Tăng cường huy động vốn từ các nguồn

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 63)

Phân tích sâu về thực trạng phát triển của ngành điện, vấn đề lớn nhất hiện nay đối với ngành điện lực là nhu cầu bức xúc về nguồn vốn . Để tiếp tục triển khai thực hiện các dự án điện các năm tiếp theo các Bộ, ngành, các ngân hàng thương mại liên quan và Tập đoàn Điện

============================================================

lực Việt Nam (EVN) cần chủ động, hợp tác chặt chẽ hơn để xử lý những vướng mắc, khó khăn về vốn để thực hiện các dự án điện, tuyệt đối không để chậm, giãn, dừng thi công các dự án điện quan trọng và cấp bách. Bên cạnh vốn đầu tư nước ngoài dưới dạng các dự án BOT, các nhà máy điện độc lập (IPP), Việt Nam cần huy động nhiều hơn nguồn vốn phi chính phủ ở trong nước thông qua các liên doanh, phát hành trái phiếu trong nước và cổ phần hóa.

Một kênh huy động vốn của EVN mà thời gian qua đã tiến hành là cổ phần hóa các nhà máy và đơn vị phân phối điện. Đây là kênh huy động vốn quan trọng và đã đem lại hiệu quả không nhỏ. Theo đó, EVN cần tiếp tục cổ phần hóa các nhà máy và đơn vị phân phối điện. Trước mắt, EVN sẽ tiến hành cổ phần hóa các nhà máy mới sau 1 năm đưa vào vận hành là thủy điện Sê San 3, Quảng Trị, A Vương, Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah, Đồng Nai 4 và bán tiếp cổ phần của EVN ở hai công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng và Quảng Ninh và dự tính thu được với tổng giá trị 8.273 tỷ đồng.

Nghiên cứu tham gia thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu trong và ngoài nước để đầu tư các công trình điện. Phương án huy động vốn bằng phát hành trái phiếu trong nước (trái phiếu công trình) cho một số dự án thuỷ điện đi vào hoạt động giai đoạn 2005-2010 cần được EVN xúc tiến. Cụ thể, sẽ phát hành 6 dự án gồm thủy điện A Vương, Buôn Tua Srah, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Sông Ba Hạ, Sê San 4 và 2 công trình thủy điện Sơn La và Bản Vẽ, bổ sung nguồn vốn khoảng 6.597 tỷ đồng. Mặt khác, nghiên cứu trình Bộ Tài chính phát hành trái phiếu công ty ra nước ngoài với giá trị hàng năm 500 triệu USD.

Một giải pháp theo EVN là khả thi và huy động được nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển là đưa các nhà máy mới kêu gọi đầu tư theo hình thức IPP và đấu thầu EPC (như cụm các nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2, 3, 4; nhiệt điện Ô Môn 3, 4; nhiệt điện Nhơn Trạch; nhiệt điện Mông Dương giai đoạn 2; thủy điện Nho Quế 1, 2, 3; thủy điện Sê Rê Pok 4, thủy điện Thượng Kon Tum, thủy điện Khe Bố...; thành lập công ty tài chính điện lực; ngân hàng cổ phần có sự tham gia của EVN...

Tiếp tục triển khai một số công trình đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), liên doanh hoặc BOO để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư, đồng thời tăng khả năng trả nợ cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam.

Tăng cường quan hệ với các ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế để vay vốn đầu tư, ưu tiên vay các nguồn vốn ODA có lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài (ODA chỉ giao cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam); sau đó đến các ngân hàng thương mại với phương châm khi các ngân hàng trong nước không đáp ứng được thì vay các ngân hàng thương mại nước ngoài.

============================================================

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: trước mắt EVN cần tập trung thực hiện tốt các thoả thuận hợp tác đã ký với các quốc gia, tổ chức quốc tế và xúc tiến các chương trình hợp tác mới thông qua hỗ trợ của các tổ chức JICA, METI, JETRO, JEPIC; xúc tiến việc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, chuẩn bị tiến tới đàm phán các điều khoản mua bán than, cụ thể với các đối tác úc, Indonexia cũng như các đối tác chiến lược về nhập khẩu than và liên hệ với các đối tác về khả năng cung cấp than từ các nguồn Lào, Nga, Nam Phi; đôn đốc thực hiện các dự án song phương với Châu Âu, tìm kiếm các nguồn vốn ODA song phương phù hợp cho các dự án đòi hỏi thiết bị công nghệ cao mà các nhà sản xuất trong nước không thể đáp ứng được; đẩy mạnh hợp tác giữa EVN và các doanh nghiệp LB Nga, Ucraina và các doanh nghiệp các nước trong khối Đông Âu trong lĩnh vực điện, triển khai các hoạt động hợp tác với HAPUA, Trung Quốc qua các công trình và hợp tác cụ thể, thiết thực như mua bán điện cấp 220 kV, nghiên cứu đấu nối với cấp 500 kV và các công trình nguồn điện khác... duy trì và đẩy mạnh hơn nữa các hợp tác với Lào và Campuchia; Tham gia các hoạt động tuyên truyền về dự án điện nguyên tử, giao lưu với các đối tác quốc tế về cải tổ ngành điện, về hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong bối cảnh mới.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 63)