Chính sách phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 26 - 30)

I/ TỔNG QUAN VỀ TẠO VIỆC LÀ MỞ VIỆT NAM 1 Tình hình lao động, việc làm ở Việt Nam.

2. Các chính sách tác động tới tạo việc là mở Việt Nam.

2.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực.

2.1.1. Chính sách phát triển giáo dục cơ bản.

Giáo dục cơ bản có ý nghĩa tạo nền móng cần thiết ban đầu, là tiền đề cần thiết cho phát triển đầo tạo nguồn nhân lực và qua đó góp phần tích cực đối với quá trình tạo việc làm cho người dân. Vì vậy, với việc đổi mới về nội

dung, yêu cầu của chính sách việc làm, chính sách phát triển giáo dục cũng phải thay đổi tương ứng. Trình độ phát triển giáo dục phổ thông (tỷ lệ biết chữ, trình độ phổ cập giáo dục - số năm giáo dục bắt buộc, tỷ lệ đi học của trẻ em trong các nhóm tuổi của mỗi cấp học…) được coi là nhân tố thuận lợi hay trở ngại cho việc đầu tư, hoạt động kinh doanh và giải quyết việc làm. Chính sách phát triển giáo dục cơ bản với trọng tâm là chính sách phổ cập giáo dục và xoá mù chữ đã nâng mục tiêu từ phổ cập tiểu học vào năm 2000 lên phổ cập tung học cơ sở vào năm 2010 và ở những nơi có điều kiện thuận lợi sẽ thực hiện phổ cập trung học phổ thông. Với mục tiêu chính sách như vậy, trình độ học vấn của dân số và lực lượng lao động biến đổi theo hướng giảm dần tỷ lệ không biết chữ, giảm nhanh tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học và tăng nhanh tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Biểu 2.2: Trình độ học vấn người lao động theo các cấp học (%).

Trình độ học vấn 2000 2004 2006 Tổng số 100.00 100.00 100.00 Không biết chữ 3.97 4.24 3.5 Chưa tốt nghiệp cấp I 16.49 15.48 Tốt nghiệp tiểu học 29.29 31.51 Tốt nghiệp THCS 33.01 30.40 26.85 Tốt nghiệp PTTH 17.24 18.37 23.5

(Nguồn: Điều tra lao động – việc làm hàng năm).

2.1.2. Chính sách phát triển đào tạo và dạy nghề.

Phương hướng chung là khuyến khích tăng nhanh quy mô đào tạo ở tất cả các cấp trình độ từ dạy nghề ngắn hạn, trung học chuyên nghiệp, đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học. Trong những năm vừa qua quy mô tuyển mới ở tất cả các cấp đào tạo tăng khá nhanh.

Biểu 2.3: Quy mô tuyển mới ở tất cả các cấp giai đoạn 2001-2007 (nghìn người). 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 I.Quy mô tuyển mới * 1. Tuyển mới dạy nghề 887,3 1.005,0 1.074,1 1.153,0 1.181,0 1.375,8 1.602.8 2. Tuyển mới THCN 148 166 194 250 267 320 384 3. Tuyển mới ĐH và CĐ 250 282 300 320 346 387 434 4. Tuyển mới sau đại học 5,9 8,8 11,5 14,5 15,6 16.8 18.2 II.Quy mô sinh viên ** 1. Trung học, chuyên nghiệp 271,2 389,3 360,4 465,3 535,5 855,5 1.239,5 2. Đại học, cao đẳng 974,1 1.020,7 1.131,0 1.319,8 1.430,6 1.817,6 2.251,6

(Nguồn: Bộ KH và ĐT (*), Niên giám thống kê (**)

Bên cạnh tăng nhanh số lượng, để đáp ững yêu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động và nhu cầu thực tế phát triển kinh tế, xã hội, cơ cấu đào tạo (theo trình độ đào tạo và theo ngành nghề đào tạo) được đổi mới theo hướng tăng nhanh hơn quy mô dạy nghề và từng bước điều chỉnh tăng quy

mô đào tạo các ngành nghề công nghệ, kỹ thuật và nông nghiệp. Đáng chú ý là sự chuyển biến có tính nhảy vọt trong đào tạo nghề:

* Về quy mô và cơ cấu đào tạo nghề.

- Ngày càng có nhiều người học nghề, tốc độ tăng hàng năm là 6.5%.Với kết quả này, đến cuối năm 2007, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề khoảng 25%.

Năm 2002, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề đến năm 2010. Trên cơ sở đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương kiện toàn hệ thống dạy nghề, thành lập thêm nhiều cơ sở dạy nghề, đặc biệt là cơ sở dạy nghề gắn với địa bàn dân cư, đào tạo theo các ngành nghề phù hợp với nhu cầu lao động của địa phương; phát triển cơ sở dạy nghề tư nhân, dạy nghề tại các doanh nghiệp, kèm cặp, truyền nghề tại làng nghề. Cho đến cuối năm 2007 đã thành lập mới hơn 100 trường dạy nghề, trong đó có 20 trường thuộc Bộ, ngành, 10 trường thuộc Tổng công ty, 40 trường công lập địa phương và còn lại là ngoài công lập. Xoá tình trạng các tỉnh trắng trường nghề ở các địa phương.

- Củng cố và đầu tư nâng cao năng lực các trung tâm dạy nghề: thành lập mới 288 trung tâm dạy nghề, cho đến nay số lượng trung tâm dạy nghề trên cả nước là trên 400 trung tâm.

- Phát triển các lớp dạy nghề trong các trường cao đẳng – trung học chuyên nghiệp, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân và các làng nghề. Hiện nay có trên 200 trường cao đẳng và THCN tham gia đào tạo nghề và hàng trăm cơ sở dạy nghề khác.

Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển đa dạng, từng bước dáp ứng nhu cầu lao động có nghề cho thị trường lao động, nhất là lao động có kỹ thuật cao cung cấp cho các ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, mở rộng quy mô dạy nghề ngắn hạn cho người lao động, nhất là lao động nông nghiệp, nông

thôn, người dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, góp phần thúc đẩy chuyển dich cơ cấu lao động, thực hiện công bằng xã hội trong dạy nghề.

Như vậy, đến nay tất cả các địa phương đều đã có trường dạy nghề; hệ thống các truờng dạy nghề quân đội và ở một số ngành kinh tế như đóng tàu, gốm sử, xi măng phát triển mạnh; số lượng cơ sở dạy nghê ngoài công lập tăng mạnh; mạng lưới trung tâm dạy nghề cấp huyện từng bước đáp ứng được nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo.

* Về nâng cao chất lượng và hiệu quả.

Chất lượng dạy nghề trong những năm qua đã có bước chuyển dịch tích cực nhằm gắn kết hiệu quả hơn với quá trình giải quyết việc làm. Tuy nhiên nhìn chung chất lượng dạy nghề còn chưa sát với nhu cầu thực tế và chưa thể dáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w