- Thiếu nguồn nước: nhiều vùng chất lượng nước kém hay thiếu nước sinh hoạt. Khu vực kinh tế khó khăn của tỉnh, người dân không có điều kiện trả tiền nước.
- Số lượng làng nghề nhiều, tạo nhiều việc làm, thu nhập cao. Tuy nhiên ô nhiễm ở làng nghề là nhức nhối. Số tiền thu được từ hoạt động kinh tế không đủ để chi trả để đảm bảo sức khỏe lao động, làm sạch môi trường sau này. Vấn đề nhận thức về môi trường của dân nghèo là một chuyện và hơn thế nữa diện tich chật hẹp cho nên họ cũng khó cỏ thề sử dụng và thực hiện một phần nhận thức nhỏ bé nếu có đó để bảo vệ môi trường.
- Người nông dân mất rất nhiều đất là tư liệu SX chủ yếu của người dân.
3.3.3Các chỉ tiêu thể hiện mối liên hệ nghèo đói – môi trường
Ngoài ra ta cũng nên bắt đầu để ý hơn đến những chỉ số sau. - Tỷ lệ người nghèo mất đất được giải quyết việc làm - Tỷ lệ số hộ nghèo được đảm bảo có nước hợp vệ sinh - Diện tích đất sản xuất/số lao động trực tiếp của hộ nghèo - Tỷ lệ số hộ nghèo được thu gom rác thải.
- Tỷ lệ số hộ nghèo được quan tâm giải quyết việc làm - Tỷ lệ hộ nông dân nghèo sống trong vùng đất bạc màu.
- Tỷ lệ các xã vùng đệm nghèo về cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, chợ, nước sạch)
- Tỷ lệ hộ nghèo vùng đất dốc trượt lở mất 20% sản nghiệp trở lên do trượt lở đất trong 5 năm
- Tỷ lệ lao động có kỹ thuật ( được đào tạo ) trong vùng nghèo do môi trường của tỉnh.
KẾT LUẬN
Từ lý luận cho đến thực tiễn đề tài của em được tìm hiểu và nghiên cứu trên ba xã nghèo điển hình của Hà Nội và Hà Tây cũ. Với địa hình điển hình của những làng quê với đời sống phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và cũng hòa vào trong bước tiến của xã hội là CNH-HĐH tuy nhiên từ nghèo đói cho đến môi trường lại là những vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay, làm sao để bảo vệ môi trường mà vẫn có thể thúc đầy nghèo kinh tế, đó chính là mục tiêu của các nhà quản lý hiện nay.
Tuy nhiên chuyên để của em cũng mới chỉ phản ánh một phần nhỏ của hiện thực đời sống của người dân nghèo ở Hà Nội nói riêng và của những tình nghèo khác nói riêng, một hiện thực và thách thức có thể mở ra là làm sao để cải thiện tình trạng môi trường đang ở mức báo động như hiện nay.
Tháng 8/2008 tỉnh Hà Tây được sát nhập vào Thủ đô Hà Nội theo quyết định của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thành Thủ đô Hà Nội mở
khăn. Liên quan tới các vấn đề đói nghèo và môi trường, bên cạnh thuận lợi (như nguồn cho phát triển của Hà Nội (cũ) lớn có thể được huy động cho giải quyết các vấn đề nghèo đói và môi trường trên địa bàn Hà Tây (cũ), sự phối hợp trong lập kế hoạch phát triển thuận lợi hơn, ...) có những vấn đề đặt ra như sau:
- Mức sống và kèm theo đó là chuẩn nghèo của Hà Nội (cũ) và Hà Tây (cũ) khác nhau và do vậy sẽ tác động tới việc xác định các mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch cho giai đoạn kế hoạch sau sát nhập.Hiện tại (2008), chuẩn nghèo đang áp dụng với Hà Nội (cũ) là 350.000 đ/ người/tháng đối với khu vực thành thị và 270.000 đ/người/tháng với khu vực nông thôn. Chuẩn nghèo của Hà Tây (cũ) theo mức chung của cả nước tương ứng là mức 260.000 đ/người/tháng và 200.000 đ/ người/tháng. Sau sát nhập, Hà Nội đang đề nghị Chính phủ cho áp dụng chuẩn nghèo mới là 500.000 đ/người/tháng đối với khu vực thành thị và 330.000 đ/người/tháng với khu vực nông thôn, nghĩa là so mới chuẩn nghèo cũ của Hà Tây thì chuẩn nghèo mới sẽ tăng gần gấp đôi (1,92 lần) đối với khu vực đô thị và 1,65 lần đối với khu vực nông thôn. Việc nâng chuẩn nghèo lên cao như vậy cũng đồng nghĩa với không chỉ tỷ lệ nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ) sẽ tăng lên nhiều mà còn ảnh hưởng tới các mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch về giảm nghèo.
- Trong đội hình Thủ đô mở rộng, tất yếu quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá trên địa bàn Hà Tây (cũ) cũng sẽ được đẩy nhanh hơn và mạnh mẽ hơn và đi liền với tất yếu này sẽ là sự mở rộng nhanh hơn và mạnh mẽ hơn diện tích đất dành cho các quá trình đó. Điều này, về phần mình, tất yếu cũng sẽ có tác động tiêu cực tới cuộc sống và sinh kế của người nông dân, trong đó mạnh mẽ và trực tiếp hơn cả
là bộ phận nông dân có thu nhập thấp, gần với ngưỡng nghèo. Thực trạng này làm tăng nguy cơ bổ sung số hộ nông dân vào diện nghèo1. - Hà Tây vốn nổi tiếng là nơi tập trung nhiều làng nghề thủ công,
trong đó có nhiều làng nghề chế biến (lương thực, thực phẩm) và tái chế chất thải (giấy, nhựa, kim loại, …). Các hoạt động này được khuyến khích phát triển và được thể hiện trong các quy hoạch và kế hoạch phát triển của tỉnh Hà Tây (cũ) và sự khuyến khích phát triển này đã là một định hướng và giải pháp quan trọng trong quy hoạch và kế hoạch phát triển của tỉnh Hà Tây (cũ) trong giảm nghèo, nhưng đồng thời cùng là một tác nhân/nguyên nhân làm gia tăng các vấn đề về môi trường, nhất là về môi trường nước. Trong quy hoạch, kế hoạch phát triển của Hà Nội mới, định hướng và giải pháp này vẫn sẽ tiếp tục được coi trọng, nhưng mức độ và quy mô có thể sẽ không như trước đây do những tác động của tính chất của một Thủ đô và yêu cầu cao hơn về bảo vệ môi trường.
- Mối liên hệ nghèo đói – môi trường ở Hà Nội và Hà Tây trước khi sát nhập (trước tháng 8/2008) có những khác nhau (do tính chất của một đô thị đặc biệt (Hà Nội) và của một tỉnh (Hà Tây). Sau sát nhập, “mẫu số” chung cho mối liên hệ này cũng là một vấn đề đặt ra đối với việc lồng ghép mối liên hệ này trong kế hoạch phát triển mới của Hà Nội mới. Điều này cũng đặt ra nhiều câu hỏi để thảo luận và đặc biệt ở những xã nghèo như Kim Quan , Cẩm Yên, Đại Đồng. Những kiến nghị từ phía những cuộc hội thảo ví dụ như “ chúng tôi có thể có muốn bảo vệ môi trường nhưng chưa có kinh phí”, “ xin hãy hỗ trợ cho chúng tôi những cơ sở vật chất để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường”…có thể sau khi sát nhập vào Hà Nội bước đầu sẽ có những sự vênh nhau trong các chỉ số tuy nhiên cần hướng đến những mục đích tốt đẹp và lâu dài từ phía điều chỉnh của
chính quyền chính sách, giá đất, mức hỗ trợ cho đào tạo nghề cho nông dân ở những khu vực chuyển dổi mục đích sử dụng đất,
Điều này cũng được thể hiện trong một số ý kiến thảo luận tại Hội thảo tập huấn trong khuôn khổ Dự án Đói nghèo và Môi trường tổ chức tại Khoang Xanh, Hà Tây (cũ) ngày 23-24/10/2008 cũng đề cập nhiều tới thực tế này. Chính quyền Hà Nội mới đang cố gắng nỗ lực rà soát lại các cơ chế chính sách của các địa phương cũ, trong đó có các quy định liên quan tới người nghèo và tài nguyên - môi trường để khắc phục những “vênh nhau” trong các quy định cụ thể, như giá đất, mức trợ cấp hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Cũng giống như thực tế lập kế hoạch phát triển ở nhiều địa phương khác, các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trung hạn và hàng năm của tỉnh Hà Tây (cũ) được yêu cầu chú ý tới các mục tiêu xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Tuy vậy, ở Hà Tây yêu cầu này được thực hiện trên thực tế cũng còn ít và mới tập trung nhiều hơn vào nội dung xoá đói giảm nghèo so với nội dung về tài nguyên và môi trường. Mối liên kết giữa nghèo đói – môi trường được thể hiện trong kế hoạch cấp địa phương lại càng ít và yếu hơn.
Quản lý môi trường hiện nay là vấn đề không chỉ của các ngành các nhà lãnh đạo mà phải đi vào ý thức của từng người dân. Bài chuyên đề nhỏ của em một phần chỉ ra thực trạng và những thách thức hiện thởi của các làng quê giữa kinh tế và môi trường. Một mặt nên thúc đầy các nhà quản lý có những phương pháp quản lý hữu hiệu đưa ra những biện pháp kịp thời và phù hợp với đời sống của người từng địa phương, một mặt nữa đóng một vai trò quan trọng là ý thức của cộng đồng và người dân. Theo những ý kiến thăm dò và những hội tho đã diễn ra em nhận thấy hầu hết nhân dân có thể nhận thức đây họ có thể nhận thức được thế nào là ô nhiễm thế nào là hiểm họa môi trường và họ có ý thức để bảo vệ tuy nhiên vấn đề quyết định lại là họ không
chỉ cần hỗ trỡ những phương tiện hay những trang thiết bị rất nhỏ để có thể giúp đỡ mình hòan thành nhiệm vụ cũng như trách nhiệm bảo vệ môi trường hiện nay. Đó cung là một phần lớn nhờ cơ quan chính quyền quản lý và tuyên truyền và hướng dẫn đến từng gia đình từng hộ dân. Dù công việc ban đầu họ làm chỉ đơn thuần là thu góp phế thải vào đúng nơi quy định, và có thể trong những bước quản lý đổi mới của chính quyền ví dụ qua quản lý môi trường và có biện pháp phát triển kinh tế thì công tác bảo vệ môi trường sẽ ngày càng nâng cao hơn.
Tóm lại:
Nguyên nhân chính là công tác bảo vệ môi trường chưa được chú trọng đúng mức, thậm chí các biện pháp, giải pháp đúng đắn, có tính cấp bách chưa được triển khai. Một trong những biện pháp cấp bách thể hiện trong Quyết
định 64/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường có hiệu lực thi hành từ hơn một "nhiệm kỳ" đã qua, đến nay cũng chỉ mới có 80% cơ sở được nêu tên đích danh thực hiện.
Hiện tại, các xã đang phải đối mặt với thực trạng ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng bao gồm môi trường không khí, môi trường nước, chất thải rắn và chất thải nguy hiểm. Môi trường không khí bị ô nhiễm vì bụi, tiếng ồn và khí thải gây ra nhiều nhất là khu vực thị trấn …tại các khu, cụm, điểm công nghiệp đang trong giai đoạn san lấp, xây dựng kết cấu hạ tầng, các làng nghề sản xuất cơ kim khí, dệt nhuộm, các làng nghề chế biến nông sản, chế biến xương, sừng, da trâu bò.
Nguồn nước ngầm có nhiều chỉ tiêu hoá lý vượt tiêu chuẩn; tình hình ô nhiễm nước ngầm do nồng độ asen quá cao dẫn đến làng ung thư đang ở mức báo động.
Về chất thải rắn, chất thải nguy hại, khối lượng phát sinh hàng ngày hiện ở mức 1.244 tấn/ngày, trong đó lượng rác thải bệnh viện phát sinh lên tới gần 5.000 kg/ngày.
Theo đánh giá chung, thực trạng ô nhiễm môi trường ở các xã trên địa bàn đang ở mức báo động nhưng nhiều cấp uỷ, chính quyền chỉ đạo khắc phục chưa toàn diện, thiếu đồng bộ và chưa thường xuyên. Nhận thức về bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, nhân dân và doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chưa đồng đều dẫn đến việc thực hiện chưa triệt để. Nhiều DN chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường. Công tác đánh giá tác động về môi trường còn chung chung, chưa ghi rõ công nghệ xử lý trong thủ tục đầu tư để xét duyệt các dự án đầu tư, dẫn đến việc thực hiện thiếu nghiêm túc. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường ở các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề chưa thường xuyên, thiếu nghiêm túc.
Cùng chung với tình hình là không có hệ thống quan trắc môi trường nên công tác quan trắc chất lượng môi trường chưa đảm bảo tính định kỳ, chủ động. Công tác quy hoạch môi trường cấp huyện, thành phố chậm triển khai.
Công tác bảo vệ môi trường chưa được chú trọng đúng mức đã làm cho việc triển khai các dự án trọng điểm về xử lý chất thải rắn, dự án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn triển khai rất chậm.
Bên cạnh nguyên nhân yếu kém trong công tác quản lý bảo vệ môi trường mà báo đã nêu thì nguyên nhân chính của tình trạng này là ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường sống còn quá kém. Chính từ ý thức kém nên việc tùy tiện vứt rác thải ra đường phố, xuống lòng sông, lấn chiếm sông rạch thu hẹp dòng chảy vẫn còn phổ biến.
Các công ty vẫn tùy tiện thải bỏ các chất thải công nghiệp độc hại chưa được xử lý ra môi trường tự nhiên. Các loại khói bụi từ xe cộ, từ các cơ sở sản xuất vẫn từng ngày từng giờ thải vào môi trường.
Hậu quả do môi trường ô nhiễm là hết sức lớn. Những khu vực đất bị sạt lở, những xóm ung thư, bệnh dịch và gần đây nhất là tình trạng ngập úng của thành phố sau mưa, trong những đợt triều cường... là những minh chứng cụ thể cho những hậu quả mà xã hội, cộng đồng phải gánh chịu.
Để khắc phục hậu quả đó đòi hỏi một thời gian lâu dài, tốn kém rất nhiều công sức và tiền của. Thế nhưng sự thiếu ý thức vẫn liên tục tiếp diễn và môi trường vẫn tiếp tục bị xâm hại. Dường như chúng ta chỉ thấy được sự tiện lợi trước mắt như giảm bớt chi phí sản xuất khi bỏ qua việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải, hạn chế chi phí thu gom rác cho gia đình... mà quên đi những hậu quả thiệt hại lớn của cộng đồng, trong đó có chính chúng ta, phải gánh chịu do hành vi vô ý thức của mình.
Vì vậy việc bảo vệ môi trường phải xuất phát từ xây dựng ý thức của mỗi người. Để từng người dân, từng doanh nghiệp có ý thức và thực sự có trách nhiệm trong bảo vệ môi trường thì không chỉ đơn giản bằng biện pháp
tuyên truyền, giáo dục. Cần có những chế tài thật nghiêm khắc xử lý kiên quyết đối với hành vi thiếu ý thức gây ô nhiễm môi trường.Đã có những quốc gia mà hình phạt đối với người thiếu ý thức xả rác bừa bãi là bị đánh bằng roi tại nơi xả rác. Đây là hình thức xử lý có ảnh hưởng đến uy tín danh dự của người bị xử phạt, tuy nhiên điều đó là cần thiết để xây dựng ý thức bảo vệ môi trường và nếp sống văn minh
Ô nhiễm môi trường ở nước ta thực sự đang là một vấn đề đáng báo động. Do đó, có lẽ chúng ta cũng cần phải có những chế tài tương tự để bảo vệ môi trường. Bởi nếu ngay từ hôm nay chúng ta không kiên quyết và có những biện pháp mạnh mẽ, hữu hiệu để bảo vệ môi trường sống thì mười năm tiếp theo tình trạng sẽ ra sao? Hãy bảo vệ môi trường khi còn chưa muộn.