Xây dựng quy hoạch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Dệt- may (Trang 68 - 70)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC DỆT MAY Ở VIỆT NAM TỪ

3. Xây dựng quy hoạch

Để ngành Dệt - may Việt Nam phát triển theo hướng tích cực góp phần vào sự phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nền kinh tế thì công tác quy hoạch phát triển đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý nhằm cân đối vốn đầu tư trong toàn ngành, toàn nền kinh tế, giữa các địa phương. Thời gian qua, dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đặc biệt là chiến lược xuất khẩu đến năm 2010 của Chính phủ và các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn ở trong nước và tình hình quốc tế tổng công ty Dệt - may Việt Nam đã xây dựng tổng thể phát triển công nghiệp Dệt - may Việt Nam đến năm 2010 bao gồm các quy hoạch cơ bản như quy hoạch vùng phát triển công nghiệp Dệt , quy hoạch định hướng phát triển ngành may, quy hoạch đầu tư các dự án Dệt - may mới: cụ thể:

3.1. Quy hoạch vùng phát triển công nghiệp Dệt

Căn cứ phân vùng quy hoạch: Đặc điểm địa lý, khí hậu kết hợp tính truyền thống cũng như khả năng phát triển ngành Dệt hiện tại và trong tương lai, phối hợp các điều kiện kinh tế - xã hội, giao thông vận tải... của từng địa bàn.

Vùng I: Vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng sông Cửu Long, tập trung ở các tỉnh, thành sau: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, An Giang, Sông Bé, Đồng Tháp, Tây Ninh, Long An, lấy thành phố Hồ Chí Minh làm trung tâm.

Dự kiến sản lượng chiếm 50%-60% toàn ngành.

Vùng II: Vùng Đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh phụ cận, gồm: Thành phố Hà Nội, các tỉnh Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Nghệ An, lấy Hà Nội làm trung tâm.

Dự kiến sản lượng Dệt chiếm 30-40% toàn ngành.

Vùng III: Vùng duyên hải miền Trung và một số tỉnh khu 4 cũ gồm: Thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Khánh Hoà, Thừa Thiên Huế, lấy Đà Nẵng làm trung tâm.

Dự kiến sản lượng Dệt chiếm 10% toàn ngành.

3.2. Quy hoạch phát triển ngành may:

Trên cơ sở quy hoạch phát triển công nghiệp Dệt và đặc thù của ngành may, các dự án của ngành này được định hướng vào khắp các địa phương tại các thị trấn và thị xã. Các dự án này chuyên sản xuất hàng xuất khẩu thì trọng tâm vào 3 vùng I, II, III. Ưu tiên thuận tiện giao thông, gần các bến cảng.

Đối với các công trình có vốn đầu tư nước ngoài thì hướng trọng tâm vào các khu chế xuất, khu công nghiệp đã được hình thành ở cả 3 vùng quy hoạch.

3.3. Quy hoạch vốn đầu tư các công trình/ dự án đầu tư mới ngành Dệt - may từ 1996 đến năm 2010. may từ 1996 đến năm 2010.

Nhìn chung công tác xây dựng quy hoạch trong thời gian qua đã được quan tâm và khẩn trương thực hiện góp phần đáng kể vào việc thu hút vốn đầu tư và phát triển cân đối giữa các vùng. Tuy nhiên chất lượng quy hoạch còn chưa cao,

việc quy hoạch chi tiết ở một số địa phương còn tiến hành chậm, chưa đồng bộ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Dệt- may (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w