GTKS = GTCTTN −GTCTHT
2.2.3 Ước lượng các biến số đầu vào dùng trong quá trình định giá:
Xác định chi phí vốn:
- Chi phí vốn chủ:
Có thể xác định chi phí vốn chủ theo các phương pháp sau: + Phương pháp CAPM.
+ Phương pháp APM. + Mô hình đa nhân tố.
Mô hình được sử dụng nhiều nhất là mô hình CAPM, chi phí vốn chủ được xác định như sau: ( ) s RF RM RF i K = K + K − K ×β Trong đó: Ks: chi phí vốn chủ sở hữu.
KRF: Lợi tức của tài sản không có rủi ro, thường là mức lãi suất của trái phiếu Chính phủ kì hạn 5 năm được phát hành tại thời điểm xác định Ks.
KRM: Lợi tức mong đợi trung bình của thị trường.
βi: hệ số β của doanh nghiệp đang xem xét. - Chi phí vốn bình quân gia quyền:
WACC được tính theo công thức sau:
WACC ke D kd D (1 t)
E D E D
= × + × × −
+ +
E và D là vốn chủ sở hữu và số nợ của doanh nghiệp.
Xác định tốc độ tăng trưởng g:
Người ta thường sử dụng tốc độ tăng trưởng duy trì trong quá khứ để ước lượng g:
(1 )
g = − ×b ROE
b: Tỉ lệ chi trả cổ tức.
b được tính dựa theo mức trả cổ tức trung bình của ngành trong dài hạn, thông thường giá trị của b dao động từ 40% - 70%.
ROE :tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Tỉ lệ này có thể được tính trên cơ sở dựa vào số liệu trung bình quá khứ hoặc ROE trung bình các công ty cùng ngành.
Ước lượng một số chỉ tiêu tài chính:
Việc dự báo tình hình tài chính của công ty trong thời gian ngắn khoảng từ 3 – 5 năm là hình dung về hiệu quả hoạt động của công ty. Từ số liệu của các chỉ số này mà dự báo dòng tiền của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu cần dự doán gồm: Doanh thu, Lợi nhuận và Cổ tức.
- Doanh thu: được ước lượng theo kế hoạch kinh doanh, mức tăng trưởng doanh thu bình quân nhờ ước lượng trung bình trong quá khứ hoặc ước lượng theo thị phần và giá bán sản phẩm.
- Lợi nhuận: ước lượng theo tỉ lệ lợi nhuận biên là tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu trung bình được ước lượng.
- Cổ tức: Giá trị này cần ước lượng theo chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp từng giai đoạn.