CÔNG TY TRUNG NGUYÊN

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài tính đa dạng của môi trường kinh doanh quốc tế và cách thức tiếp cận nghiên cứu (Trang 56 - 63)

5.1.1. Giới thiệu chung về công ty Trung Nguyên

Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên được thành lập tháng 6 năm 1996. Từ một nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, Trung Nguyên đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.

Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.

5.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

- 16/06/1996: Khởi nghiệp ở Buôn Ma Thuột (Sản xuất và kinh doanh trà, cà phê ) - Năm 1998: Trung Nguyên xuất hiện ở TP.HCM bằng khẩu hiệu “Mang lại nguồn

cảm hứng sáng tạo mới” và con số 100 quán cà phê Trung Nguyên.

- Năm 2000: Đánh dấu sự phát triển bằng sự hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệu đến Nhật Bản

- Năm 2001: Trung Nguyên có mặt trên khắp toàn quốc và tiếp tục nhượng quyền tại Singapore và tiếp theo là Campuchia, Thái Lan

- Năm 2002: Sản phẩm Trà Tiên ra đời

- Năm 2003: Ra đời cà phê hòa tan G7 và xuất khẩu G7 đến các quốc gia phát triển - Năm 2004: Mở thêm quán cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản, mạng lưới 600 quán

cà phê tại VN, 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59,000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm

- Năm 2005: Khánh thành nhà máy rang xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương. Đạt chứng nhận EUREPGAP (Thực hành nông nghiệp tốt và Chất lượng cà phê ngon) của thế giới. Chính thức khai trương khu du lịch văn hóa Trà Tiên Phong Quán tại Lâm Đồng. Phát triển hệ thống quán cà phê lên đến con số 1. 000 quán cà phê và sự hiện diện của nhượng quyền quốc tế bằng các quán cà phê Trung Nguyên tại các nước Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Ucarine, Mỹ, Ba Lan. Là thương hiệu cà phê Việt Nam duy nhất được chọn phục vụ các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị ASEM5 và hội nghị APEC 2006

- Năm 2006: Định hình cơ cấu của một tập đoàn với việc thành lập và đưa và hoạtđộng các công ty mới. Đầu tư và xây dựng phát triển hệ thống phân phối G7Mart lớn nhất Việt Nam và xây dựng, chuẩn hóa hệ thống nhượng quyền trong

nước, đẩy mạnh phát triển nhượng quyền ở quốc tế. Ra mắt công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) có trụ sở đặt tại Singapore.

- Năm 2007: Công bố triết lý cà phê và khởi động dự án “Thủ phủ cà phê toàn cầu” tại Buôn Ma Thuột. Tháng 12/2007 kết hợp cùng UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức thành công Tuần lễ văn hóa cà phê tại 2 đầu cầu của đất nước là Hà Nội và Tp. HCM. Sự thành công của tuần lễ văn hóa cà phê 2007 đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và tầm quan trọng của cà phê, là tiền đề cho các lễ hội về cà phê trong tương lai.

- Năm 2008: Khai trương hệ thống quán nhượng quyền mới ở Việt Nam và quốc tế, khánh thành Làng cà phê Trung Nguyên tại BMT.

- Năm 2009: Khai trương Hội quán sáng tạo Trung Nguyên tại Hà Nội, đầu tư trên 40 triệu USD xây dựng nhà máy chế biến cà phê với công nghệ hiện đại nhất thế giới tại Buôn Ma Thuột.

5.2. Các hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty Trung Nguyên trên thị trường quốc tế

5.2.1. Các hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty Trung Nguyên tại Mỹ

Xuất khẩu là một phần quan trọng của chiến lược phát triển được Trung Nguyên xác lập ngay từ đầu, nhưng Trung Nguyên không giống với những doanh nghiệp xuất khẩu khác, Trung Nguyên chỉ xuất khẩu những sản phẩm được chế biến riêng theo gu thưởng thức của nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay Trung Nguyên đã xuất hiện hơn 50 quốc gia (Mỹ, Anh, Nhật, Úc…)

Mỹ là thị trường lớn tiềm năng về cà phê với nhu cầu tiêu dùng và chế biến cà phê lớn, thị phần cà phê của Mỹ chiếm 15-20% thị phần cà phê thế giới.

Theo ước tính, nhu cầu nhập khẩu 10 năm của Mỹ sẽ tăng 10% và số lượng cà phê nhập khẩu sẽ tăng mỗi năm. Trong năm 2012, Việt Nam xuất khẩu cà phê nhiều nhất

sang thị trường Hoa Kỳ, với 203.516 tấn, trị giá 459.616.328 USD, tăng 46,8% về lượng và tăng 34,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, chiếm 12,5% tổng trị giá xuất khẩu.

Hoạt động của Trung Nguyên tại Mỹ

Sở hữu công thức riêng biệt độc đáo: nguyên liệu tốt nhất thế giới + công nghệ hàng đầu + bí quyết không thể sao chép + đam mê sống chết với cà phê, mỗi sản phẩm cà phê của Trung Nguyên là sự kết tinh từ đam mê sáng tạo không ngừng của các chuyên gia cà phê. Trung Nguyên được các tập đoàn hàng đầu thế giới chuyển giao công nghệ, thân thiện với môi trường. Hệ thống nhà máy Trung Nguyên có công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới, đạt tiêu chuẩn HACCP để tạo ra những sản phẩm cà phê tuyệt sạch, tuyệt ngon và đạt các tiêu chuẩn khắt khe của tổ chức FDA để xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Cuối năm 2011, sản phẩm cà phê hòa tan G7 đã có mặt tại hệ thống của các tập đoàn siêu thị tại Mỹ. Từ tháng 10 đến 12/2011, Trung Nguyên xuất cảng hơn 1.400 tấn cà phê vào thị trường Mỹ và vẫn đang phát triển đều. Hình thức xuất khẩu trực tiếp vào hệ thống bán sỉ của Mỹ cơ hội quảng bá thương hiệu G7 nói riêng và thương hiệu Việt nói chung.

Trong năm 2013, Trung Nguyên dự kiến sẽ bán lại mức cổ phần lên tới 15% để có vốn thực hiện các vụ thâu tóm tại thị trường Mỹ với dự định xây dựng một thương hiệu toàn cầu và một “đế chế cà phê” trong vòng 10 năm tới để cạnh tranh với Starbucks. Tập đoàn muốn mua lại các nhà rang xay tại Mỹ và mở cửa hiệu tại Seatle, New York và Boston và phục vụ tất cả các loại cà phê phong cách Việt Nam, cà phê espresso kiểu Italy và cà phê phong cách Thổ Nhĩ Kỳ tại Mỹ.

5.2.2. Hoạt động kinh doanh quốc tế của Trung Nguyên trên thị trường Trung Quốc

Năm 2006, Công ty cà phê Trung Nguyên đã chính thức khai trương quán cà phê nhượng quyền đầu tiên tại Trung Quốc đặt ở thành phố Nam Ninh. Đây là quán cà phê đầu tiên ở nước ngòai áp dụng hệ thống chuẩn hóa nhượng quyền mới của Trung Nguyên.

Với diện tích gần 300m², quán Trung Nguyên được xây dựng và trang trí bằng mây, tre, lá; các vật dụng trang trí thô mộc bằng gốm, sứ và thiết kế bằng các hoa văn thổ cẩm, trống đồng cách điệu, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa nét văn hóa VN và Trung Quốc.

Nổi tiếng là quốc gia uống trà truyền thống nên việc đưa cà phê thâm nhập Trung Quốc đòi hỏi sự đầu tư, tìm hiểu xu hướng tiêu dùng thị trường trong gần 2 năm của đối tác nhận nhượng quyền và Trung Nguyên. Trung Quốc được xem là một trong những thị trường mục tiêu của Trung Nguyên trong chiến lược mở rộng và phát triển hệ thống quán cà phê Trung Nguyên nhượng quyền ở nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện đã có 8 quán cà phê Trung Nguyên nhượng quyền tại Singapore, Thái Lan, Campuchia, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức và Mỹ.

Từ hệ thống Nhượng quyền này, Trung Nguyên đã mang tới người yêu cà phê một phong cách thưởng thức cà phê rất riêng, mang bản sắc văn hóa Việt nam, những tinh hoa của nhân loại. Trong không gian Trung Nguyên, những tín đồ cà phê ở khắp mọi nơi sẽ cảm nhận được những nét văn hóa cà phê độc đáo của Việt nam, chứa đựng những tinh hoa về mặt giá trị triết lý bao trùm, hướng nhân loại tới những giá trị phát triển mới: sáng tạo, hài hòa và phát triển bền vững.với hàng trăm ngàn quán cà phê trải dọc đất nước đang kinh doanh sản phẩm cà phê Trung Nguyên, và một hệ thống quán nhượng quyền rộng khắp cả nước, quốc tế chúng tôi khát khao mang đến cho người yêu cà phê không chỉ là những tách cà phê ngon nhất mà còn là những nét văn hóa cà phê đặc sắc nhất. Những tín đồ cà phê đến với Trung Nguyên sẽ được trải nghiệm trong những không gian cà phê mà ở đó họ được chia sẻ và đồng cảm và minh chứng một tinh thần cà phê mới.

Bằng việc thay đổi về hệ thống nhận diện thương hiệu cho hệ thống quán, Trung Nguyên đã cho ra đời một mô hình quán mới, đẹp hơn và sang trọng hơn, một không gian thực sự dành riêng cho những người yêu cà phê.

Cùng với triết lý cà phê về sự sáng tạo và phát triển bền vững, không gian quán cà phê sẽ được thiết kế để mang lại cho người yêu cà phê sự thoải mái, tiện dụng để khuyến khích tối đa khả năng tư duy và sáng tạo nhằm đạt được những thăng hoa, thành công trong cuộc sống. Không gian chia sẻ và kết nối những đam mê:

Cho những người đam mê cà phê, quán cà phê Trung Nguyên sẽ là nơi gặp gỡ, sẽ chia những sự vui buồn, thành công trong cuộc sống của tất cả mọi người đến từ khắp nơi trên toàn thế giới. Bất kể họ là ai, da trắng hay da nâu; người giàu hay người ngèo; người đó theo trường phái, tôn giáo nào hay thuộc đảng phái chính trị nào. Tất cả sẽ cùng nhau bên một không gian cà phê nồng ấm sự sẻ chia, sự chân thành để hướng thế giới đến một sự an bình, hài hòa hơn.

Với thời gian thành lập và phát triển ngắn nhưng cà phê trung nguyên đã có những phát triển vượt bậc. Từ một công ty non trẻ cà phê trung nguyên là người tiên phong trong kinh doanh nhượng quyền tại thị trường việt nam. Hiện nay, tập đoàn Trung Nguyên có khoảng gần 2000 nhân viên làm việc cho công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần TM & DV G7 tại 3 văn phòng, 2 nhà máy và 5 chi nhánh trên toàn quốc cùng với công ty liên doanh VGG hoạt đông tại Singapore. Ngoài ra, Trung Nguyên còn gián tiếp tạo công ăn việc làm cho hơn 15.000 lao đông qua hệ thống 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước.Với chiến lược trở thành một tập đoàn kinh tế bao gồm 10 công ty thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực: trồng, chế biến, xuất khẩu, chăn nuôi, truyền thông, bất động sản…

Với tham vọng trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục.trung nguyên đã và đang tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt.

5.3. Bài học rút ra từ thực tế - hoạt động kinh doanh quốc tế của Trung Nguyên

- Trung Nguyên nên tập trung phát triển thương hiệu G7 vì đã hai lý do:

 Câu chuyện G7 đã được nhiều nguyên thủ quốc gia sử dụng và được đánh giá cao. Trung Nguyên đã dày công gây dựng thương hiệu này và đã có mặt tại nhiều cửa hàng của Trung Nguyên trên thế giới.

 TRUNG NGUYEN không phải dễ phát âm đối với người nước ngoài, vì vậy ngay từ bây giờ đội ngũ truyền thông của Trung Nguyên cần phải có thương hiệu dễ nhắc đến, ví dụ như G7.

- Tiếp tục sáng tạo các chiến lược truyền thông thương hiệu hiệu quả tại các quốc gia nhằm truyền bá tới công chúng những thông điệp ý nghĩa và gợi nhớ cho người tiêu dùng.

- Đảm bảo đầy dủ các yêu cầu về chất lượng, nguồn gốc và phục vụ chu đáo.

- Trung Nguyên cần nghiên cứu ký các mối trường kinh daonh, văn hóa cà phê và có những chiến lược linh hoạt để phù hợp với người tiêu dùng của thị trường quốc tế. - Thu thập thông tin của các tổ chức chính phủ trong nước và nước ngoài như Phòng

Xúc Tiến Thương Mại, Hội Luật Sư, …

- Trung Nguyên không nên dựa quá nhiều vào nhượng quyền thương hiệu mà đã đến lúc phải đầu tư, công sức và tìm kiếm kinh nghiệm khi tham gia thị trường quốc tế.

CHƯƠNG VI:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẦN THIẾT CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM GIA THỊ TRƯỜNG QUỐC

TẾ

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài tính đa dạng của môi trường kinh doanh quốc tế và cách thức tiếp cận nghiên cứu (Trang 56 - 63)