Giảm tỷ lệ tổn thất điện năng

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 68)

Theo yêu cầu của Chính phủ, đến năm 2010, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải giảm tỷ lệ tổn thất điện năng xuống còn 8%, thấp hơn 1% so với yêu cầu trong Chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010 tại Quyết định số 80/2006/QĐ-TTg. Đây là một thách thức rất lớn đối với EVN, nếu như phụ tải công nghiệp trong cơ cấu phụ tải không tăng một cách đột biến và nguy cơ thiếu nguồn, phải huy động công suất cao từ các nguồn điện hiện có không sớm được khắc phục. Hơn nữa, việc giảm tỷ lệ tổn thất điện năng phụ thuộc rất nhiều vào công tác đầu tư phát triển và cải tạo, hoàn thiện lưới điện, lắp đặt hệ thống bù công suất phản kháng, đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý, chống tổn thất thương mại...

Tỷ lệ tổn thất điện năng hiện nay đã sát với tổn thất kỹ thuật, để tiếp tục giảm tổn thất kỹ thuật EVN cần triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp cả về đầu tư lẫn quản lý vận hành; khẩn trương thực hiện công tác đầu tư xây dựng mới các công trình đường dây và trạm biến áp nhằm đưa điện áp cao vào gần các trung tâm phụ tải, rút ngắn bán kính cấp điện, san tải cho các đường dây và trạm biến áp đã đầy tải; tăng cường lắp đặt tụ bù để đảm bảo cos các suất tuyến trung áp phải đạt 0,95 trở lên, đồng thời xem xét thay mới các máy biến áp đã vận hành quá lâu, có hiệu suất thấp, nghiên cứu áp dụng công nghệ mới.

Cần xác định rõ: biện pháp đầu tư phát triển lưới điện, cải tạo nâng cấp lưới điện đóng

vai trò quan trọng nhất, biện pháp này đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn và cần có thời gian thực hiện và đây thực sự là một thách thức rất lớn đối với EVN.

Đối với công tác quản lý vận hành: Trong chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện,

phải đảm bảo điện áp các nút trong tiêu chuẩn cho phép, tăng cường các biện pháp quản lý vận hành như: Cân bằng pha; hoán vị máy biến áp đầy, non tải; khai thác tốt hệ thống tụ bù hiện có; tiếp tục triển khai áp dụng công nghệ mới; khai thác hiệu quả hệ thống SCADA, các phần mềm tính toán hiện có để vận hành kinh tế hệ thống điện và giảm TTĐN.

Giải pháp khoa học - công nghệ nhằm giảm tỷ lệ tổn thất điện năng:

• Tăng cường đầu tư khoa học - công nghệ và quản lý để tiếp tục phấn đấu giảm tổn thất điện năng xuống khoảng 10% vào năm 2010 và dưới 10% vào những năm sau. Áp dụng công nghệ thích hợp trong ngành để nâng cao hiệu quả đầu tư và hoạt động sản

============================================================

xuất, kinh doanh. Sử dụng công nghệ thông tin để đảm bảo vận hành tối ưu hệ thống điện.

• Thực hiện chương trình quản lý nhu cầu (DSM) để cắt giảm công suất đỉnh nhằm tiết kiệm đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi trong vận hành hệ thống điện, tiết kiệm điện trong tiêu dùng.

• Tập trung nghiên cứu khoa học, công nghệ tiên tiến áp dụng cho sản xuất và truyền tải điện năng. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại theo hướng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tác động đến môi trường với những bước đi hợp lý.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w