Hiệuquả sử dụngVCĐ tại Tổng công ty Than Việt Nam.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Than Việt Nam (Trang 69 - 73)

II. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNGVỐN TẠI TCT TVN

2. Tình hình sử dụngvốn của TCT TVN.

2.3. Hiệuquả sử dụngVCĐ tại Tổng công ty Than Việt Nam.

Hiệu quả sử dụng VCĐ tại TCT TVN đã đánh giá và xem xét dựa trên các chỉ tiêu sau:

 Mức doanh lợi VCĐ  Hiệu quả sử dụng VCĐ  Hàm lượng VCĐ.

Các chỉ tiêu trên được thể hiện cụ thể trên bảng sau:

B

ảng 9: Hiệu quả sử dụng VCĐ tại TCT Đơn vị :Tỷ đồng

Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 99 so với 98 2000so với 99 2001so với 2000 ± % ± % ± % DT 4780 4558 4254 5190 -222 95 -304 93 936 122 LN 35 51 32 60 16 146 -19 63 28 187.5 VCĐbq 1901 1984 2101 2207 83 104 117 106 106 105 LN/ VCĐ 0.018 0.026 0.015 0.027 0.008 144 -0.01 1 58 0.012 180 DT/ VCĐ 2.515 2.297 2.035 2.352 -0.21 8 91 -0.26 2 89 0.317 116 VCĐ/ DT 0.398 0.435 0.494 0.425 0.037 109 0.059 114 -0.06 9 86

3.3.1. Hiệu suất sử dụng VCĐ

Số lượng doanh thu trên một đồng VCĐ cũng gần giống như số doanh thu trên một đồng VLĐ. Điều này hợp lý vì tỷ trọng VCĐ và VLĐ trong tổng nguồn vốn của TCT là ở mức tương đương nhau. Nhìn vào bảng ta thấy hiệu quả sử dụng VCĐ của TCT biến động không ổn định giảm sau đó lại tăng. Điều này có thể được lý giải như sau:

 So với năm 1998

Năm 1999, doanh thu giảm 222 tỷ đồng (≈5%) trong khi VCĐ bình quân của TCT lại tăng 83 tỷ (≈4%)làm cho hiệu quả sử dụng vốn của TCT

giảm mạnh .

 So với năm 1999

Tương tự như giai đoạn trước, doanh thu của TCT tiếp tục giảm trong khi VCĐ bình quân lại tăng làm cho hiệu quả sử dụng vốn của TCT càng thấp hơn.

 So với năm 2000

Năm 2000, doanh thu có sự tăng trưởng trở lại với tốc độ là ≈

22%(936 tỷ) trong khi VCĐ bình quân tăng nhưng với tốc độ tăng thấp hơn nhiều ≈5%(106tỷ) làm cho hiệu quả sử dụng vốn của TCT tăng . Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do năng suất lao động, năng suất thiết bị đã tăng lên đáng kể trong năm 2001 nhờ TCT đã tổ chức sản xuất và tổ chức lao động hợp lý, cải thiện cách trả lương gắn thu nhập với hiệu quả lao động, vừa tiết kiệm chi phí lại vừa khuyến khích được người lao động tăng năng suất. Sự tăng trưởng cao trong năm 2001 đã chỉ ra cách thức quản lý

và sử dụng tài sản của TCT là rất tốt và nhiệm vụ trong thời gian tới của TCT là phát huy hiệu quả công tác này.

3.3.2. Mức doanh lợi VCĐ

Một đồng vốn của TCT làm ra rất ít lợi nhuận . Vì lợi nhuận của TCT rất nho so với tiềm lực của ngành .Hơn nữa mức doanh lợi VCĐ của TCT cung biến động không ổn định giống như mức doanh lợi của nguồn VCĐ và diễn biến này theo chu kỳ : Tăng -giảm –Tăng. Điều này được lý giải như sau:

 So với năm 1998, lợi nhuận TCT tăng 16 tỷ đồng (≈46%) trong khi VCĐ của TCT cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn 4% làm cho mức doanh lợi của TCT tăng.

 So với năm 1999, lợi nhuận của TCT giảm 19 tỷ đồng (≈37%) và VCĐ của TCT lại tăng 117 tỷ(≈5,9%) làm cho mức doanh lợi của TCT

giảm.

 So với năm 2000, lợi nhuận của TCT giảm tăng mạnh 28 tỷ (≈ 87.5%) trong khi VCĐ bình quân tăng nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều 106 tỷ (≈5%) làm cho mức doanh của TCT lại tăng . Như vậy trong giai đoạn này mức doanh lợi vốn không những tăng trở lại mà còn đạt mức cao nhất trong những năm qua . Điều này chứng tỏ rằng TCT đã có những bước đi thích hợp trong quá trình quản lí và sử dụng vốn .

3.3.3. Hệ số đảm nhiệm VCĐ

Năm 1998 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0.398 đồng VCĐ Năm 1999 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0.435 đồng VCĐ

Năm 2000 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0.494 đồng VCĐ Năm 2001 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0.425 đồng VCĐ

Như vậy hệ số đảm nhiệm VCĐ biến động ngược lại với hệ số hiệu quả sử dụng vốn tức là tăng sau đó lại giảm. Như vậy nó đánh dấu sự cố gắng của TCT trong việc giảm chi phí TSCĐ, khắc phục được sự tăng lên của giai đoạn 1998-2000.

Có thể nói qua các số liệu trên phần nào giúp ta đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của TCT trong thời gian qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nó đã có những bước chuyển biến tích cực góp phần làm tăng lợi nhuận của TCT

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Than Việt Nam (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w