III. ĐÁNH GIÁ HIỆUQUẢ SỬ DỤNGVỐN TẠI TCT TVN
1.2. Nguyên nhân dẫn đến thành công
Để có được những kết quả như vậy trong thời gian qua chủ yếu là do những nguyên nhân sau
1.2.1. Nguyên nhân khách quan
♥ Trong những năm vừa qua TCT TVN cũng như các TCT khác thuộc ngành năng lượng đã được nhà nước quan tâm đầu tư hơn, do vậy
vốn Ngân sách nhà nước cấp ngày một tăng lên, các chính sách mới được đưa ra đều nhằm khôi phục và phát triển ngành năng lượng .
♥ TCT có lợi thế về nguồn nguyên liệu sản xuất. Nguyên liệu chính của TCT là than, mà ở nước ta lại khá giàu về nguồn tài nguyên này. Cụ thể như:
Bể than atracite ở Quảng NInh với trữ lượng 3.3 tỷ tấn. Than nâu ở đồng bằng Bắc bộ trữ lượng từ 36-200 tỷ tấn
Than mỡ ở các tỉnh miền núi phía Bắc trữ lượng từ một vài trăm nghìn đến một vài triệu tấn.
Than bùn ở cả ba vùng Bắc – Trung –Nam với trữ lượng khoảng 6 tỷ tấn …
♥ Việc Chính phủ ban hành một số luật thuế mới như VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu trên vốn Ngân sách tuy còn một số điều phải bàn nhưng nhìn chung nó cho phép các TCT nói riêng và các doanh nghiệp Việt nam nói chung có một sân chơi công bằng và thông thoáng hơn.
♥ Định hướng đổi mới kinh tế của nhà nước, mở cửa hội nhập nền kinh tế nước ta với khu vực và trên thế giới đã mở ra cho TCT nhiều cơ hội hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó là việc đổi mới cải cách doanh nghiệp Nhà nước cho phép các doanh nghiệp tự chủ trong kinh doanh, bảo toàn và phát triển nguồn vốn của mình, đổi mới hệ thống ngân hàng, ban hành một loạt, các nghị định thông tư hướng dẫn thực hiện luật doanh nghiệp , quản lý hoạt động kinh doanh… đã tạo cho TCT dễ dàng
hơn trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh, hoạt động mua bán giao dịch với khách hàng và bạn hàng của mình.
1.2.2.Nguyên nhân chủ quan
♥ TCT là một doanh nghiệp nhà nước thực hiện hạch toán độc lập do vậy, TCT cũng gặp nhiều khó khăn như tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện tại, TCT đã và đang tháo gỡ dần các khó khăn của mình trên thị trường, tạo được niềm tin đối với mọi khách hàng và đối tác, ngân hàng. Vốn Ngân sách và vốn vay ngân hàng tăng hàng năm do vậy mà nguồn vốn đầu tư tăng.
♥ Trong những năm vừa qua TCT tăng cường đầu tư vào TSLĐ và TSCĐ, tích cực đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ mới, lắp đặt các dây chuyền hiện đại cho các đợn vị thành viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác và sản xuất than. Việc doanh thu của TCT trong năm 2001 tăng lên đáng kể là do cơ cấu tài sản được đầu tư hợp lý, TCT đa thực hiện tôt việc lập kế hoạch sử dụngvốn, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc lập kế hoạch, tìm tòi thị trường mới khẳng định mình với thị trường cũ .
♥ TCT đã thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập với một số công ty thành viên làm cho đơn vị này có trách nhiệm hơn trong việc quản lý TSCĐ được giao, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn đươc cấp phát , đồng thời tự tìm nguồn vốn tài trợ mới… và dần dần khắc phục được những nguyên nhân sử dụng vốn kém hiệu quả do các dợn vị thành viên phải có trách nhiệm trong việc bảo toàn vốn và sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
♥ Trình độ nghiệp vụ và quản lý của cán bộ công nhân viên TCT TVN ngày càng được nâng cao do TCT luôn quan tâm và tạo điều kiện học tập, nghiên cứu.
♥ TCT mạnh dạn xoá bỏ những đơn vị thành viên làm ăn kém hiệu quả nhất, chẳng hạn trong năm 2000TCT đã mạnh dạn giải thể công ty than Cẩm Phả
2. Hạn chế và nguyên nhân
2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được TCT còn có những hạn chế nhất định trong quá trình sử dụng vốn, đó là hiệu quả sử dụng vốn tại TCT chưa cao và không ổn định, thể hiện qua:
♥ Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn chưa cao và không ổn định, năm 1998 là 1.182; năm 1999 là 1.103; năm 2000 là 0.982 và năm 2001là 1.164
Hiệu suất sử dụng VCĐ thấp, năm 1998 là 2.515 năm 1999 là 2.297; năm 2000 là 2.025; năm 2001 là 2.352
Hiệu quả sử dụng VLĐ(số vòng quay VLĐ) chưa cao, năm 1998 là 2.231; năm 1999 là 2.122; năm 2000 là 1.934; năm 2001 là 2.305.
Mức doanh lợi VCĐ và VLĐ của TCT không những rất thấp mà còn biến động không ổn định theo chu kỳ Tăng –Giảm –Tăng .
♥ Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu và lợi nhuận /vốn cũng rất thấp, mặc dù doanh thu hàng năm tương đối cao .
♥ TCT không có khả năng thanh toán ngay, dồn dập một lúc các khoản nợ ngắn hạn . Năm 1998 khả năng thanh toán nhanh của TCT là 9.51%; năm 1999 là 9.86%; năm 2000 là 9%; và năm 2001 là 23.5%.
2.2. Nguyên nhân
2.2.1. Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn không cao
♥ Về sản phẩm và cơ cấu sản phẩm :Than sạch và than nguyên khai, đó là hai mặt hàng chính của TCT đưa vào thị trường (trong đó than nguyên khai chiếm tỷ trọng lớn). Mặt hàng xuất khẩu của TCT chủ yếu là than nguyên khai do vậy đã làm giảm bớt giá trị của sản phẩm dẫn đến lợi nhuận thu được không cao .
♥ Về hệ thống sản xuất :
Về công nghệ: công nghệ sản xuất và khai thác than mặc dù luôn được TCT đổi mới song công nghệ chưa được trang bị đồng bộ và hiện đại ,do vậy mà chưa tận dụng được hết nguồn tài nguyên quý hiếm này, ảnh hưởng đến khai thác và chất lượng than.
Về thiết bị:Thiết bị sản xuất và khai thác than ở các đơn vị vẫn chủ yếu là những thiết bị cũ, thô sơ, do vậy mà sản lượng thu được không cao, năng suất thấp, chi phí sửa chữa thiết bị tốn kém…
Về lao động: mặc dù lao động của ngành than tăng dần lên qua các năm nhưng đội ngũ công nhân lao động làm việc bằng sức người là chủ yếu, trình độ thấp , do vậy việc áp dụng những tiến bộ khoa học bị hạn chế nhiều.Đời sống công nhân có nhiều khó khăn, lương công nhân thấp , công
việc vất vả do vậy mà không kích thích được công nhân hăng hái lao động ,tìm tòi phương thức sản xuất mới phù hợp và hiệu quả.
Về tổ chức: Đây là khó khăn chung của TCT trong toàn bộ nền kinh tế, Mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Ban giám đốc , người lao động cũng như mối liên hệ giữa TCT với các thành viên vừa chặt vừa lỏng, chưa thực sự tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh
♥ Về hệ thống cung ứng vật tư thiết bị từ bên ngoài :Các thiết bị chủ yếu mà TCT nhận được từ nước ngoài chủ yếu là những thiết bị cũ, lạc hậu so với các nước phát triển ,giá nhập lại cao do vậy mà nguồn vốn chi cho đầu tư máy móc thiết bị lớn và do vậy nếu TCT không biết cách vận dụng triệt để máy móc thiết bị dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn vốn .
2.2.2. Nguyên nhân tỷ suất lợi nhuận thấp vì:
♥ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của TCT lớn, năm 1998 là 554 tỷ đồng năm 1999 là 645 tỷ đồng, năm 2000 là 745 tỷ, năm 2001 là 593 tỷ đồng.
♥ Các khoản giảm giá hàng và giá trị hàng bán trả lại tăng lên hàng năm , mỗi năm mất khoảng 1300-1500 triệu đồng.
♥ Các khoản phải thu và dự trữ của TCT chiếm một tỷ trọng lớn trong VLĐ do vậy dẫn đến viêc không tận dụng được hết nguồn vốn và sử dụng lãng phí
B
ảng 10:
Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001
Dự trữ 1094 927 1048 1425 760
Tỷ trọng 78,4% 90,6% 83,4% 85,9% 78,3%
Nguồn: Ban Kế toán-Thống kê- Tài chính
Khoản phải thu lớn làm cho nguồn VLĐ của TCT bị lưu đọng trong tay khách hàng. Tình trạng chiếm dụng vốn như vậy sẽ gây nhiều khó khăn cho TCT trong công tác thanh toán của mình. Tiếp nữa là TCT luôn phải đi vay để tiếp tục hoạt động kinh doanh, phải trả lãi vay trong khi có vốn nhưng không sử dụng được, đây là điều hết sức mâu thuẫn dẫn đến làm giảm lợi nhuận.
Hàng tồn kho của TCT ngày càng có xu hướng tăng (trừ năm 2001) và cũng chiếm một tỷ lệ cao nhất trong tổng VLĐ. Hàng tồn kho lớn làm cho TCT bị ứ đọng vốn, VLĐ bị gắn chặt vào hàng tồn kho. Nguyên nhân chính là lượng dự trữ của TCT lớn (do đặc điểm kinh doanh của nghành là phải đảm bảo đủ dự trữ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và những khó khăn trong kinh doanh của ngành trong vài năm qua). Điều này cũng dẫn đến TCT thiếu vốn kinh doanh từ đó lại phải đi vay, phải trả chi phí cho khoản vay tạo ra một vòng luẩn quẩn :” Vốn có nhưng vẫn phải đi vay” thêm vào đó VLĐ tồn tại dưới dạng hàng tồn kho làm cho chúng chậm luân chuyển, vòng quay của đồng vốn bị chậm lại , kéo dài ngày luân chuyển.
♥ Các TSCĐ của TCT chưa được khấu hao nhanh. Do vậy, VCĐ của TCT cũng không được thu hồi nhanh để tiếp tục tái đầu tư vào TSCĐ.
♥ Thiết bị công nghệ lạc hậu, kể cả thiết bị cũ và thiết bị mới nhập về, làm cho chất lượng sản phẩm của TCT không cao.
2.2.3. TCT không có khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn vì vốn vay tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư. Do vậy mà chi phí trả cho nguồn vốn vay lớn, hơn nữa lợi nhuận của TCT lại tương đối nhỏ so với quy mô của ngành.