Lãnh thổ Bắc Giang bao gồm 9 huyện và một thị xã: thị xã Bắc Giang và các huyện Việt Yên, Tân Yên, Lạng Giang, Hiệp Hoà, Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Dũng. Toàn tỉnh có 227 xã, phường, thị trấn (206 xã, 7 phường, 14 thị trấn ). Số xã miền núi là 126 xã, xã vùng cao 43 xã, xã trung du 58 xã. Vị trí địa lý của các huyện đã tác động rất lớn đên việc phân bổ vốn đầu tư.
Bảng 2. Cơ cấu vốn đầu tư xã hội theo vùng lãnh thổ thời kỳ từ năm 1997-2001.
Lãnh thổ Vốn đầu tư (tỷ đồng) (theo giá hiện hành)
Cơ cấu vốn đầu tư % Toàn tỉnh 3.656,5 100 Thị xã 1.910,37 53 Việt yên 284,78 7 Tân Yên 208,96 5 Lạng Giang 215,356 6 Hiệp Hoà 194,496 5 Yên Dũng 206,889 5 Yên thế 175,567 4 Sơn Động 192,398 5 Lục Nam 197,265 5 Lục Ngạn 193,356 5
(Nguồn : UBND các huyện thị, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của các huyện thị đến năm 2010).
Bảng số liệu đã phản ánh được phần nào về cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ trên địa bàn tỉnh. Thật vậy, trong giai đoạn 1997- 2001, phần đầu tư vào thị xã Bắc Giang đã chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư của toàn tỉnh. Đứng thứ hai là các huyện Việt Yên 7% và Lạng Giang 6%, sở dĩ như vậy là do các huyện có vị trí đia lý và điều kiện thuận lợi hơn cả. Hai huyện này đều là huyện trung du, gần thị xã, có đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua. Các huyện còn lại mỗi năm có khoảng từ 4% đến 5 % tổng vốn đầu tư được phân bổ vào các vùng này. Nguyên nhân có sự mất cân đối như vậy là vì cơ sở hạ tầng của thị xã tốt hơn nhiều các huyện trong tỉn. Thêm vào đó thị xã lại tập trung phần lớn các cơ quan, tổ chức đầu ngành của tỉnh và là khu vực tập trung dân cư sinh sống nhất trong tỉnh. Thị xã lại có đường quốc lộ 1A đi qua nối liện giữa thủ đô Hà Nội và Trung Quốc, một số các nhà máy bia, nhà máy phân đạm hoá chất, nhà máy may cũng nằm trong thị xã Bắc Giang. Thị xã là trung tâm thương mại lớn trong tỉnh vì vậy phải đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, thương mại, cơ sở hạ tầng, điều này khiến cho thị xã thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn. Hai huyện Việt Yên và Lạng Giang sở dĩ thu hút vốn đầu tư đứng thứ hai là do có vị trí thuận lợi, dân cư phân bố đều, là huyện trung du đi lại thuận lợi, có diện tích đất nông nghiệp lớn, khối lượng trao đổi buôn bán trên địa bàn huyện là rất lớn và để thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán hơn nhiều nhà đầu tư đã tập trung đầu tư trên địa bàn huyện. Hơn nữa trên hai huyện này đều có các nhà máy hoạt động như huyện Lạng Giang có nhà máy chế biến hoa quả, thu hút một lượng lớn sản phẩm nông nghiệp từ các huyện trong tỉnh, nhà máy may Hàn Quốc thu hút lượng lao động lớn, huyện Việt Yên tập trung các nhà máy gạch Hồng Thái, công ty may, Khu công nghiệp Đình Trám. Các huyện còn lại, mặc dù cũng tham gia vào lĩnh vực công nghiệp, thương mại, du lịch nhưng không đáng kể mà chủ yếu là nông lâm nghiệp, khai thác thuỷ sản. Vì vậy vốn đầu tư vào đây không đáng
kể mà chủ yếu vốn đầu tư vào các chương trình quốc gia: như phủ xanh đất trống đồi núi trọc, xoá đói giảm nghèo, xoá nạn mù chữ và các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng như giao thông, trạm xá, trường học. Như vậy ở các huyện này hầu hết là lấy từ Ngân sách Nhà nước.
Trong điều kiện vốn đầu tư của tỉnh là có hạn thì nó phải được phân bổ trước tiên vào những vùng có tiềm năng dựa trên những điều kiện về tự nhiên, điều kiện cơ sở hạ tầng để tạo ra bước nhảy vọt của cả tỉnh, tạo đà cho sự phát triển vùng khác, vì vậy cơ cấu đầu tư như trên là hợp lý trong ngắn hạn. Tuy nhiên, mục tiêu lâu dài là phải tạo ra sự phát triển đồng đều về kinh tế giữa các vùng do đó cần phải có sự quan tâm đầu tư hơn nữa cho các vùng ít có điều kiện phát triển.