Xây dựng chuẩn mực và cơ cấu lại các KCN Cải thiện cơ sở hạ tầng tại KCN Sử dụng đất và tình trạn gô nhiễm môi trường ở các KCN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN ở Việt Nam (Trang 65 - 83)

Đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp vận động, xúc tiến đầu tư; chú trọng xúc tiến đầu tư theo lĩnh vực, địa bàn và đối tác cụ thể, chú trọng thu hút đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xây dựng quỹ xúc tiến đầu tư trên cơ sở ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ kết hợp với huy động đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp.

Giải quyết, xử lý và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang xây dựng hoặc đang sản xuất kinh doanh.

Thực hiện thống nhất, chủ động công tác vận động, xúc tiến đầu tư vào KCN với sự tham gia tích cực, đồng bộ của các bộ, ngành và chính quyền địa phương. Cần thành lập một cơ quan chuyên môn làm công tác vận động, xúc tiến vào KCN và xúc tiến vào các khu vực khác.

Nhà nước cần giành kinh phí thoả đáng tư ngân sách nhà nước cho công tác vận động xúc tiến đầu tư; tổ chức công bố rộng rãi quy hoạch chi tiết, danh mục dự án ưu tiên đầu tư và các chính sách khuyến khích đầu tư vào các KCN để các nhà đầu tư và người dân được biết; cung cấp miễn phí

các thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư; hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân có công thu hút các nhà đầu tư vào trong KCN.

Tăng cường bộ phận xúc tiến đầu tư tại các cơ quan đại diện của nước ta ở một số nước và địa bàn trọng điểm để chủ động vận động, xúc tiên đầu tư đối với từng dự án, từng tập đoàn, từng nhà đầu tư có tiềm năng, nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia.

Cần tiến hành tiếp thị các KCN của nước ta ở những nơi là xuất phát điểm chính của đầu tư trong nước và FDI như các tỉnh thành phố trong nước và ngoài nước như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore… Học tập các nước trong khu vực, tăng cường quảng bá điểm khác biệt của KCN mình, phát huy “giá trị cộng thêm” để thu hút đầu tư. Giá cho thuê đất rẻ ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long không phải là yếu tố quyết định trong việc thu hút đầu tư (giá cho thuê đất thấp hơn giá thành đầu tư xây dựng hạ tầng của ha đất công nghiệp). Xây dựng KCN trong khu vực nghèo (vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long) rẻ hơn trong khu vực phát triển (TP.HCM, TP. Hà Nội), có chi phí lao động, đất đai, vật liệu thấp hơn, ngược lại có chi phí hạ tầng cơ sở và vận chuyển cao hơn, do đó các nhà đầu tư thường hướng đến các khu vực phát triển hơn.

3.6.1.2. Áp dụng các biện pháp tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư

Để môi trường đầu tư ở nước ta được hấp dẫn hơn, ngoài những khu kinh tế mở hay khu kinh tế (với diện tích rộng như Chu Lai và Dung Quất), Việt Nam có thể thiết lập các khu mậu dịch tự do hay các khu tự do trong một KCN. Những người sống trong khu mậu dịch tự do trong một KCN có thể được mua hàng nhập khẩu miễn thuế. Khu tự do dành riêng cho hàng hoá và

nguyên vật liệu. Nhà nước có thể thu tiền kho chứa cũng như các phí liên quan đến việc chuyên trở, các thủ tục giấy tờ… Cần lưu ý là không có người ở trong khu tự do như trong trường hợp khu mậu dịch tự do. Điều kiện cần để cho khu tự do được hình thành là khu đó phải nằm gần sân bay hoặc cảng nước sâu quốc tế. Có vậy hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu mới được chuyển giao nhanh chóng.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách thu hút đầu tư, thu hút FDI: giảm giá đầu vào nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất chi phí lưu thông hàng hoá, mà hiện nay Việt Nam cao hơn hẳn các nước trong khu vực, chính sách thuế thu nhập của người nước ngoài (Việt Nam cao nhất tại khu vực ASEAN).

3.6.1.3. Nâng cao chất lượng quy hoạch và danh mục dự án gọi vốn FDI

Nâng cao chất lượng quy hoạch và Danh mục dự án gọi vốn FDI làm cơ sở thực hiện chương trình vận động đầu tư. Cần thống nhất quan điểm và phương pháp luận xây dựng quy hoạch đầu tư nước ngoài vào KCN. Thao đó FDI là một bộ phận không tách rời của nền kinh tế quốc dân và quy hoạch thu hút nguồn vốn này cần đặt trong tổng thể các nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội cũng như quy hoạch phát triển từng lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm và địa bàn, kết hợp này xác định ngay từ đầu theo yêu cầu phát triển kinh tế, đầu tư phát triển với an ninh, quốc phòng.

Mặt khác, để tăng cường tính minh bạch, ổn định và có thể dự đoán trước được môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc lựa chọn cơ hội đầu tư, cần thực hiện đúng quy định của Nghị định 24/2000/NĐ- CP, theo đó danh mục dự án gọi vốn FDI vào KCN khi được công bố thì được coi là đã thống nhất về chủ trương và phù hợp với quy hoạch ngành, lãnh thổ. Để đảm bảo tính khả thi của quy định này, danh mục phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ,

đồng thời phải tính đến nhu cầu và khả năng thực tế của nhà đầu tư. Nhưng thông tin về mục tiêu, địa điểm, hình thức, đối tác thực hiện dự án… trong danh mục phải có độ chính xác và tin cậy cao.

Chính phủ cần đặt rõ vấn đề phát triển ngành nghề nào và phát triển ở đâu dựa trên cơ sở tiết kiệm đất nông nghiệp. Đất tốt chỉ dành cho sản xuất nông nghiệp không nên sử dụng cho công nghiệp. cần tập trung lấp đầy và phát triển hiệu quả các KCN hiện có. Khi nào các KCN tập trung đã lấp đầy từ 60% đến 70% diện tích sử dụng thì mới cho phép triển khai xây dựng các KCN mới. Hoặc từng bước thí điểm mở rộng phạm vi hoạt động của KCN đã phát triển thành công theo hướng mở rộng các lĩnh vực kinh doanh trong các KCN. Mặt khác, các KCN cần được xây dựng gần các khu sản xuất nguyên vật liệu, gần vùng nguyên liệu, gần thị trường tiêu thụ hoặc gần trục lộ giao thông (cảng biển, đường sắt, đường bộ, cảng hàng không); đồng thời phải chú trọng đến việc bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh. Ngoài ra, Chính phủ cần phải quy hoạch các KCN vừa đủ lớn ở các địa phương có điều kiện đất đai, môi trường; đồng thời huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước từ nhiều địa phương khác nhau và cả nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm tạo ra sự phân công lao động hiệu quả nhất.

Như vậy, chính phủ cần có quy hoạch tổng thể và chi tiết các vùng kinh tế cho cả nước ( vùng Đồng bằng Sông Hồng, Vùng Đông Nam Bộ, vùng Duyên Hải Trung Bộ, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Tây Nguyên và Đồng bằng song Cửu Long), cho các vùng kinh tế trọng điểm (có thể xây dựng các KCN chuyên ngành như cơ khí, điện, điện tử, dệt may, da giầy, công nghệ cao…) và cho cả 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trong đó cần làm rõ các khu vực kinh tế đặc thù như kinh tế du lịch, kinh tế công nghiệp, kinh tế nông nghiệp, kinh tế kỹ thuật cao… Xây dựng các vùng kinh tế chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản; các vùng kinh tế sản xuất các

nguyên vật liệu, năng lượng các KCN hoá chất, các khu dịch vụ dào tạo, nghiên cứu… Nghĩa là cần đa dạng hoá các mô hình phát triển các KCN nhằm tăng thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư, đáp ứng yêu cầu của sự công nghiệp hoá theo hướng hiện đại hoá đất nước. Theo quan điểm này việc phát triển các KCN ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là không thích hợp so với việc phát triển các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch, văn hoá nghệ thuật, báo chí, công nghệ thông tin, thương mại ngân hàng… Mặt khác, quy hoạch cần dựa trên một số các chỉ tiêu: theo địa giới hành chính (tỉnh, thành phố, quận huyện, thị xã, xã, thị trấn); theo địa hình (miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển, hải đảo); theo trình độ phát triển (vùng kinh tế trọng điểm, vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn). từ đó chúng ta có một số vấn đề sau:

- Phát triển các KCN theo quy hoạch: cần xoá bỏ quan điểm thu hút đầu tư trong nước và FDI về mặt số lượng, bất kể vào lĩnh vực nào và quy mô bao nhiêu, miễn là đầu tư vào các KCN; bởi vì đã đến lúc chúng ta cần phải tăng thu hút đầu tư và FDI về chất lượng theo quy hoạch; nên các KCN phải có tính chuyên ngành và cơ cấu hợp lý phù hợp với khả năng và lợi thế của mình.

- Xây dựng chuẩn mực mô hình KCN; đồng thời cơ cấu lại các KCN theo hướng phát triển đồng bộ các loại hình tập trung công nghiệp: KCN, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở; đặc khu kinh tế; cụm công nghiệp lớn, vừa và nhỏ; làng nghề công nghiệp…

- Kết hợp chặt chẽ phát triển các KCN với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và quá trình đô thị hoá; phát triển nông nghiệp, nông thôn đồng bộ với việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ

thuật – kinh tế - xã hội, đảm bảo tính khả thi và nâng cao hoạt động của các KCN tăng cường hơn nữa các công tác vận động, thu hút đầu tư để lấp đầy KCN đã được thành lập.

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và điều hành thực hiện quy hoạch. Đối với các KCN gặp khó khăn trong việc triển khai, cần tập trung giải quyết các vướng mắc để được tiếp tục triển khai. Nếu không triển khai được cần thay chủ đầu tư hoặc giải thể, thu hồi giấy phép, chuyển đối mục đích sử dụng…

3.6.1.4. Đa dạng hoá và đổi mới các phương thức tổ chức xúc tiến

Thực hiện các chương trình vận động trực tiếp đối với từng lĩnh vực, dự án và đối tác cụ thể theo hướng: Tiếp xúc trực tiếp ở các cấp độ khác nhau (kể cả chính phủ, Nhà nước), với các Công ty, các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ để xúc tiến thực hiện một số dự án quan trọng được lựa chọn, đồng thời cam kết hỗ trợ thực hiện có hiệu quả các dự án này nhằm mở đường cho việc thu hút các Công ty trực thuộc hoặc có quan hệ kinh doanh với các tập đoàn nói trên đầu tư vào KCN; Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng, tổ chức tài chính, các Công ty tư vấn, xúc tiến đt nước ngoài… để phối hợp vận động các khách hàng của họ đầu tư vào Việt Nam; Chuẩn bị thông tin chi tiết về một số dự án có tính khả thi cao để đưa ra giới thiệu với các nhà đầu tư có tiềm năng nhân dịp các chuyến thăm của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chính phủ đi các nước. Kết hợp vận động đầu tư trong các dịp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm, hội trợ; Nâng cao hiệu quả hoạt động vận động đầu tư gian tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng cách hợp tác với các cơ quan, hãng thông tấn, báo chí truyền hình trong và ngoài nước để tăng tần xuất thông tin về môi trường và cơ hội đầu tư vào KCN. Kịp thời chuẩn xác thông tin, khắc phụ tình trạng

đưa tin sai hoặc cố tình bóp méo sự thật về KCN Việt Nam; Duy trì và nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư, đặc biệt là trong khuôn khổ diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, hiệp hội doanh nghiệp có vốn FDI… nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các doanh nghiệp, coi đó là giải pháp hữu hiệu nhằm xây dựng hình ảnh, tạo sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư mới; tiếp tục tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước về kinh nghiệm thành công cũng như thất bại trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam. Kịp thời khen thưởng các cá nhân, doanh nghiệp có đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển KCN ở Việt Nam.

3.6.1.5. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và đối tác đầu tư

Để thực hiện có hiệu quả chủ trương mở rộng, đa dạng hoá đối tác đầu tư, cần tổ chức nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thực trạng và xu hướng đầu tư của các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia từ các nước và khu vực quan trọng như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ… Mặt khác, cần nghiên cứu tình hình, xu hướng đầu tư nước ngoài trên thế giới, kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước trong khu vực, đặc biệt là cơ chế pháp lý song phương và đa phương điều chỉnh quan hệ hợp tác đầu tư quốc tế mà Việt Nam đã và đang trong quá trình tham gia. Đây là quá trình nghiên cứu quan trọng, không chỉ phục vụ cho công tác vận động, xúc tiến đầu tư mà còn tạo điều kiện cho việc xây dựng và triển khai thực hiện các cam kết quốc tế về đầu tư.

3.6.1.6. Nâng cao chất lượng thông tin, ấn phẩm tuyên truyền về đầu

Khẩn trương xây dựng trang web của Tạp chí KCN Việt Nam, đồng thời kết nối mạng trang web của tạp chí KCN Việt Nam với trang web của các ban quản lý KCN cấp tỉnh, cũng như trang web của các công ty phat triển hạ tầng các KCN của của cả nước hình thành hệ thống mạng thông tin chung về KCN của Việt Nam.

3.6.2. Cải cách hành chính, nhanh chóng áp dụng cơ chế một cửa một dấu tại chỗ, tạo môi trường đầu tư thuận lợi.

Chính phủ cần ban hành các chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cụ thể và thông thoáng, nhằm cạnh tranh với các nước trong khu vực để thu hút FDI như giảm giá đầu vào nhiên liệu, nguyên vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất, chi phí lưu thông hàng hoá, thuế thu nhập cao mà hiện nay ở nước ta còn cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực. Mặt khác, Chính phủ không ngừng hoàn thiện các chính sách tác động quan trọng đến sự phát triển các KCN, KCX như đẩy mạnh việc chuyển từ công tác quản lý hành chính sang công tác dịch vụ theo cơ chế một cửa một dấu tại chỗ trong công tác quản lý các KCN nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN. Xử lý quan hệ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước đối với các KCN ở trung ương và địa phương nhằm tăng cường tính thống nhất quản lý các KCN theo quy hoạch, cơ chế, chính sách chung cho các KCN. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của các KCN. Cải cách hành chính và công nghệ thông tin; các chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN (giá thuê đất, thuế, hỗ trợ vốn, lãi suất ưu đãi…); chính sách phát triển cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào đầu nối với các KCN, phát triển các công trình xã hội phục vụ phát triển các KCN; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ về mặt tài chính.

3.6.3. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với KCN

Chính sách nhà nước tác động quan trọng đến phát triển các KCN cần không ngừng hoàn thiện các chính sách. Đẩy mạnh chuyển từ công tác quản lý hành chính sang công tác dịch vụ theo cơ chế “một cửa” trong quản lý phát triển các KCN. cải cách hành chính và công nghệ thông tin trong quản lý. Đảm bảo quản lý thống nhất các KCN.

Ngoài ra cần từ bỏ quan điểm nới lỏng đầu vào quản lý chặt đầu ra, hậu kiểm thay thế tiền kiểm như các nhà đầu tư nước ngoài từng nói Việt Nam chỉ khuyến khích đầu tư không khuyến khích sản xuất. Học tập kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN ở Việt Nam (Trang 65 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w