Chính sách ứng dụng tiến bộ khoa học và tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đạ

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn ở Bắc Giang theo hướng CCNH - HDH (Trang 51 - 56)

III. Định hớng và giải pháp thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang

c) Chính sách ứng dụng tiến bộ khoa học và tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đạ

hiện đại

Hiện nay, trớc sức ép của thị trờng, sự đổi mới công nghệ đã trở thành nhu cầu bức thiết bảo đảm sống còn đối với các cơ sở công nghiệp nói chung và cơ sở công nghiệp nông thôn nói riêng. Đổi mới công nghệ là việc làm của doanh

nghiệp, do doanh nghiệp quyết định, doanh nghiệp đợc hởng kết quả do đổi mới công nghiệp đem lại và chịu trách nhiệm nếu không thành công. Do vậy, không thể có phơng án đổi mới công nghệ nói chung cho tất cả các cơ sở công nghiệp nông thôn thuộc các ngành khác nhau đợc. Điểm chung nhất là phải từ nhu cầu thị trờng về sản phẩm và dịch vụ, từ khả năng, điều kiện của doanh nghiệp mà xác định chiến lợc và phơng án đổi mới công nghệ. Việc thực hiện đổi mới công nghệ ở các cơ sở công nghiệp nông thôn có thể đợc tiến hành thông qua 3 con đờng khác nhau: một là, cải tiến, hiện đại hoá công nghệ truyền thống; hai là, tự nghiên cứu,phát triển công nghệ mới; ba là, nhận và nhập chuyển giao công nghệ từ nơi khác. Con dờng thứ hai nhìn chung không thể thực hiện đợc vì các cơ sở công nghiệp nông thôn dờng nh không có năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mới và cũng không đủ vốn cho công tác này. Con đờng thứ nhất và thứ ba là thích hợp và hiệu quả đối với các cơ sở công nghiệp nông thôn, nhất là con đờng nhận chuyển giao công nghệ.

Hiện nay, các chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cho công nghiệp nông thôn ở Bắc Giang đợc thực hiện qua các kênh sau:

- Nhập khẩu trực tiếp từ nớc ngoài.

- Chuyển giao từ các doanh nghiệp ở các đô thị trong vùng hoặc từ các trung tâm công nghiệp lớn.

- Chuyển giao từ các cơ sở nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khao học – công nghệ trung ơng và địa phơng.

- Chuyển giao trong nội bộ công nghiệp nông thôn giữa các cơ sở trong cùng một địa phơng hoặc giữâ các vùng khác nhau.

Các loại công nghệ đợc chuyển giao cho công nghiệp nông thôn ở Bắc Giang sẽ có nhiều trình độ khác nhau để phù hợp với trình độ sản xuất của các cơ sở công nghiệp nông thôn trong cùng. Tuy nhiên việc chuyển giao công nghệ cho công nghiệp nông thôn ở Bắc Giang nhất định sẽ gặp nhiều khó khăn vì:

Một là, các cơ sở công nghiệp nông thôn ở Bắc Giang đang trong tình trạng thiếu vốn, thiếu thông tin để có thể lựa chọn đợc loại thiết bị và công nghệ phù hợp.

Hai là, nhu cầu về sản phẩm không ổn định, thị trờng nhỏ hệp nên cha có nhu cầu sử dụng thiết bị, công nghệ hiện đại.

Ba là, không đủ năng lực và điều kiện cần thiết để khai thác sử dụng có hiệu quả những loại thiết bị và công nghệ hiện đại.

Từ những thực tế trên, muốn thực hiện đợc chuyển giao công nghệ cho công nghiệp nông thôn ở Bắc Giang, ngoài các biện pháp tác động vào thị trờng và giải quyết nhu cầu về vốn, các địa phơng trong vùng cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Tổ chức khảo sát đánh giá hiệnn trạng công nghệ các cơ sở công nghiệp nông thôn, đa ra những thông tin chỉ dẫn cần thiết về công nghệ và hớng đổi mới công nghệ giúp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn lựa chọn áp dụng, đổi mới để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Xác định lại vai trò của cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ của nhà nớc tại địa phơng nhằm hỗ trợ phát triển công nghệ cho công nghiệp nông thôn và có chính sách khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy sự hoạt động của các cơ quan này trong việc chuyển giao công nghệ mới cho công nghiệp nông thôn.

Tổ chức, hỗ trợ việc đào tạo nghề nghiệp, bồi dỡng kiến thức kinh doanh cho chủ doanh nghiệp và nngời lao động đang làm việc trong các cơ sở công nghiệp nông thôn ở địa phơng.

3.2.5. Tổ chức sản xuất và quản lý công nghiệp nông thôna. Về tổ chức sản xuất a. Về tổ chức sản xuất

Tổ chức sản xuất theo lãnh thổ, hình thành những cụm công nghiệp nông thôn tập trung, gắn liền với quá trình đô thị hoá trong vùng.

Phát triển công nghiệp nói chung, công nghiệp nông thôn nói riêng bao giờ cũng kéo theo nhiều vấn đề kinh tế-xã hội phức tạp. Điều dễ nhận thấy là, quá trình đô thị hoá sẽ phát triển ngày càng mạnh để cho ra đời những nông thị nhỏ trong các vùng nông thôn. Trong đó, các hoạt động kinh tế tăng lên nhanh chóng, mối liên hệ giữa sản xuất, dịch vụ, thơng mại ... ngày càng trở nên phức tạp, dân c sẽ dần dần đợc tập trung ngày càng đông hơn. Các nhu cầu sinh hoạt : ăn, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, giải trí theo đó phát triển không ngừng.

Thông thờng tốc độ đô thị hóa phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế trên từng địa bàn cụ thể trong đó tác nhân kích thích là sự phát triển của công nghiệp. Nói cách khác, nếu công nghiệp trên một địa bàn nông thôn nào đó phát triển với tốc độ cao thì quá trình đô thị hoá tất yếu sẽ diễn ra nhanh hơn, nếu không theo quy hoạch, kế hoạch sẽ làm xuất hiện những vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp mà muốn khắc phục nó phải tốn kếm rất nhiều chi phí, của cải của xã hội.

Do vậy, trong quá trình phát triển công nghiệp nông thôn phải đảm bảo không gây ảnh hởng xấu đến sinh hoạt cộng đồng dân c và hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng gây ô nhiễm môi trờng hoặc làm cạn kiệt tài nguyên. Đồng thời phải đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao . Muốn vậy phải:

Có quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp nông thôn thành từng cụm độc lập với các khu dân c.

Các cấp chính quyền địa phơng cần kiểm soát chặt chẽ những diễn biến phức tạp do quá trình phát triển công nghiệp nông thôn gây ra nh: gây ô nhiễm môi tr- ờng, vi phạm đến an toàn lơng thực, khai thác có tính chất huỷ hoại nguồn tài nguyên, thiên nhiên.

Sự phát triển của công nghiệp nông thôn phải đợc đặt trong quá trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phơng và trong quy hoạch tổng thể của vùng. Đồng thời phải đợc triển khai theo kiểu lan toả từ một trung tâm ra các khu vực lân cận.

Mở rộng quan hệ liên kết kinh tế giữa các cơ sở công nghiệp nông thôn với các doanh nghiệp công, thơng nghiệp lớn ở các đô thị và các khu công nghiệp tập trung trong và ngoài vùng.

Phát triển sản xuất kinh doanh là công việc làm ăn mang tính tự giác cao của nhân dân. Nhân dân chỉ bỏ vốn đầu t vào sản xuất kinh doanh khi thấy rõ lợi ích mang về cho họ. Do đó sự tự giác bỏ vốn đàu t sản xuất của dân c nông thôn thờng phải qua nhiều đắn đo, cân nhắc kỹ lỡng, đặc biệt đối với phát triển công nghiệp thì họ càng phải thẩn trọng hơn vì vốn đầu t lớn, độ rủi ro cao. Chính vì vậy sự phát triển công nghiệp của công nghiệp nông thôn ở Bắc Giang thờng diễn ra một cách chậm chạp, trầm lắng, tuy nhiên khi có ngời đầu t thu đợc lợi nhuận cao thì lập tức bùng nổ thành phong trào.

Do vậy, để đẩy mạnh nhịp độ phát triển công nghiệp nông thôn ở Bắc Giang, ngoài việc áp dụng các biện pháp, chính sách đã trình bày ở trên, còn phải tiến hành xây dựng các mô hình liên kết kinh tế làm chỗ dựa đáng tin cậy để kích thích dân c nông thôn bỏ vốn ra đầu t phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.

Quan hệ liên kết kinh tế của công nghiệp nông thôn có thể đợc tổ chức

theo nhiều hình thức với nhiều đối tợng khác nhau thuộc các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất - kinh doanh nh:

Gia công nguyên liệu hoặc một bộ phận sản phẩm haylắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm... cho các doanh nghiệp đô thị. Đâylà hình thức liên kết có tầm quan trọng đặc biệt, vừa nâng cao đợc hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đặt hàng gia công, đồng thời lại mở ra điều kiện mới để phát triển công nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm cho dân c nông thôn một cách chắc chắn nhất.

Gia công làm hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng nội dịa cho các tổ chức th- ơng mại trong và ngoài địa phơng. Đây cũng là một hình thức quan trọng vì nó bảo đảm đợc việc tiêu thụ sản phẩm cho công nghiệp nông thôn một cách ổn định.

Nhận sản xuất thử nghiệm cho cấc cơ sở nghiên cứu, triển khai tiến bộ khoa học - công nghệ.

Hợp tác sản xuất giữa các sở công nghiệp nông thôn với nhau theo quy trình sản xuất ra sản phẩm từ khâu khai thác nguyên liệu đến khâu cuối cùng tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, trong đó mỗi cơ sở đảm nhận một khâu của quy trình sản xuất hoặc cùng sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Kinh nghiệm phát triển liên kết kinh tế giữa công nghiệp nông thôn với các loại hình doanh nghiêp khác ở các nớc trên thế giới cũng nh ở nớc ta đã cho thấy rõ hiệu quả mang lại rất lớn.Tuy nhiên, khi phát triển hình thức này cũng cần chú ý đến mặt trái của nó là nếu trờng hợp sản xuất của doanh nghiệp mẹ bị khủng hoảng, đình đốn thí có thể gây ra hậu quả làm phá sản hàng loạt cơ sở gia công. Do vậy, các địa phơng cần phải áp dụng một hệ thống chính sách đồng bộ nhằm bảo hiểm và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp mẹ và cơ sở gia công ở bên dới.

Làng nghề là nguồn gốc và hình thức cơ bản của công nghiệp nông thôn , do đó phát triển làng nghề sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp công nghiệp nông thôn. Bắc Giang là một vùng đất có nhiều tiềm năng kinh tế nhng có số lợng làng nghề ít.Vì vậy, đẩy mạnh phát triển làng nghề ở vùng này có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với phát triển công nghiệp nông thôn mà còn đối với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nói chung.

Làng nghề nông thôn bao gồm làng nghề truyền thống và làng nghề mới hình thành trong giai đoạn gần đây.

Làng nghề truyền thống là làng nghề thủ công có truyền thống lâu đời, trải qua nhiều thế hệ. Để đẩy mạnh phát triển làng nghề truyền thống, các địa phơng cần có những biện pháp thiết thực nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các nghệ nhân đi vào khôi phục, mở rộng và hiện đại hoá những nghề truyền thống mà sản phẩm của nó đang là mặt hàng đợc ngời tiêu dùng trong nớc và ngoài nớc a chuộng.

Làng nghề mới đợc hình thành từ hai nguồn chủ yếu: Một là, hình thành từ việc tổ chức các quan hệ gia công cho các xí nghiệp lớn, hoặc cho các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu... Hai là, tự hình thành trên cơ sở lan toả từ các làng nghề khác.

Chú trọng phát triển mạnh các cơ sở công nghiệp đô thị có mối liên hệ

ở đầu vào hoặc đầu ra với sản xuất của các cơ sở công nghiệp nông thôn nhất là các dự án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp cừa và nhỏ, qua đó thúc đẩy sự ra đời của các cơ sở công nghiệp mới ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn ở Bắc Giang theo hướng CCNH - HDH (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w