3.3.1.Về phía ngân hàng Nhà Nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án cho vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Định (Trang 74 - 79)

cụ thể về quy trình, thủ tục cho vay vốn của nhiều Ngân hàng thương mại với cùng một dự án. Trong đó nêu rõ bộ phận thẩm định dự án gồm đại diện của tất cả các ngân hàng tham gia hợp vốn hay chỉ ngân hàng cho vay (Ngân hàng tham gia vốn nhiều nhất chịu trách nhiệm thẩm định, giải ngân, thu nợ...)

Ngân hàng Nhà nước nên có chương trình quản lý việc thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay trên máy tính để có thể dễ dàng kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các sai sót khi các Ngân hàng thương mại gặp phải khó khăn để có biện pháp xử lý kịp thời.

Không những thế, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thu hút các nguồn vốn, tìm kiếm nguồn đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp vưà và nhỏ của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế… Thêm vào đó cần nhanh chóng thực hiện, triển khai các chương trình, dự án tài trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như đã kí kết: dự án của EU, của JBIC, của CANADA…

Hơn nữa Ngân hàng Nhà nước cần có hệ thống thông tin chính xácphục vụ. Trước hết cần chấn chỉnh lại trung tâm thông tin tín dụng hoạt động có hiệu quả hơn, hình thành nên các bộ phận chuyên trách cung cấp thông tin từng mặt của mọi hoạt động, nắm chắc tình hình thực tế của các doanh nghiệp để cung cấp cho các Ngân hàng thương mại. Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại cần có nhiều sản phẩm tín dụng mang tính chuẩn hoá cũng như cẩm nang quản lý rủi ro…sớm cho ra đời “sổ tay tín dụng” theo IMF.

3.3.2. Về phía nhà nước và các cơ quan hữu quan.

Như chúng ta đã biết, Nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội thông qua pháp luật và hàng loạt các cơ chế, chính sách vì vậy mà bất kỳ một sự thay

đổi nào của Nhà nước cũng sẽ gây ra những tác động có thể là tích cựu nhưng cũng có thể là tiêu cựu đối với toàn xã hội. Đối với Ngân hàng thì sự ảnh hưởng là rất lớn, nó có thể làm cho hoạt động hiệu quả hơn nhưng cũng có thể gây ra những khó khăn bởi vì nó liên quan đến rất nhiều bộ luật như: luật doanh nghiệp, luật đất đai, luật môi trường…do đó Nhà nước cần có một số giải pháp :

3.3.2.1. Xây dựng môi trường kinh doanh đồng nhất và ổn định.

Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển hiện nay nhu cầu vốn đầu tư của Việt Nam là rất lớn, cả về đầu tư cho các dự án phát triển cơ dở hạ tâng lẫn đầu tư cho các dự án khác. Thông thường các dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng được Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ vốn. Thế còn các dự án khác thì sao? Hầu hết là nguồn vốn tự có, đi vay hoặc viện trợ... mà các dự án này là thuộc khu vực tư nhân. Nhưng thực tế đầu tư vào khu vực này đang gặp rất nhiều khó khăn, bởi rất nhiều quy định và quy chế. Bởi vì những quy định, những điều khoản mập mờ nó làm cho các cán bộ tín dụng rất khó khăn trong việc đánh giá tính pháp lý trong hồ sơ đi vay. Nạn tham nhũng, ô dù sẽ tạo ra những chứng thực không đúng với thực tế. Do đó khi thẩm định dự án đầu tư cán bộ tín dụng có thể đưa ra quyết định sai lầm nếu chỉ nhìn vào các dấu son và các chữ ký xác nhận.

Bên cạnh đó, trong khi chính phủ công bố đối sử bình đẳng như nhau đối với tất cả các thành phần kinh tế, nhung lại có hàng loạt các quy chế rắc rối được đưa ra nhằm đặt các doanh nghiệp quốc doanh vào vị trí thuận lợi hơn so với các thành phần kinh tế khác. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp quốc doanh không cần phải nỗ lực hết sức trong hoạt động kinh doanh của mình. Môi trường kinh doanh không bình đẳng này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thẩm định dự án, tạo tâm lý thiên vị đối với doanh nghiệp quốc doanh của cán bộ tín dụng. Họ thường duyệt các dự án của doanh nghiệp

quốc doanh vì khi làm ăn thua lỗ thì vẫn có khả năng trả nợ Ngân hàng do được ngân sách Nhà nước cấp. Như thế một cách gián tiếp trong quá trình thẩm định cán bộ tín dụng đã bỏ qua những dự án có khả năng sing lời cao hơn do các doanh nghiệp tư nhân xin vay.

Để cải thiện tình hình này Nhà nước cần xem xét lại các quy chế, chính sách của mình sao cho hợp lý, nhằm tạo môi trường kinh doanh ổn định, tạo một “sân chơi đồng nhất”. Mặt khác ngoài việc tạo một “sân chơi đồng nhất” thì Nhà nước cần phải xây dựng một cơ chế, chính sách ổn định.

3.3.2.2. Khắc phục những thiếu sót trong luật đất đai.

Hiện nay ngoài việc đầu tư chiều sâu, hầu hết các dự án đầu tư trung và dài hạn đều sử dụng đất đai để mở rộng quy mô sản xuất, hoặc xây dựng mới... Cho nên việc sử dụng đất đai sao cho có hiệu quả càng trở nên phức tạp. Chính vì vậy luật đất đai có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư.

Trên thực tế các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể sử dụng đất. Nhưng để có thể sử dụng đất đai, thông thường các dự án phải thông qua một cơ chế rất phức tạp, phải qua nhiều cấp xét duyệt như nhiều thủ tục, qua nhiều bước trung gian... Đương nhiên khi thẩm định dự án có liên quan tới quyền sử dụng đất, vì tính phức tạp của nó nên cán bộ thẩm định phải mất nhiều thời gian và rà soát kỹ càng. Vì vậy nó làm chậm tiến độ thẩm định dự án.

Để khắc phục tình trạng trên nhằm khuyến khích đầu tư, cũng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của thẩm định dự án, Nhà nước cần bổ sung thêm một số điều luật cần thiết về thời gian cho thuê đất, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, giảm bớt các thủ tục phiền hà, xoá bỏ các quy định chồng chéo, xây dựng các căn cứ định giá thuê đất, xây dựng một quy hoạch tổng thể về đất đai trong thời gian dài.

3.3.2.3. Thiết lập một hệ thống kế toán thực sự có hiệu quả.

Công tác kế toán ở Việt Nam rất lộn xộn đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh. Hiện nay ngoài một số doanh nghiệp Nhà nước, một số doanh nghiệp tư nhân làm ăn lớn có liên quan đến xuất nhập khẩu có hoạt động kế toán nghiêm túc, chấp hành các quy định của Nhà nước. Còn lại hầu hết các doanh nghiệp làm kế toán sơ sài và tuỳ tiện chủ yếu theo hình thức ghi sổ. Do vậy việc đánh giá tình hình tài chính của các đơn vị này rất khó khăn. Chưa kể tình trạng một doanh nghiệp có nhiều sổ kế toán. Truớc tình hình đó, trong quá trình thẩm định dự án đầu tư cán bộ tín dụng sẽ mất nhiều thời gian, công sức để kiểm tra lại các số liệu trên của các đơn vị trong sổ kế toán, đối chiếu với chứng từ gốc. Có như vậy những chỉ tiêu được tính ra mới có ý nghĩa và phản ánh trung thực khả năng kinh doanh của đơn vị.

Như vậy để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng, để các con số được tính ra xác thực thì phải nâng cao chất lượng công tác kế toán. Muốn vậy Nhà nước cần có các quy định về hình thức xử phạt đối với các đơn vị không thực hiện hay vi phạm các chế độ kế toán để số liệu kế toán dược trung thực và đầy đủ. Cán bộ tín dụng sẽ dễ dàng tính toán các chỉ tiêu trong quá trình thẩm định cho vay. đó, trong quá trình thẩm định dự án đầu tư cán bộ tín dụng sẽ mất nhiều thời gian, công sức để kiểm tra lại các số liệu trên của các đơn vị trong sổ kế toán, đối chiếu với chứng từ gốc. Có như vậy những chỉ tiêu được tính ra mới có ý nghĩa và phản ánh trung thực khả năng kinh doanh của đơn vị.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam .

Đề nghị Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam đứng ra tổ chức các khoá học đào tạo bắt buộc cho cán bộ thẩm định hoặc tổ chức các hội nghị tổng kết , báo cáo kinh nghiệm trong toàn ngành , tạo cơ hội để cán bộ thẩm định nêu lên quan điểm , đóng góp ý kiến , để từ đó hoàn thiện quy trình

, nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án .

Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam cần đào tạo điều kiện cho ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Định được tham gia các lớp tập huấn , học tập kinh nghiệm của các ngân hàng hiện đại trong và ngoài nước .

Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam cần xây dựng một hệ thống thông tin không chỉ thông suốt trong toàn ngành mà còn phải có sự cập nhật thông tin từ các nguồn khác nhau để ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Định có được nguồn thông tin đáng tin cậy cho thẩm định tài chính dự án .

3.3.4. Kiến nghị với chủ đầu tư.

Kết quả thẩm định tài chính dự án có chính xác hay không phần nhiệu phụ thuộc vào thông tin do chủ đầu tư cung cấp . Vì vậy độ chính xác , trung thực của các thông tin do chủ đầu tư cung cấp có ý nghĩa hết sức quan trọng . Sau đây là một vài kiến nghị đối với các chủ đầu tư .

Đề nghị các chủ dự án chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thống kê kế toán . Chủ động, trung thực trong việc cung cấp các thông tin cho ngân hàng để làm cơ sở cho việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và tài chính dự án .

Đề nghị các chủ đầu tư cần nâng cao năng lực trong việc lập và thẩm định dự án . Khi lập cần xem xét , nghiên cứu cụ thể trên các phương diện thị trường , kỹ thuật , tài chính … để nâng cao hiệu quả của dự án .

Đề nghị các chủ đầu tư cần thực hiện đúng tiến độ dự án như đã được ngân hàng thẩm định , đặc biệt cần sử dụng vốn đã được ngân hàng tài trợ theo đúng mục đích , đúng tiến độ … .

Trên đây là một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Định. Hy vọng rằng với những giải pháp này sẽ giúp cho công tác thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Định ngày càng hoàn thiện , phát triển góp phần vào sự phát triển chung của toàn ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Định.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án cho vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Định (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w