Việc xét xử tại phiên toà sơ thẩm.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất ,chất lượng Giải quyết các án lao động (Trang 45 - 47)

II. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án lao động.

4. Việc xét xử tại phiên toà sơ thẩm.

Về thủ tục tiến hành phiên toà lao động sơ thẩm và kỹ năng tiến hành tố tụng của Hội đồng xét xử tại phiên toà sơ thẩm có nhiều vấn đề phải bàn. ở đây nêu ra hai vấn đề đáng quan tâm nhất là việc xét hỏi và ra quyết định về vụ án.

*Việc xét hỏi mặc dù sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán đã có quá trình nghiên cứu về vụ án và đã có thể sơ bộ xác định đợc hớng giải quyết vụ án, nh- ng đó mới chỉ là hoạt động tố tụng của cá nhân Thẩm phán. Về nguyên tắc thông qua việc xét xử tập thể, công khai tại phiên toà Hội đồng xét xử mới có cơ sở để quyết định về vụ án. Hoạt động tố tụng quan trọng nhất tại phiên toà là phần xét hỏi. Thông qua xét hỏi Hội đồng xét xử xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án, làm cơ sở để ra bản án, quyết định về vụ án.

Về lý thuyết là nh vậy, nhng thực tế khi nghiên cứu các bút ký phiên Toà sơ thẩm, ta thấy rằng việc xét hỏi của Hội đồng xét xử không thể hiện đợc vị trí, ý nghĩa quan trọng của việc xét hỏi đối với việc giải quyết vụ án. Những biểu hiện cụ thể là:

-Xét hỏi không tập trung làm rõ những tình tiết có liên quan trong vụ án. Chỉ chủ yếu là nghe các bên trình bày hết các ý kiến, các câu hỏi đặt ra còn chung chung, trùng lặp, nhiều câu hỏi lộn xộn, khó hiểu. Đặc biệt là xét hỏi có tính một chiều, không xen kẽ việc đặt câu hỏi các biên bản đơng sự công bố lời khai hoặc có tài liệu chứng cứ đã thu thập đợc để đối chất, đối chứng làm rõ các vấn đề cần chứng minh.

- Xét hỏi không đầy đủ các vấn đề có liên quan để quyết định về vụ án. Có trờng hợp do bỏ sót nhng cũng có trờng hợp Hội đồng xét xử cho rằng các tình tiết cần phải xác định qua xét hỏi chỉ là những tình tiết làm phát sinh tranh chấp, còn các vấn đề khác nh quyền lợi mà các bên đợc hởng thì chỉ cần căn cứ vào các tài liệu đã thu thập đợc từ trớc và trên cơ sở pháp luật. Nhận thức nh vậy là không đúng và điều đó dẫn đến việc quyết định về quyền lợi vật chất. Ví dụ sau hai năm thực hiện hợp đồng lao động, ngời lao động đã đợc nâng lơng, nâng mức phụ cấp nhng Hội đồng xét xử không xét hỏi để xác định đúng mức

lơng ngời lao động đang hởng mà quyết định theo mức lơng phụ cấp ghi trong hợp đồng lao động.

- Vẫn có không ít những trờng hợp Hội đồng xét xử khi xét hỏi còn trấn áp, chỉ tập trung hỏi một bên đơng sự và hỏi dồn dập (thờng là đối với ngời lao động) làm cho họ bị ức chế và cho việc xét xử của Toà án là không công bằng.

*Quyết định về vụ án

Các quyết định của Hội đồng xét xử về vụ án đợc thể hiện trong phần quyết định của Hội đồng xét xử nh thế nào cũng có nhiều vấn đề cần bàn.

Một vấn đề có căn cứ là quyết định dựa trên cơ sở pháp luật, tức là có một qui định của pháp luật về vấn đề đó, và qui định pháp luật mà Toà án áp dụng phải phù hợp với các tình tiết đã đợc xác định trong vụ án. Nếu áp dụng một điều khoản nào đó mà trong vụ án lại không có tình tiết nào liên quan đến nội dung điều chỉnh của điều khoản luật thì quyết định đó là không có căn cứ. Ví dụ trong vụ Nguyễn Kế Đàn với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long. Toà án áp dụng điểm b khoản 1 Điều 85-BLLĐ trong khi anh Đàn cha từng bị kỷ luật chuyển việc khác có mức lơng thấp hơn.

Hoặc trờng hợp trong một vụ án có một tình tiết nhng nội dung cha thoả mãn điều kiện mà điều khoản luật xác định thì cũng coi là quyết định không có căn cứ. Ví dụ ngời lao động có hành vi vi phạm, có gây thiệt hại dới 5 triệu đồng, nếu Toà án áp dụng điểm a khoản 1 Điều 185- BLLĐ để công nhận quyết định sa thải ngời sử dụng lao động thì cũng coi là không có căn cứ.

Qua việc xem xét các vụ án có kháng cáo, kháng nghị thấy rằng sai sót phổ biến thuộc về trờng hợp 2 tức là cha đủ điều kiện để áp dụng điều khoản luật và chủ yếu là trong các vụ án về đơn phơng chấm dứt hợp đồng lao động.

Phải thừa nhận một thực tế là các qui định của Bộ luật lao động và văn bản hớng dẫn thi hành Bộ luật lao động về vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động còn nhiều vấn đề vớng mắc khi áp dụng; Nhng những sai sót đã xảy ra lại không phải là những trờng hợp điều luật khó áp dụng mà chủ yêú là do đánh giá xem xét không đúng bản chất các sự kiện, các tình tiết trong vụ án.

Một vấn đề không thể không đề cập đến là trong các quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm, có những quyết định sai một cách đáng tiếc nh tuyên bố đơng sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, tuyên Luật s có quyền

kháng cáo (án sơ thẩm số 01 ngày 2-2-1999 của Toà án Nhân dân thị xã Vinh Long, án sơ thẩm số 01 ngày 24-10-1996 của Toà án Nhân dân thành phố Nha Trang). Nhiều trờng hợp Toà án quyết định án phí buộc đơng sự là ngời lao động trong khi theo quy định thì họ đợc miễn án phí.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất ,chất lượng Giải quyết các án lao động (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w