Một số các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Tây trong thu hút vốn đầu tư (Trang 61 - 63)

II. Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Tây.

4.Một số các giải pháp khác

4.1 Ban hành quy chế phối hợp

Cần quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan đến quá trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ dự án đầu tư trong nước,nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng thời các cơ quan này phải thường xuyên liên lạc và cùng kết hợp với nhau trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.Thực hiện được mục tiêu này sẽ giúp các nhà đầu tư hoàn tất các thủ tục đầu tư nhanh chóng, tạo tính hấp dẫn lớn cho môi trường nânng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư tỉnh Hà Tây bởi vì sự rườm rà và phức tạp trong việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư chính là một quan ngại của nhà đầu tư khi tiếp cận với một môi trường đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.

Thực hiện cơ chế khen thưởng đối với tập thể, cá nhân cán bộ, công chức có sáng kiến có ích trong cải thiện môi trường đầu tư và thu hút các dự án đầu tư về cho tỉnh; đồng thời có những quy định về xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân có sai phạm làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của tỉnh sẽ tạo nên một động lực lớn cho các cá nhân và tổ chức tham gia tích cực vào hoàn thiện môi trường đầu tư của tỉnh.

4.3 Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra

Tổ chức thanh tra và kiểm tra các doanh nghiệp trên cơ sở kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp đã được duyệt.

Việc tổ chức thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm của các doanh nghiệp xâm phạm đến lợi ích của các doanh nghiệp khác và ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, do đó nó sẽ bảo đảm sự trong sạch của môi trường đầu tư và tạo cơ chế cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, tuy nhiên việc kiểm tra và thanh tra các doanh nghiệp không được ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp do đó chỉ thực hiện kiểm tra đột xuất khi doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật; cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành

4.4 Giải quyết các vấn đề có tính đặc thù.

Hà Tây là tỉnh liền kề với thủ đô Hà Nội, có rất nhiều các trục đường giao thông đi qua nên ngay từ khi quy hoạch, tỉnh cần chủ động thống nhất với Bộ Giao thông vận tải, đơn vị chủ đầu tư, đơn vị quy hoạch về các điểm đấu nối với các tuyến đường để tạo ra các trục kinh tế và xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp.

Hà Tây là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng khi có tình huống phân lũ, chậm lũ xảy ra nên việc phát triển và xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp và các dự án lẻ gặp khó khăn, do vậy, tỉnh phải chủ động làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tháo gỡ, xử lý khó khăn này.

4.5. Tăng cường hợp tác với tổ chức quốc tế để có nguồn lực cải thiện môi trường kinh doanh.

Tỉnh cần chủ động, tích cực và sáng tạo trong kết hợp chương trình hành động của tỉnh về cải thiện môi trường kinh doanh với chương trình hỗ trợ phát triển kinh doanh do Chính phủ Đan Mạch tài trợ từ năm 2005 đến 2010 mà trong đó Hà Tây là một trong 4 tỉnh được thụ hưởng để tận dụng nguồn lực khá lớn theo cơ chế hỗ trợ kỹ thuật quốc tế cho chương trình của tỉnh.

Bên cạnh đó không ngừng tham gia vào các hội nghị hay các cuộc triển lãm để có cơ hội tiếp xúc với các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài thu hút họ đến đầu tư tại địa phương.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Tây trong thu hút vốn đầu tư (Trang 61 - 63)