Trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện nam trực (Trang 55 - 59)

III. Giải pháp kích thích thực hiện định hớng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế nhằm hoàn thiện kế hoạch.

2.Trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

2.1. Quy hoạch mặt bằng sản xuất công nghiệp.

Tiến hành xong quy hoạch chi tiết 4 cụm công nghiệp của huyện. Các xã dành kinh phí để phát triển làng nghề trong giai đoạn 2003 -2010, cụ thể nh quy hoạch các làng nghề sau:

- Xã Nam Giang thực hiện quy hoạch làng nghề Vân Chàng, Đồng Côi. - Xã Nam Thanh quy hoạch làng nghề cơ khí Bình Yên.

- Xã Nghĩa An quy hoạch vùng sản xuất vật liệu xây dựng.

- Xã Điền Xá quy hoạch làng nghề hoa cây cảnh Vị Khê gắn với du lịch sinh thái.

Việc quy hoạch cụm công nghiệp và các làng nghề, bố trí thỏa đáng mặt bằng sản xuất cho các đối tợng và nghề sản xuất. Công bố rộng rãi cho nhân dân và các doanh nghiệp biết để thuê đất phục vụ cho sản xuất. Hàng năm tiền thu đất thực hiện theo quy định 132 của Thủ tớng Chính phủ, các xã thu để lại xây dựng cơ sở hạ tầng cho xã. Ngành địa chính từ huyện đến xã hớng dẫn để các hộ sản xuất, các doanh nghiệp thuê đất làm đầy đủ thủ tục để huyện, xã xét duyệt cho thuê đúng đối tợng kịp thời.

2.2. Tìm kiếm thị trờng tiêu thụ

Huyện, xã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, các cơ sở sản xuất, các làng nghề tiếp cận tìm kiếm khai thác mở rộng thị trờng trong và ngoài nớc.

- Thành lập các hiệp hội ngành nghề từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để liên kết các khâu trong quá trình sản xuất, giúp nhau về thông tin, về khoa học công nghệ, thị trờng bảo vệ quyền lợi chính đáng cho hội viên, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh.

- Các ngành chức năng của huyện tuỳ thuộc theo chức năng nhiệm vụ của mình cần tiếp thị thông tin dự báo thị trờng nguyên liệu, thị trờng tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề và các ngành nghề mũi nhọn của huyện để các hộ, các cơ sở sản xuất nắm bắt thông tin thị trờng kịp thời giúp họ định hớng sản xuất kinh doanh.

2.3. Vốn và đầu t công nghệ

- Trên cơ sở các dự án phát triển sản xuất, các dự án phát triển làng nghề, các cụm công nghiệp, chi nhánh thơng mại huyện cần điều tra khảo sát tìm kiếm kế hoạch nguồn vốn cho vay đến năm 2010.

vay đợc các nguồn vốn tín dụng u đãi của quỹ hỗ trợ đầu t quốc gia, quỹ xúc tiến việc làm.

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất các làng nghề các doanh nghiệp tự huy động khai thác các nguồn vốn để đầu t chiều sâu đổi mới công nghệ thiết bị, hiện đại hóa công nghệ truyền thống theo phơng châm kết hợp - hợp lý công nghệ tiên tiến với công nghệ truyền thống phù hợp ở một số khâu có điều kiện nâng cao năng suất, chất lợng sản phẩm đa vào sản xuất trong các làng nghề.

2.4. Chính sách thuế

Thực hiện đúng chính sách thuế u đãi phát triển ngành nghề nông thôn theo quy định 132 của Thủ tớng Chính phủ. Thông báo công khai rộng rãi tới toàn dân NĐ-51 của Chính phủ và thông t số 22 của Bộ Tài chính về chính sách thuế u đãi.

2.5. Nguồn nhân lực và mô hình tổ chức sản xuất

- Có chính sách khuyến khích các nghệ nhân và ngời thợ có tay nghề cao truyền nghề cho ngời khác tại làng nghề, hay cơ sở sản xuất của địa ph- ơng.

- Huyện nâng cấp trung tâm giáo dục thờng xuyên gắn với chức năng nhiệm vụ dạy nghề, đầu t giáo viên, trang thiết bị để trở thành trung tâm dạy nghề cho đội ngũ thợ và các làng nghề, các ngành nghề.

- Khuyến khích tạo điều kiện cho các hộ, cơ sở sản xuất trong các làng nghề tham gia các hình thức hợp tác sản xuất đa dạng mô hình (hộ, liên hộ, doanh nghiệp t nhân, Công ty TNHH, HTX) nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh củng cố quan hệ sản xuất.

Thực hiện Nghị định 20 của Chính phủ, tiếp tục sắp xếp tổ chức lại các doanh nghiệp Nhà nớc, củng cố lại các HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

giữa các làng nghề với các doanh nghiệp Nhà nớc để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng các làng nghề sản xuất gia công làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, nhất trong lĩnh vực thêu ren, mây tre đan, dệt.

2.6. Tổ chức thực hiện

Huyện thành lập ban chỉ đạo phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng kế hoạch phân công cụ thể để chỉ đạo tổ chức thực hiện. Thực hiện rà soát, sắp xếp lại các cơ sở kinh doanh, kiện toàn tổ chức và thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nớc.

Đảm bẩo và tạo điều kiện cho các ngành nghề công nghiệp tại các địa điểm hiện có hoạt động ổn định. Từng bớc điều chỉnh và triển khai phát triển ngành nghề theo định hớng quy hoạch.

Tăng cờng công tác quản lý Nhà nớc đối với lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, coi việc hớng dẫn giúp đỡ phát triển ngành nghề làng nghề là nhiệm vụ của các cấp các ngành và trực tiếp là phòng Công thơng và các xã. Tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng rãi khuyến khích phát triển sản xuất của Nhà nớc, của tỉnh, của huyện để nông dân yên tâm bỏ vốn đầu t phát triển ngành nghề để làm giàu cho mình và cho xã hội (nhất là quyết định 132 của thủ tớng Chính phủ).

Các ngành chức năng của huyện phối hợp chặt chẽ với các xã tranh thủ sự giúp đỡ của các sở ban ngành của tỉnh và Trung ơng trong việc quy hoạch đầu t phát triển ngành nghề của huyện, xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, đờng, nớc sạch xử lý môi trờng, đào tạo nhân lực, thị trờng, thuế, vốn, xây dựng các dự án.

Nâng cao vai trò chức năng thẩm quyền quản lý Nhà nớc của các xã đối với sản xuất công nghiệp - tiểu thu công nghiệp, giao chức năng theo dõi công nghiệp ở xã cho chức danh giao thông thuỷ lợi.

Xây dựng quỹ khuyến công để khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh, các xã để mở mang đợc nghề mới những đơn vị sản xuất kinh doanh giỏi, giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện nam trực (Trang 55 - 59)