P k k k k k k g
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác định giá:
Công tác định giá như đã thấy ở trên phụ thuộc nhiều vào các yếu tố ước tính, vì thế kết quả thu được mang nhiều tính chủ quan. Do đó, yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới công tác định giá là năng lực của người làm công tác định giá. Việc đưa ra những phán đoán chính xác, có giá trị thực tế và sát với tình hình hiện tại của doanh nghiệp sẽ đưa ra một kết quả tốt nhất, một giá trị gần với giá trị thực của công ty nhất để từ đó đưa ra những quyết định chính xác trong việc đầu tư.
Đối với mỗi đối tượng sử dụng khác nhau thì công tác định giá mang một ý nghĩa khác. Khi yêu cầu về định giá chỉ mang tính tham khảo thì giá trị thu được mang ý nghĩa gần bằng nhiều hơn là định giá mang tính chất xác định cụ thể, chính xác. Nếu nhà đầu tư định giá doanh nghiệp nhằm tìm một mức giá tham chiếu cho cổ phiếu của doanh nghiệp đó thì công tác định giá chắc chắn sẽ không được tiến hành chi ly như việc định giá nhằm mục đích xem xét lại giá trị doanh nghiệp của chủ sở hữu hoặc mục đích tiến hành M&A. Vậy, yếu tố thứ
hai ảnh hưởng đến công tác định giá là mục đích của công tác định giá.
Thứ ba, việc thu thập thông tin phục vụ cho công tác định giá cũng ảnh
hưởng đến giá trị doanh nghiệp xác định được. Với các thông tin sát với tình hình thực tế của công ty, sát với thị trường thì giá trị doanh nghiệp càng phản ánh đúng thực tế. Nếu thông tin thu được đáng tin cậy thì giá trị của doanh nghiệp cũng tin cậy hơn.
Chính sách phát triển của công ty cũng ảnh hưởng đến giá trị của nó khi được định giá, nhất là trong trường hợp định giá theo phương pháp chiết khấu
luồng tiền. Khi xác định các giai đoạn phát triển của công ty, xác định luồng cổ tức, … phụ thuộc vào chính sách phát triển của chính công ty đó.
Cuối cùng, phương pháp định giá được lựa chọn cũng là yếu tố ảnh hưởng
tới giá trị doanh nghiệp xác định được. Nếu sử dụng các phương pháp định giá không phù hợp, giá trị công ty sẽ bị định giá quá cao hoặc quá thấp. Để hạn chế tối đa sai số này chúng ta cần có những điều chỉnh hợp lý cho các quá trình định giá cho từng trường hợp cụ thể, đối với từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất với các giả định điều chỉnh cần xem xét riêng. Bởi vì, định giá vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật nên rất khó có thể tính toán được giá trị chính xác bằng một phương pháp cụ thể nào đó. Chính vì vậy mục đích của chúng ta là đi tìm một giá trị tham chiếu có căn cứ khoa học để xác định giá trị tương đối của công ty, sau đó tùy các điều kiện của từng công ty mà có những điều chỉnh tăng hay giảm giá trị đã được định giá, lúc này tính khoa học của công tác định giá không còn mà thay vào đó là nghệ thuật thương thuyết của hai bên trong việc đạt được một giá trị hợp lý có lợi nhất cho mục đích của mình. Để tìm được một giá trị hợp lý tương đối thì nên sử dụng hết tất cả các phương pháp khoa học đã được các nhà kinh tế nghiên cứu và được mọi người chấp nhận để tính toán giá trị riêng lẻ theo từng phương pháp, có thể các kết quả này khác nhau một ít, hoặc hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên đó không phải là vấn đề miễn là các kết quả đều được tính toán chính xác trên cơ sở các giả định hợp lý đã đề ra cho từng phương pháp cụ thể. Sau đó, thường là dùng bình quân gia quyền để xác định giá bình quân của doanh nghiệp.