Cơ sở đề xuất giải pháp.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu ba xã nghèo điển hình của Hà Nội ( Hà Tây cũ ) là Kim Quan, Cẩm Yên, Đại Đồng (Trang 38 - 41)

Để đề xuất các giải pháp của một vấn đề mang tính chất quản lý, theo em cơ sở của vấn đề ta nên đi từ lý luận đến thực tiễn.

Các giải pháp quản lý môi trường trước tiên cần phải đảm bảo:

- Bảo đảm tính hệ thống: trên cơ sở thu thập tổng hợp và xử lý thông tin về trạng thái hoạt dộng của đối tượng quản lý đưa ra những quyết định quản lý phù hợp, thúc đẩy các phần tử cấu thành hoạt động đều đặn, cân đối, hài hòa hướng tới mục tiêu đã định.

- Bảo đảm tính tổng hợp: cần phải dựa trên cơ sở tác động tổng hợp của hoạt động phát triển lên đối tượng quản lý. Các hoạt động phát triển thường diễn ra với dưới nhiều hình thái rất đa dạng ( hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu thụ, hoạt động thương mại, hoạt động dịch vụ, hoạt động đầu tư, sinh hoạt vật chất và tinh thần của các cộng đồng…). Trong khi hoạt định chính sách và chiến lược môi trường, trong việc điều ra các quyết định quản lý môi trường, cần phải tính đến các tác động và hậu quả của chúng.

năng lượng và thông tin “chảy” liên tục trong không gian và thời gian. Từ đó phài nâng cao năng lực dự đoán và xử lý tổng hợp cũng như bản lĩnh của quản lý vĩ mô của Nhà nước.

- Bảo đảm tính dân chủ: đây là một đặc tính cơ bản của của quản lý kinh tế và quản lý xã hội. Quản lý môi trường được thực hiện nhiểu cấp khác nhau. Do đó cần bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ và tối giữa tập trung và dân chủ trong quản lý môi trường.

- Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ: quản lý các thành phần môi trường như không khí đất, nước, sông hồ, biển sinh vật các hệ sinh thái các khu dân cư, khu sản xuất khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên,danh lam thắng cảnh. Nếu không kết hợp quản lý các ngành theo thì sẽ giảm hiệu lực của hiệu quả quản lý môi trường và tại nguyên thiên nhiên tiếp tục bị khai thác sử dụng không hợp lý và lãng phí, môi trường tiếp tục bị suy thoái.

- Kết hợp hài hòa các lợi ích: quản lý môi trường trước hết là quản lý các hoạt động phát triển do con người vì mục đích phát triển bền vững. Con người dù là cá nhân tập thể hay hay cộng đồng đều có những lợi ích, những nguyện vọng và những nhu cầu phát triển nhất địn. Do đó một trong những nhiệm vụ của quản lý môi trường là phải chú ý đến lợi ích của con người để khuyến khích có hiệu quả hành vi thái độ ứng xử phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường của họ.

Trên đây là cơ sở đề đề xuất những giải pháp mang tính chất lý thuyết, hơn nữa xét từ thực tiễn của ba xã nghèo như ở chương 2.

Hiện tượng ô nhiễm môi trường như trên là do ý thức của người dân và năng lực điều hành của chính quyền xã đối với việc hướng dẫn, truyên truyền các quy định về bảo vệ môi trường có nhiều bất cập và hạn chế, thiếu các quy định cụ thể về công tác bảo vệ môi trường.

Công tác vệ sinh môi trường thu gom rác thải vẫn được duy trì nhưng chưa được rộng khắp. Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường trên thông tin đại chúng số giờ phát thanh còn ít, tin bài chưa phong phú, nên chưa kịp thời phục vụ các nhiệm vụ bảo vệ môi trường của địa phương.

Tại các cụm, điểm công nghiệp san lấp, xây dựng, xe cơ giới lưu thông trên đường...tạo ra nhiều khói bụi làm cho không khí bị ô nhiễm. Các đơn vị thi công đã có áp dụng các biện pháp hạn chế ảnh hưởng đến môi trường (che kín xe chở dất, cát, phun nước rửa và làm ướt đường…) nhưng lượng đất rơi vải trên dường còn nhiều và là nguồn gây bụi khi xe khác chạy qua.

Trong sản xuất trồng trọt, người nông dân còn sử dụng nhiều thuốc trừ sâu bệnh và các chế phẩm hoá học cũng gây tác động không nhỏ đến môi trường.

Quy hoạch khu xử lý rác sử dụng chưa hợp lý, việc phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ như: Sản xuất đồ mộc, sản xuất gạch, ngói, mây tre giang…là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường do những hành vi vứt rác thải bừa bãi trong khu dân cư, khu chợ; vỏ chai, túi đựng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn lan ...Ý thức của nhân dân về bảo vệ môi trường chưa cao, hiện tượng đổ rác, xả rác dọc quốc lộ 6 và hệ thống kênh mương, các hồ ao và khu chợ diễn ra thường xuyên ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, làm ô nhiễm nguồn nước. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do ý thức của người dân và năng lực điều hành của chính quyền xã đối với việc hướng dẫn, truyên truyền các quy định về bảo vệ môi trường có nhiều bất cập và hạn chế đối với công tác bảo vệ môi trường

Để từng bước nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong xã hội, các tổ chức, cá nhân coi sự nghiệp bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn

Một là, Sớm nghiên cứu xây dựng và thực hiện Quy chế bảo vệ môi trường cấp xã nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của địa phương, trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phù hợp với pháp luật về môi trường. Thiết lập các cơ chế đảm bảo sự tham gia của cộng đồng nghèo trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách, luật pháp và các quy định về môi trường trên địa bàn của xã.

Hai là, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường trên thông tin đại chúng để nâng cao ý thức tự giác của nhân dân về công tác bảo vệ môi trường, nhằm tạo điều kiện cho người dân tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và nâng cao năng lực giám sát, thực thi pháp luật của chính quyền địa phương.

Ba là, Xây dựng và ban hành và thực thi các chính sách, công cụ kinh tế trong lĩnh vực bảo môi trường để thu hút vốn đầu tư, xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, phát triển dịch vụ môi trường thông qua các quy định cấp xã.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu ba xã nghèo điển hình của Hà Nội ( Hà Tây cũ ) là Kim Quan, Cẩm Yên, Đại Đồng (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w