Nhóm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Tây trong thu hút vốn đầu tư (Trang 55 - 58)

II. Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Tây.

1.Nhóm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư:

cao chất lượng môi trường đầu tư:

1.1 Những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận đất đai cho các nhà đầu tư và nâng cao sự ổn định trong sử dụng đất.

Để nâng cao khả năng tíêp cận đất đai cho các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động đầu tư tại tỉnh Hà Tây thì điều quan trọng là tỉnh phải nhang chóng xây dựng quy hoạch trên quy mô toàn tỉnh do đó cần khẩn trương công bố rộng rãi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tây đến năm 2020 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên cơ sở đó tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các quy hoạch khác có liên quan, trong đó đặc biệt quan trọng là quy hoạch xây dựng, quy hoạch khu, cụm, điểm công nghiệp, quy hoạch ngành, quy hoạch đất đai, quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch đô thị và các điểm dân cư nông thôn…; các quy hoạch phải được xây dựng trên nguyên tắc có tính khả thi cao, phù hợp với nhu cầu phát triển của hiện tại, có xét đến nhu cầu phát triển của tương lai, đồng bộ nhất quán với nhau đồng thời phải quan tâm đến chỉ đạo thực hiện quy hoạch.

1.2 Giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp.

Nhanh chóng xây dựng và ban hành các quy định về công khai hoá, minh bạch hoá các thông tin có liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh

nghiệp, đồng thời tích cực hướng dẫn cụ thể về các quy định được ban hành cho các nhà đầu tư nhằm giúp nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với các thông tin và nhanh chóng hoàn tất thủ tục đầu tư kinh doanh.

Xây dựng trang web với chức năng chính là cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, cho phép họ dế dàng tiếp cận với nguồn thông tin cần thiết.

Cho phép nhà đầu tư ngày càng tham gia sâu rộng vào công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và việc ban hành các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.

Nhanh chóng xây dựng một chương trình hành động nhằm mục đích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.

Tạo ra đội ngũ người lao động có trình độ tay nghề là điều cực kỳ quan trọng song quan trọng hơn thế nữa là phải xây dựng cơ chế trọng dụng nhân tài, lập tức xoá bỏ cơ chế “con ông, cháu cha” được ưu tiên làm việc trong các cơ quan hơn những người khác bất chấp sự hạn chế về năng lực, cần sử dụng đúng người đúng việc và tạo điều kiện cho những người này có điều kiện phát huy hết năng lực của bản thân, nếu không thực hiện được điều này Hà Tây tất yếu xẩy ra tình trạng chảy máu chất xám, những người lao động có năng lực tất sẽ tìm đến làm việc ở những nơi mà khả năng của họ được đánh giá đúng mức, hậu quả là địa phương bỏ ra một khoản chi phí khổng lồ để đào tạo nhưng kết quả thu về lại là con số không, chưa kể đến hậu quả về lâu dài là nguồn nhân lực của tỉnh sẽ ngày càng mai một và đây chắc chắn là một lực cản lớn của Hà Tây trong cố gắng thu hút vốn đầu tư.

Một việc khác sở kế hoạch và đầu tư nên làm là đóng vai trò là cầu nối giữa nhà đầu tư và người lao động của tỉnh để giúp nhà đầu tư liên hệ dế dàng

hơn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực thích hợp vừa đồng thời tìm đầu ra cho chương trình đào tạo của tỉnh.

1.4 Giảm các ưu đãi cho các doanh nghiệp Nhà nước.

Việc dành quá nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp Nhà nước đang trở thành một lực cản ngày càng lớn cho các địa phương trong thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác như các doanh nghiệp tư nhân hay các doanh nghiệp nước ngoài bởi vì điều đó sẽ tạo ra một môi trường đầu tư không bình đẳng giữa các nhà đầu tư, làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư.

1.5 Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân.

Hà Tây cần nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng và ban hành các quy định về cơ chế tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ như bảo lãnh tín dụng, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư…, đặc biệt áp dụng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là những hình thức hỗ trợ các doanh nghiệp hết sức linh hoạt và đem lại hiệu quả cao đã được áp dụng phổ biến ở các tỉnh và địa phương khác song vẫn chưa xuất hiện ở Hà Tây vậy trong thời gian tới tỉnh cần gấp rút có kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ này, việc áp dụng các hình thức này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sẽ tạo thuận lợi lớn cho họ trong triển khai dự án đầu tư, do đó sẽ kích thích các nhà đầu tư đến đầu tư tại tỉnh. Bên cạnh đó cần có chính sách khác nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư trên địa bàn tỉnh như việc xây dựng các giải pháp nhằm giúp các nhà đầu tư nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong việc lựa chọn nguồn nhân lực…

1.6 Giải pháp nhằm hoàn thiện các thiết chế pháp lý

Để hoàn thiện cơ chế pháp lý tức là nâng cao tính hiệu lực của hệ thống các quy định của điạ phương, muốn vậy Hà Tây cần củng cố công tác thanh tra,

kiểm tra. Tổ chức thanh tra công vụ đối với các lĩnh vực có liên quan nhiều đến đầu tư như đất đai, xây dựng và ban hành các quyết định đầu tư

Bên cạnh đó cần nâng cao tính hiện thực và khả thi cho các quy định được ban hành bằng cách cho phép doanh nghiệp ngày càng tham gia sâu và rộng rãi vào công việc soạn thảo các quy định có liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh của họ.

Xây dựng cơ chế công khai và xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp cá nhân, tổ chức cán bộ công chức vi phạm pháp luật, có dấu hiệu nhũng nhiễu, gây khó khăn cho các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Tây trong thu hút vốn đầu tư (Trang 55 - 58)