III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI FDI TRONG NGÀNH DỆT MAY.
2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước đối với các dự án FDI.
Thời gian qua đã tiến hành phân cấp uỷ quyền cho tất cả 61 tỉnh, thành phố và uỷ quyền cho 22 ban quản lý khu công nghiệp trong các dự án đầu tư nước ngoài nói chung và Dệt - May nói riêng.
Nhằm thực hiện tốt hơn công tác, cơ chế phân cấp, uỷ quyền và thống nhất quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Dệt - May cần tiếp tục thực hiện những công việc sau:
Các bộ ngành trung ương tiếp tục hướng dẫn cụ thể các địa phương về các vấn đề và xem xét, điều chỉnh các quy định không phù hợp thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương thực hiện một cách đơn giản các chính sách, quy định của Chính phủ, điều chỉnh phương thức quản lý phù hợp với cơ chế mới; chuyển giao quyền quản lý trực tiếp các doanh nghiệp cho các địa phương, tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu cơ chế, chính sách, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các địa phương, quản lý các doanh nghiệp lớn thuộc thẩm quyền (Bộ kế hoạch & đầu tư).
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các ban quản lý khu công nghiệp cần thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, thống kê theo định kì về đầu mối quản lý thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài). Cần lấy ý kiến của các bộ: kế hoạch đầu tư, công nghiệp....) về các dự án đầu tư nước ngoài: Từ khâu thẩm định, cấp giấy phép đầu tư đến theo dõi việc triển khai hoạt động.
Trong phạm vi chức năng, thẩm quyền của mình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp cùng các bộ ngành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt
động của các cơ quan quản lý Nhà nước về các dự án đầu tư nước ngoài để hướng dẫn, nhắc nhở và có biện pháp điều chỉnh khi cần thiết.
Đầu mối quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn hiện nay là UBND tỉnh, Thành phố. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố cần xây dựng và công bố công khai đầu mối chịu trách nhiệm, quy trình, thời hạn giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động của các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, ngăn ngừa các hiện tượng tham nhũng, xách nhiều tiêu cực có thể xảy ra. Hạn chế việc can thiệp, kiểm tra của các cơ quan bảo vệ pháp Luậtnhư công an, viện kiểm sát... và hình sự hoá các quan hệ kinh tế, các sai phạm nhỏ của doanh nghiệp khi không cần thiết.
Cần triệt để và kiên quyết hơn nữa trong việc quy định rõ ràng minh bạch các thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp, công khai các quy trình, thời hạn, trách nhiệm xử lý các thủ tục hành chính và kiên quyết giảm đầu mối, giảm các thủ tục hành chính không cần thiết nhằm tạo nên sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về cải cách hành chính; duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ đối thoại với hiệp hội các nhà đầu tư trong ngành Dệt - May.