Thành lập mới Mở rộng Tổng diện tích (ha)
1 Trung du miền núi phía Bắc
16 15 1 2.058
2 Đồng bằng sông Hồng 31 25 6 6.084
3 Duyên hải Trung Bộ 30 22 8 4.834
4 Tây Nguyên 3 3 0 354
5 Đông Nam Bộ 23 18 5 4.381
6 Đông bằng sông Cửu Long 25 18 7 5.102
7 Cả nước 128 101 27 22.813
Nguồn: Vụ Quản lý KCN-KCX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
3.5. Mục tiêu , triển vọng phát triển và thu hút FDI vào các KCN đến 2010
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc phát triển các KCN thời gian tới nhằm vào các mục tiêu cơ bản là:
- Hình thành hệ thống các KCN vừa và nhỏ tạo điều kiện phát triển khu vực nông thôn;
- Nâng cao tỷ lệ lấp đầy các KCN, phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản lấp đầy diện tích các KCN đã được thành lập; thành lập mới và mở rộng một cách có chọn lọc các KCN tập trung trên các vùng lãnh thổ, các địa phương với tổng diện tích tăng thêm khoảng 25.000 ha;
- Tăng tỷ lệ đóng góp của các KCN vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ mức 26% hiện nay lên khoảng 35% vào năm 2010. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp từ 19% giá trị xuất khẩu quốc gia hiện nay lên 32% vào năm 2010.
Căn cứ tình hình thực tế, dự báo về tình hình thực hiện và triển vọng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN như sau:
- Triển vọng thu hút FDI nói chung vào các KCN nói riêng từ nay đến năm 2010 là tương đối sang sủa. Đối với đầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp tiếp tục phát huy hiệu quả, được đánh giá là có tiềm năng to lớn. Đó là chưa kể nguồn kiều hối với mức tăng trưởng bình quân kỷ lục 22% - giai đoạn từ 2001 đến 2004.
- Theo dự báo, những lĩnh vực có triển vọng hơn cả trong việc thu hút vào các KCN trong 5 năm tới sẽ là ngành công nghiệp năng lượng (điện, than và dầu khí); tiếp đến là công nghiệp ôtô; Công nghiệp dệt may, dự án giày cũng có tiềm năng lớn, song cần tăng tốc đầu tư để tăng tỷ lệ sản xuất nguyên liệu, phụ liệu trong nước phục vụ cho phát triển. Cơ khí đóng tàu, sản xuất máy móc, thiết bị điện tử, thiết bị thông tin, phần mềm và vật liệu xây dựng cũng là những lĩnh vực kinh tế hứa hẹn, nếu có chính sách khuyến khích đầu tư đúng mức.
- Trong 5 năm tới, thu hút FDI mới và mở rộng tăng vốn dự kiến đạt khoảng 12 tỷ USD (trong đó thu hút mới 1.550 dự án) với đặc điểm là sẽ tăng trong giai đoạn từ 2005 – 2007 phù hợp với xu thế phục hồi kinh tế thế giới, những cải cách về môi trường đầu tư nước ngoài của Việt Nam, những ngành và lĩnh vực có khả năng thu hút thêm vốn đầu tư và nhất là khi Việt Nam đã là
thành viên của WTO. Thu hút đầu tư trong nước dự kiến đạt 7 tỷ USD ( trong đó thu hút mới 2.450 dự án) với đặc điểm là sẽ tăng trong giai đoạn từ 2005 – 2008 phù hợp với những cải cách về môi trường đầu tư và kinh doanh trong nước trong thời gian qua, một số dự án trong nước lớn có khả năng triển khai như khí hoá lỏng, điện, phân đạm, thép. Dự kiến trong thời kỳ 2009 – 2010 sẽ giảm xuống khi các dự án lớn đã triển khai.
3.6. Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào các KCN Việt Nam trong thời gian tới.
3.6.1. Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư vào KCN