần kết hợp với các
dịch vụ chăm sóc khách hàng, thiết kế thương hiệu độc đáo là cách hiệu quả
nhất để bảo vệ thương hiệu, thường xuyên theo dõi và bám sát thị trường để
có thể phát hiện kịp thời các hàng hoá ăn cắp thương hiệu, thực hiện các chương trình hoạt động để nâng cao khả năng nhận biết của khách hàng về
thương hiệu hàng hoá của công ty…