Định hướng hoạt động cho vay dự án của công ty Tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay dự án tại công ty Tài Chính Dầu Khí (Trang 64 - 69)

khách hàng cụ thể như sau:

-Với các tổ chức tài chính ngân hàng: Quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng thương mại quốc doanh và các định chế tài chính khác của Việt Nam. Tăng cường hợp tác cùng các định chế tài chính quốc tế.

-Với PVN: PVFC là một định chế tài chính phi ngân hàng, là công cụ của Tập đoàn để thực thi các chính sách tài chính.

-Với các doanh nghiệp là đơn vị thành viên của PVN: Củng cố và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác với mục tiêu hỗ trợ tối đa cho hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp mọi sản phẩm dịch vụ tài chính phục vụ các đơn vị.

-Với các doanh nghiệp ngoài PVN: Mở rộng trên cơ sở có sự lựa chọn, đánh giá, ưu tiên các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển.

*) Chiến lược về địa bàn hoạt động.

Tập trung phát triển tại các khu vực trung tâm Dầu khí, tài chính ngân hàng, trung tâm kinh tế Việt Nam và một số chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài phục vụ cho hoạt động đầu tư nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam và kết nối với các trung tâm tài chính quốc tế.

3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay dự án của công ty Tài chính Dầu Khí Khí

Với nhu cầu vốn ngày càng cao đáp ứng cho nhu cầu tồn tại, phát triển trong nền kinh tế thị trường, số dư cho vay, đặc biệt là cho vay dự án của PVFC trong thời gian tới sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này đòi hỏi công ty Tài chính Dầu Khí cần có một định hướng cụ thể cho hoạt động cho vay dự án của công ty, đó là:

-Hoạt động thu xếp vốn và tài trợ tài chính các dự án: Thu xếp vốn và tài trợ tài chính dự án là nghiệp vụ trọng yếu của công ty. PVFC phải chuẩn bị đủ điều kiện về cán bộ, về nghiệp vụ, mạng lưới và quan hệ hợp tác với các định chế tài chính trong và ngoài nước đảm bảo: Thu xếp vốn thành công cho các dự án phát triển của PVN và các đơn vị thành viên, tài trợ cho các dự án của các tổ chức và cá nhân khác phù hợp với mục tiêu kinh doanh và phát triển của PVFC.

-Triển khai đồng bộ và kết hợp nhuần nhuyễn các dịch vụ và sản phẩm tài chính( đồng tài trợ, tín dụng xuất nhập khẩu, gọi vốn cổ phần, ủy thác đầu tư, phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các hình thức tạo vốn thông qua thị trường chứng khoán...) để thỏa mãn nhu cầu to lớn về vốn cho các dự án trong và ngoài ngành Dầu khí.

-Đầu tư tài chính: Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư với phương châm hoạt động “PVFC là một nhà đầu tư chuyên nghiệp”. Phát huy tối đa hạn mức đầu tư dự án được phép, nâng cao khối lượng vốn ủy thác đầu tư, tập trung vào các dự án trong ngành, tham gia một số dự án ngoài ngành đạt hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo an toàn vốn đầu tư. Đẩy mạnh hoạt động mua bán doanh nghiệp và chuyển nhượng cơ hội đầu tư. Nhận ủy thác và quản trị vốn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng. Đầu tư dự án song song với cung cấp các dịch vụ tài chính của PVFC.

-Hoạt động cho vay gắn liền với đầu tư tài chính và quản lý dự án, phát huy tối đa các dịch vụ tài chính kèm theo. Gắn kết các dịch vụ hỗ trợ hoạt động cho vay dự án để tăng tính hấp dẫn của hoạt động cho vay, gắn kết lợi ích giữa công ty tài chính và chủ đầu tư.

-Cho vay dựa trên quá trình thẩm định, phân tích dự án một cách chi tiết với tất cả các chỉ tiêu tài chính liên quan đến dự án phải được tính toán một

cách kĩ lưỡng để phòng ngừa rủi ro khi cho vay dự án không khả thi.Cho vay dựa trên cơ sở có tài sản đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của pháp luật.

-Tham gia đồng tài trợ, ủy thác cho vay với những tổ chức tín dụng khác để phát huy tối đa sức mạnh về vốn, kinh nghiệm, đồng thời hạn chế rủi ro.

3.2.Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay dự án của công ty Tài Chính Dầu Khí

3.2.1.Xây dựng chiến lược phát triển dài hạn cho hoạt động cho vay dự án

Trên con đường trở thành một định chế tài chính xương sống của nền kinh tế, PVFC không ngững nỗ lực để khẳng định thương hiệu thông qua chất lượng các dịch vụ mà công ty hiện nay đang thực hiện. Muốn vậy, trước hết PVFC cần có chiến lược phát triển dài hạn, với tầm nhìn tăng trưởng, phát triển những sản phẩm dịch vụ hỗ trợ đi kèm việc phát triển hoạt động cho vay dự án của công ty. Hoạt động cho vay dự án hiện nay là một mảng nhỏ trong hoạt động tín dụng của công ty, do đó chưa có nhiều dịch vụ hỗ trợ đi kèm. Công ty cần có kế hoạch phát triển mảng dịch vụ này một cách hợp lý, cùng với việc mở rộng quy mô dự án, đa dạng hóa các loại hình cho vay dự án như cho vay hợp vốn, cho vay theo hình thức tín chấp....

Việt Nam gia nhập WTO, cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp được mở rộng, do đó nhu cầu vốn để đầu tư dự án ngày càng tăng. Công ty cần có chính sách tín dụng hợp lý để kịp thời điều chỉnh hoạt động cho vay phù hợp. Mỗi một thời kỳ phát triển, cần có một chính sách tín dụng hợp lý, phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế.

3.2.2.Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của các dự án lớn

Để mở rộng quy mô hoạt động, công ty Tài Chính Dầu Khí cần có kế hoạch tăng vốn điều lệ công ty. Với vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ, hiện nay vốn điều lệ công ty đã tăng lên 3000 tỷ. Tuy nhiên, do hiện nay nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu vốn ngày càng tăng lên, bên cạnh đó công ty còn bị hạn chế về hạn mức cho vay của các công ty tài chính. Tính trên vốn điều lệ, hạn mức cho vay là 15% đối với một dự án. Để có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án lớn và cạnh tranh với hệ thống các ngân hàng thương mại hiện nay đang rất phát triển, công ty cần có chiến lược tăng vốn. Mặt khác, hoạt động huy động vốn cũng cần được đẩy mạnh. Để tăng cường được hoạt động huy động vốn, cần có chính sách lãi suất hấp dẫn khách hàng, từ đó thu hút được tiền gửi từ phía khách hàng. Do công ty tài chính không được huy động tiền gửi dưới một năm, nên chỉ có thể huy động các nguồn tiền gửi trung và dài hạn, cần đặc biệt quan tâm đến việc phát hành trái phiếu và giấy tờ có giá để thực hiện huy động vốn.

Trong tiến trình hội nhập, việc liên kết, liên doanh với các tổ chức tín dụng khác để có thể cho vay các dự án lớn là một điều hết sức cần thiết. Đối với các dự án yêu cầu vốn lớn, vượt quá hạn mức của công ty, công ty có thể cùng tham gia tài trợ với các tổ chức tín dụng khác, gọi là hoạt động thu xếp cần có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức tín dụng khác bằng biệc ký kết các hợp đồng hợp tác kinh doanh, cùng hỗ trợ nhau trong hoạt động.

3.2.3.Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng

“Tầm nhìn tăng trưởng - Cam kết vững chắc - Thành công tài chính” là tôn chỉ hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí. Tư tưởng của tôn chỉ thể hiện rõ nhiệm vụ chiến lược của Công ty là: đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư

phát triển của ngành Dầu khí Việt nam và vận hành sinh lời hiệu quả nhất mọi nguồn tài chính tiền tệ của ngành Dầu khí.

Để thực hiện thành công các mục tiêu và cam kết trên, Công ty tài chính Dầu khí coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực, văn hoá Công ty và hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin tài chính ngân hàng. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đặt trọng tâm vào công tác tuyển dụng, đào tạo đội ngũ với chế độ đãi ngộ hợp lý và môi trường làm việc văn minh hiện đại.

Con người luôn là nhân tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của mọi hoạt động kinh tế xã hội. Trong hoạt động cho vay thì đội ngũ cán bộ tín dụng là những người trạc tiếp tiến hành cho vay cũng như chịu trách nhiệm về chất lượng của các khoản vay đó. Các cán bộ tín dụng không chỉ cho quyết định cho vay mà còn có khả năng tư vấn, giúp cho các DNVVN xây dựng các dự án phát triển kinh doanh đảm tính khả thi cao, đồng thời kiểm tra giám sát việc thực hiện dự án, thu hồi gốc và lãi đúng hạn.

Năng lực cũng như phẩm chất của các cán bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của khoản vay. Do vậy, để đảm bảo an toàn tín dụng, cần thường xuyên nâng cao trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp đối với các cán bộ tín dụng nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác.

Xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn, nhiệt tình năng nổ và có đạo đức nghề nghiệp. Công ty thường xuyên tổ chức các khóa học đào tạo nhằm bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng và kiểm soát viên. Qua các khóa học, các cán bộ tín dụng không những được trau dồi về mặt kiến thức mà còn có thể chia sẻ thông tin, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Mặt khác cần chuyên mốn hóa đội ngũ cán bộ tín dụng trong hoạt động cho vay dự án. Các cán bộ tín dụng cho vay dự án cần được trau dồi nhiều hơn kiến thức về công tác thẩm định một dự án, xem xét xem dự án có khả thi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hay không, nếu chấp nhận cho vay thì có gặp rủi ro hay không. Tránh sự chồng chéo trong hoạt động cho vay, một cán bộ tín dụng vừa phải thực hiện xét duyệt cho vay dự án và xét duyệt cấp tín dụng cho một doanh nghiệp mở rộng sản xuất, điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến thời hạn xét duyệt cho vay, thời hạn thực hiện dự án mà còn ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay khi người cán bộ tín dụng không thể đi sâu sát với dự án đó.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay dự án tại công ty Tài Chính Dầu Khí (Trang 64 - 69)