Bước 1: Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ đề nghị cho vay vốn.
Bộ phận khách hàng có trách nhiệm, chủ động tìm kiếm, xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để gặp gỡ khách hàng. Đồng thời có trách nhiệm thẩm địch sơ bộ khách hàng và dự án, cso Báo cáo đánh giá sơ bộ, trình lãnh đạo đơn vị cấp tín dụng xem xét để chuyển hồ sơ sang cán bộ trực tiếp thẩm định tín dụng
Bước 2: Thẩm định cấp tín dụng.
Sau khi nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng, chuyên viên tín dụng phối hợp với cán bộ thẩm định độc lập tiến hành thẩm định cấp tín dụng. Cụ thể:
+ Thẩm định tín dụng chung: Đánh giá khả năng đáp ứng các điều kiện của PVFC.
+Thẩm định tài sản đảm bảo: Căn cứ vào từng loại tài sản đảm bảo, chuyên viên tín dụng tiến hành các bước thẩm định tài sản theo quy định của PVFC.
Kết quả của quá trình thẩm định được trình bày tại Lập tờ trình tín dụng và Báo cáo thẩm định độc lập( nếu có)
Bước 3: Phê duyệt
Căn cứ vào Tờ trình cấp tín dụng và Báo cáo thẩm định độc lập( nếu có), cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ ra quyết định đồng ý hoặc không đồng ý cấp tín dụng hoặc đồng ý cấp tín dụng khi có điều kiện.
Bước 4: Ký kết hợp đồng.
Căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng, casn bộ tín dụng tiến hành các thủ tục cần thiết khác để PVFC và khách hàng ký hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm khoản vay, hợp đồng tài trợ hoặc hợp đồng ủy thác (nếu có)
Bước 5: Giải ngân
Căn cứ đề nghị giải ngân của khách hàng kiểm tra chứng từ chứng minh mục đích giải ngân, yêu cầu khách hàng bổ sung nếu còn thiếu, lập hồ sơ giải ngân, trình hồ sơ giải ngân tới lãnh đạo đơn vị cấp tín dụng kiểm tra và ký hồ sơ giải ngân và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Sau khi cấp có thẩm quyền ký duyệt hồ sơ giải ngân, chuyên viên tín dụng chuyển hồ sơ giải ngân đến Bộ phận Kế toán, Bộ phận Quản lý dòng tiền để tiến hành giải ngân cho khách hàng theo quy định của PVFC. Chuyên viên tín dụng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các Phòng/Ban thực hiện việc chuyển tiền vay cho khách hàng đúng theo đúng tiến độ.Và cập nhật khoản vay vốn của khách vào phần mềm tín dụng.
2.2.3.Ví dụ minh hoạ hoạt động cho vay dự án của công ty Tài chính Dầu Khí
Trong hơn 7 năm hoạt động công ty Tài chính Dầu Khí đã thực hiện cho vay đối với rất nhiều dự án với nhiều doanh nghiệp khác nhau. Các dự án thuộc rất nhiều ngành, lĩnh vực của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành Dầu Khí.
Để hiểu rõ về thực trạng hoạt động cho vay của công ty, ta nghiên cứu ví dụ cho vay dự án của PVFC:
“Dự án mua tàu chở container của công ty cổ phần Minh Phú” *) Giới thiệu khách hàng, nhu cầu vay vốn
Chủ đầu tư dự án: Công ty cổ phần Minh Phú
Tình hình hoạt động: Công ty cổ phần Minh Phú được thành lập vào 12/2006 với số vốn điều lệ là 70 tỷ đồng.
-Ngành nghề hoạt động: Kinh doanh vận tải đường thủy. *) Thẩm đinh tình hình tài chính
Hoạt động chủ yếu từ khi thành lập đến nay của công ty chưa nhiều, tình hình tài chính khá hiệu quả.Theo báo cáo tài chính 02 năm gần nhất (2006, 2007), số liệu báo cáo cập nhật đến 31/12/2007. Sơ bộ BCTC do khách hàng cung cấp, có thể khái quát một số chỉ tiêu chính như sau:
Bảng 2.2.a.Một số chỉ tiêu tài chính công ty Cổ phần Minh Phú STT CHỈ TIÊU 31/12/2006 31/12/2007 TĂNG(+)/ GIẢM(-) TỶ LỆ (%) 1 Tổng tài sản 531.252.400.712 652.853.661.125 121.601.260.477 22.8 2 Tài sản ngắn hạn 67.678.764.102 62.383.664.110 -5.295.099.988 7.82 3 Tài sản dài hạn 463.573.636.733 590.469.995.978 126.896.3529.255 27.37 4 Các khoản phải thu ngắn hạn 7.072.502.950 10.189.812.700 3.117.309.750 41.66 5 Các khoản phải thu dài hạn 4.455.000.000 - -4,455,000,000 - 6 Nợ ngắn hạn 103.427.199.000 113.958.223.900 10.531.024.900 10.18 7 Nợ dài hạn 300.413.788.207 372.731.664.600 72.317.876.403 24.07 8 Vốn chủ sở hữu 127.411.413.521 166.163.771.400 38.752.357.959 30.42 9 Doanh thu 191.906.094.912 221.554.904.213 29.648.809.319 15.45 10 Lợi nhuận 6.155.857.143 54.286.570.841 48.130.713.708 781.87
(Nguồn: Công ty Tài chính Dầu khí)
*) Tổng quan về dự án.
(1.) Mục đích vay vốn : Thực hiện Dự án mua tàu chở hàng container
(2.) Nhu cầu vay : 13.935.900 USD (3.) Thời hạn vay vốn : 08 năm
(4. ) Lãi suất cho vay : 7,5%/năm *) Thẩm định dự án đầu tư
+ Căn cứ pháp lý của dự án.
• Biên bản tóm tắt cuộc họp bất thường của HĐQT Công ty CP Minh Phú về việc phê duyệt dự án mua tàu chở container
Nhận xét: Hồ sơ pháp lý dự án đủ điều kiện thẩm định. …
Bảng 2.2.b. Dự kiến nhu cầu hàng hóa vận tải đường biển nội địa. DỰ KIẾN NHU CẦU HÀNG HÓA VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN NỘI ĐỊA
Đơn vị: triệutấn
TT Loại hàng
Năm 2001 Năm 2010 Năm 2020
Khối lượng % Khối lượng % Khối lượng % 1 Hàng khô 4.802 43,5 22.800 49,2 31.800 46,4 Hàng bách hoá 2.881 26,1 12.000 26,0 14.300 20,9 Hàng rời 1.921 17,4 10.800 23,3 17.500 25,5 2 Hàng container (tương đương TEU) 1.500 (115,4) 13,6 2.600 (200) 5,5 4.800 (369,2) 7,0 3 Hàng lỏng 4.727 42,9 20.900 45,2 32.000 46,7 Dầu thô 4.727 42,9 13.200 28,5 19.800 28,9 Dầu sản phẩm 7.700 16,6 12.200 17,8
(Nguồn: Viện Chiến lược và Phát triển GTVT tại Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020)
- Tổng vốn đầu tư : 9.000.000USD
Trong đó:
+ Giá mua tàu : 8.450.000USD + Thuế suất nhập khẩu (5%) : 450.000USD + Chi phí tiếp nhận + Trước bạ : 100.000USD
- Nguồn vốn đầu tư:
+ Vốn tự có 15% : 1.350.000USD + Vốn vay : 7.650.000USD
PVFC dự kiến tài trợ: 7.650.000 USD
+ Thẩm định hiệu quả dự án: Phương án tự khai thác.
Nhờ sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế nên khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh, đây là điều kiện rất thuận lợi để các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam tiếp tục đầu tư phát triển. Theo số liệu tại Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, khối lượng hàng khô (là loại hàng mà tàu của Dự án sẽ vận chuyển) năm 2001 đạt 21,7 triệu tấn, dự kiến đạt 44,3 triệu tấn năm 2010 và 88,6 triệu tấn vào năm 2020.
Cũng theo số lượng tại Quy hoạch phát triển vận tải biển đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thì thị phần vận chuyển của đội tàu Việt Nam hiện tại mới đạt 16% sẽ phấn đấu đạt 25% vào năm 2010 và 35% vào năm 2020.
Vì vậy, có thể nói, việc đầu tư tàu của khách hàng là phù hợp với tốc độ tăng trưởng lượng hàng hoá vận chuyển đường biển của Việt Nam cũng như phù hợp với mục tiêu tăng thị phần vận chuyển lên 25% vào năm 2010 và 35% vào năm 2020 của Nhà nước.
+) Hiệu quả dự án.
- Tỉ suất chiết khấu áp dụng (bằng lãi suất cho vay): 7,5%/N) - NPV (10 năm): 2.897.654 USD
- Thời gian hoàn vốn dự án: 8 -Nguồn trả nợ tiền vay.
Công ty CP Minh Phú sẽ dùng các nguồn vốn sau để trả nợ: - Khấu hao tài sản cố định.
- Lợi nhuận sau thuế.
- Nguồn vốn hợp pháp khác của đơn vị. -Thời hạn cho vay, thời gian ân hạn. Thời hạn cho vay:
Theo kết quả phân tích tài chính và cân đối thời gian trả nợ của dự án PVFC nhận thấy đơn vị có khả năng hoàn vốn cho dự án trên trong thời gian là 08 năm (kể từ ngày rút vốn). Do đó chúng tôi kiến nghị thời gian cho vay đối với dự án trên là: 08 năm kể từ ngày rút vốn.
Thời gian ân hạn:
Tàu dự kiến được bàn giao và được đưa vào khai thác vào khoảng cuối tháng 03/2008. Ngay sau khi nhận tàu, chủ đầu tư dự kiến sẽ đưa tàu vào sử dụng ngay và tiến hành song song các thủ tục đăng ký và treo cờ tàu. Vì vậy công ty kiến nghị không ân hạn trả gốc.
-Bảo đảm tiền vay.
- Bên vay thế chấp toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay và vốn tự có. -Nhận xét
Qua việc thẩm định về tư cách pháp nhân, tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, trên cơ sở thẩm định hiệu quả “Dự án đầu tư mua tàu chở hàng container của Công ty CP Minh Phú’’.Nhận thấy những điểm sau
- Công ty có đủ tư cách pháp lý để vay vốn tại PVFC - Tình hình tài chính của đơn vị khả quan.
- Dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả kinh tế.