Quy trình thẩm định được quy định thống nhất từ Trung ương cho tới các Chi nhánh của Ngân hàng tại các tỉnh thành phố. Mẫu báo cáo thẩm định được xây dựng tuy đã tạo ra những thuận lợi nhất định cho công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng, nhưng vẫn chưa có sự linh hoạt trong cách xây dựng, vẫn còn có những hạn chế cần phải khắc phục.
* Thẩm định dòng vào và dòng ra còn chưa sát với thực tế
Khi tính toán doanh thu và chi phí, ngân hàng thường dựa vào mức công suất dự kiến và giá bán dự kiến. Trong các dự án, ngân hàng thường căn cứ trên công suất thiết kế sau khi tham khảo tình hình tiêu thụ của các sản phẩm cùng loại, định hướng phát triển của ngành, dự báo nhu cầu thị trường, ngân hàng đưa ra mức công suất có thể huy động được, từ đó tính ra khối lượng tiêu thụ trong năm của dự án. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là việc dự tính như vậy mức độ chính xác và phù hợp với thực tế của các dự đoán là như thế nào, có quá chủ quan khi đánh giá hay không?
Có thể khẳng định là việc dự tính như thế là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết phải dự tính, nhưng thực tế cho thấy tuy các cán bộ thẩm định đã có những cố
gắng trong việc tìm kiếm thông tin nhưng nhiều khi các dự tính của họ chỉ dựa trên cảm tính, nên tính chính xác là không cao. Hơn nữa, tại các chi nhánh, việc xác định doanh thu tiêu thụ chỉ dựa trên quá trình xem xét liệu sản phẩm của dự án có được thị trường chấp nhận hay không mà thôi.
Ngoài ra, do việc tính toán doanh thu và chi phí dựa rất nhiều vào dự tính về công suất huy động được nên đối với nhiều dự án ngân hàng dự tính không chính xác mức huy động công suất thiết kế dẫn tới sự không chính xác về các mức doanh thu và chi phí do đó các tính toán có sự khác biệt với thực tế. Mặt khác, khi thẩm định giá bán còn chưa tính đến một cách thích đáng tác động các nhân tố ảnh hưởng.
* Độ chính xác của luồng tiền chưa được đảm bảo.
Tính toán chính xác luồng tiền là công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi vì thông qua luồng tiền ta có thể tính toán được các chỉ tiêu tài chính quan trọng khác phản ánh được hiệu quả tài chính của dự án. Tuy nhiên, như ở các phần trên đã đề cập việc dự tính không chính xác giá bán sản phẩm, doanh thu và chi phí dẫn tới luồng tiền được xác định không chính xác. Ngoài ra, trong việc tính toán luồng tiền cũng còn một số vấn đề cần phải được cải thiện.
Giá trị thanh lý tài sản cố định tại năm cuối của dự án làm tăng dòng tiền của dự án. Nhưng, trong một số dự án khoản này không được tính đến hoặc không tuân thủ quy tắc giá trị thời gian của tiền. Ví dụ, khi dự tính giá bán thanh lí tài sản cố định theo giá sắt vụn với mức giá ở thời điểm hiện tại nhưng khi tính luồng tiền lại được đưa vào để tính tại thời điểm năm cuối của dự án.
* Các chỉ tiêu tài chính chưa được tính một cách chính xác.
Hiện nay, trong khi tính toán các chỉ tiêu tài chính để xác định hiệu quả tài chính của dự án, ngân hàng chưa xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu
tiêu chuẩn đối với từng ngành nghề với mục đích dùng các chỉ tiêu đó để so sánh tính hiệu quả và an toàn tài chính của dự án.
Khi sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá một dự án, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã rất chú trọng đến giá trị thời gian của tiền, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án hiện đại được sử dụng để đánh giá như NPV, IRR. Nhưng trong các chỉ tiêu như thời gian hoàn vốn đầu tư lại được tính một cách đơn giản, không coi trọng giá trị thời gian của tiền.
Ví dụ như trong cách tính chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn
Như đã đề cập trong phần quy trình thẩm định tài chính dự án, chỉ tiêu thu hồi vốn được xác định như sau:
Thời gian hoàn vốn đầu tư
được xác định =
Tổng số vốn đầu tư của dự án
Σ Nguồn trả nợ vay
Trong đó, nguồn trả nợ vốn vay bao gồm các nguồn như sau: từ KHCB, từ lợi nhuận dùng để trả nợ, và từ các nguồn khác.
Thông qua công thức ở trên, ta có thể nhận thấy vấn đề giá trị thời gian của tiền trong việc tính toán thời gian thu hồi vốn đầu tư chưa được nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn. Nguồn trả nợ của dự án dùng để tính toán chỉ tiêu này được cộng dồn một cách vô lí khi mà giá trị tiền tại các thời điểm khác nhau có giá trị khác nhau được cộng với nhau rồi đem so sánh với giá trị vốn đầu tư tại thời điểm hiện tại. Do đó, khi tính toán chỉ tiêu này ngân hàng cần phải đưa các giá trị tương lai về cùng một thời điểm quy chiếu để xem xét thì hợp lý hơn.
* Nguồn trả nợ của dự án được dự tính chưa chính xác.
Nguồn trả nợ của dự án được xác định dựa trên nguồn khấu hao cơ bản, lợi nhuận sau thuế và từ các nguồn khác, trong đó nguồn trả nợ chính là khấu hao và lợi nhuận sau thuế. Trong những năm mà dự án bị thua lỗ, lợi nhuận sau thuế là âm, do đó nguồn trả nợ chỉ trông chờ vào khấu hao cơ bản. Việc
trích khấu hao trên thực tế nhiều khi khác xa so với số liệu trên sổ sách nên nguồn trả nợ của dự án là không đúng như những dự tính của ngân hàng. Do vậy, nếu các cán bộ thẩm định chỉ dựa hoàn toàn vào số liệu về khấu hao cơ bản và lợi nhuận sau thuế của dự án mà không xem xét đến các nguồn khác thì trong những trường hợp xảy ra rủi ro thì ngân hàng khó có thể thu hồi được vốn.
Do đối tượng vay vốn của ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Định chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, mà theo quy chế về quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước, phần lợi nhuận sau thuế phải được phân bổ vào nhiều khoản khác nhau như: trích lập các quỹ (khen thưởng, phúc lợi, đầu tư phát triển...) và các khoản khác. Do vậy, nguồn trả nợ nếu dựa trên toàn bộ lợi nhuận sau thuế là thiếu chính xác, mà phải loại trừ một số khoản. Trên thực tế, cán bộ tín dụng cho biết, phần lợi nhuận tối đa được dùng có thể trả nợ là khoảng 60% lợi nhuận sau thuế. Trong mẫu báo cáo thẩm định có đề cập đến việc loại trừ một số khoản trích có nguồn gốc từ lợi nhuận sau thuế nhưng khi tiến hành thẩm định tài chính cán bộ thẩm định thường bỏ sót khoản này.
* Phân tích độ nhạy của dự án còn mang nặng tính chủ quan.
Khi thẩm định mà tiến hành phân tích độ nhạy là một bước tiến tích cực, có ảnh hưởng tốt tới chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng. Nhưng trong khi phân tích độ nhạy của dự án, ngân hàng vẫn dựa trên những dự báo mang tính chất chủ quan (tuy có tham khảo thông tin từ thị trường) nhiều hơn là dựa trên những nguồn thông tin có cơ sở vững chắc. Điều này được thể hiện rõ nét khi ngân hàng dự tính các yếu tố như giá bán, sản lượng, chi phí đầu vào tăng hay giảm 5% hoặc 10% qua các năm. Thực tế đâu phải chỉ là tăng hay giảm với mức độ đó.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NAM ĐỊNH
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh và cho vay dự án tại chi nhánh ngân hàng và đầu tư phát triển Nam Định.
3.1.1. Định hướng chung.
Trong những năm tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Định vẫn tiếp tục bám sát chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước đề ra. Trong phục vụ đầu tư phát triển Ngân hàng đã có định hướng cụ thể trong thời gian tới:
* Đối với hoạt động huy động vốn cho đầu tư phát triển:
- Ngân hàng coi khai thác triệt để nguồn vốn dưới mọi hình thức, theo nhiều kênh khác nhau vừa là nhiệm vụ lâu dài, vừa là yêu cầu mang tính chất giải pháp tình thế hiện nay, đồng thời chú trọng lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển.
- Ngân hàng luôn có biện pháp nâng cao tỷ trọng vốn tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể… coi đó là định hướng chiến lược trong cơ cấu nguồn vốn đồng thời với việc tăng khối lượng tiền gửi (tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu…) từ các tầng lớp dân cư để tạo lập mặt bằng luân chuyển vốn vững chắc phục vụ đầu tư phát triển.
- Tính toán, sử dụng tổng hoà các loại nguồn vốn, coi đây là lợi thế cạnh tranh có tính chất chiến lược của Ngân hàng. Cần khai thác triệt để vừa để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, phát triển kinh tế, góp phần luân chuyển tiền tệ có hiệu quả, góp phần ổn định tiền tệ, vừa mang lợi nhuận cho Ngân hàng.
đồng bộ, thống nhất, nhịp nhàng, phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng vốn, kinh doanh vốn.
* Đối với hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển:
- Lựa chọn dự án cho vay vốn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế nước ta đến năm 2010 của các ngành, vùng kinh tế, kế hoạch phát triển tổng thể của từng doanh nghiệp có quan hệ với Ngân hàng.
- Khi xét duyệt các dự án đầu tư trước hết Ngân hàng xét đến tính hiệu quả và khả năng thực thi của các dự án và từ đó rút ra những dự án mang tính khả thi cao.
- Trong lúc nguồn vốn trung và dài hạn cho vay đầu tư còn thấp, Ngân hàng sẽ dùng vốn trung và dài hạn cho các dự án đầu tư theo chiều sâu, giúp các doanh nghiệp đứng vững trên thương trường. Ngoài ra Ngân hàng còn chú trọng đầu tư một số dự án quy mô vừa và nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động.
- Ngân hàng tập trung một số vốn cho các dự án thuộc các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời khuyến khích sản xuất sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng theo hướng tự tìm khách hàng, đáp ứng cao nhu cầu vốn cho đầu tư của nền kinh tế, chú ý đầu tư theo chiều sâu với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án cứng hoá kênh mương, cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ bằng những loại vay, những hình thức vay mà pháp luật cho phép với mọi thành phần kinh tế.
* Định hướng đầu tư của Ngân hàng:
- Ngành hàng: Sản xuất vật liệu xây dựng, DN xây dựng, hộ cung ứng vật liệu xây dựng; Kinh tế biển: Nuôi trồng, chế biến, vận tải biển; Dệt may trên cơ sở DN đã có thị trường, có kinh nghiệm về dệt may; Làng nghề truyền thống; Kinh tế trang trại, gia trại; Các hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ đường phố.
Khuyến khích sản xuất sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng theo hướng tự tìm khách hàng, đáp ứng cao nhu cầu vốn cho đầu tư của nền kinh tế, chú ý đầu tư theo chiều sâu với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án cứng hoá kênh mương, cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ bằng những loại vay, những hình thức vay mà pháp luật cho phép với mọi thành phần kinh tế.
- Loại hình DN: 80 – 90% DNVVN (DN vốn vay nợ). - Mức dư nợ từ vài trăm triệu đến 50 tỷ đồng.
- Cơ cấu dư nợ phấn đấu trên 80% có tài sản đảm bảo.
- Nhiệm vụ chiến lược: Xử lý tốt nợ quá hạn và tăng trưởng dư nợ mới chắc chắn, lành mạnh.
- Cách tăng trưởng dư nợ: Tăng trưởng dư nợ trên khách hàng truyền thống; Công nghệ sản xuất phù hợp với đòi hỏi thị trường và sản phẩm chủ yếu làm ra hướng nội (chiếm lĩnh thị trường trong nước).
3.1.2. Một số định hướng cho công tác thẩm định dự án đầu tư.
Trong thời gian tới, công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng cần dựa trên các định hướng sau:
- Công tác thẩm định của Ngân hàng phải đứng trên giác độ của người cho vay, người bỏ vốn để xem xét, thẩm định dự án.
- Công tác thẩm định phải xuất phát từ tình hình thực tiễn trong ngành và nhằm phục vụ hoạt động cho vay của Ngân hàng trong từng giai đoạn.
- Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, toàn diện, đối với tất cả các dự án xin vay.
- Công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng phải được tiến hành theo một quy trình khoa học, hiện đại, sát với tình hình thực tế và phù hợp với nghiệp vụ Ngân hàng.
động cho vay tại Ngân hàng, duy trì phát triển thành một thế mạnh trong kinh doanh trên thương trường.
- Công tác thẩm định của Ngân hàng phải đứng trên giác độ của người cho vay, người bỏ vốn để xem xét, thẩm định dự án.
- Công tác thẩm định phải xuất phát từ tình hình thực tiễn trong ngành và nhằm phục vụ hoạt động cho vay của Ngân hàng trong từng giai đoạn.
- Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, toàn diện, đối với tất cả các dự án xin vay.
- Công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng phải được tiến hành theo một quy trình khoa học, hiện đại, sát với tình hình thực tế và phù hợp với nghiệp vụ Ngân hàng.
- Công tác thẩm định phải được tiến hành theo hướng đặc thù của hoạt động cho vay tại Ngân hàng, duy trì phát triển thành một thế mạnh trong kinh doanh trên thương trường.
- Công tác thẩm định phải phát huy vai trò tham mưu cho lãnh đạo để có những biện pháp tổ chức, chỉ đạo điều hành cụ thể trong việc quyết định các khoản vay.
- Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư đòi hỏi tính chủ động, năng lực sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp và thường xuyên được tổng kết, rút ra kinh nghiệm, bài học để hoàn thiện và phát triển.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án cho vay tại ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn là một trong những mục tiêu hàng đầu mà các Ngân hàng luôn hướng tới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Qua phân tích tình hình thực tế hoạt động kinh doanh nói chung và công tác thẩm định dự án đầu tư nói riêng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Định chúng ta có thể nhận thấy chất
lượng của các hoạt động ngày càng được nâng cao, dự án đầu tư đều thực sự cần thiết và mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể, tỷ lệ nợ quá hạn quá hạn trung và dài hạn thấp. Điều đó chứng tỏ là bản thân Ngân hàng Đầu Tư và phát triển Nam Định đã có những biện pháp tích cực phù hợp với môi trường kinh doanh và với điều kiện cụ thể của đơn vị mình. Ngân hàng đã có tầm nhìn bao quát để thâu tóm những vấn đề có thể xẩy ra để đánh giá những ảnh hưởng