Tạo việc làm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 41 - 43)

III/ THỰC TRẠNG VỀ TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 1 Khuyến khích các quyền cơ bản tại nơi làm việc.

2. Tạo việc làm.

Năm 2007, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, sự nỗ lực thực hiện của các tầng lớp nhân dân, tận dụng những cơ hội lớn từ đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường nhận lao động ngoài nước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, đồng thời chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8.5%, vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 40.6% GDP, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, các thành phần kinh tế phát triển mạnh,...Đây chính là những tiền đề quan trọng góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giải quyết việc làm.

Trong năm 2007, cả nước đã tạo việc làm cho 1.68 triệu lao động, trong đó trong nước khoảng 1.6 triệu lao động, vượt kế hoạch đề ra (1.52 triệu lao động) và ngoài nước khoảng 85 nghìn lao động, cụ thể như sau:

2.1 Thông qua các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam ngày càng chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, các cơ chế, chính sách về phát triển sản xuất kinh doanh liên tục được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, tạo hành lang pháp lý, đảm bảo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng cho mọi cá nhân, tổ chức trong khuôn khổ pháp luật, đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Năm 2007, Việt Nam đạt mức tăng trưởng 8.5%; vốn đầu tư phát triển ước đạt 40.6% so với GDP, trong đó nguồn vốn đầu tư thuộc khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất, ước đạt 44.9%, khu vực kinh tế ngoài nhà nước ngày càng tăng lên (ước đạt 39.1%). Hội nhập WTO là tiền đề quan trọng đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài (năm 2007: 20.3 tỷ USD). Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển mạnh, năm 2007 có khoảng trên 51 nghìn doanh nghiệp

thành lập mới, tạo điều kiện thu hút thêm nhiều lao động. Bên cạnh đó, nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện như các chương trình xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng thuỷ điện…góp phần tạo nhiều việc làm bền vững cho người lao động. Kết quả: năm 2007 tạo việc làm từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho khoảng 1.25 triệu lao động (tăng 10% so với kế hoạch).

2.2 Thông qua quỹ quốc gia về việc làm.

Năm 2007, Chính phủ đã phê duyệt nguồn vốn bổ sung cho Quỹ Quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm là 250 tỷ đồng, đã phân bổ cho 64 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Người mù, Hội cựu chiến binh,…nâng doanh số cho vay năm 2007 lên trên 1.400 tỷ đồng cộng với gần 300 tỷ đồng từ nguồn Quỹ giải quyết việc làm địa phương của 30 tỉnh, thành phố trong cả nước đã thực hiện cho vay hàng chục nghìn dự án của các cơ sở sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề, trang trại, hợp tác xã, tổ hợp sản xuất…) và hộ gia đình, góp phần tạo việc làm cho 350 nghìn lao động, đạt kế hoạch đề ra.

Với nguồn tín dụng ưu đãi từ Quỹ Quốc gia về việc làm đã góp phần đáng kể trong thay đổi nhận thức của nhân dân và toàn xã hội về việc làm, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, khôi phục các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở nông thôn theo hướng phi nông nghiệp.

Mặt khác, với sự tham gia của đông đảo các tổ chức chính trị - xã hội trong dự án vừa tăng cường gắn kết giữa các hội viên vừa phát huy hiệu quả cho vay giải quyết việc làm, tạo cơ hội cho nhóm lao động yếu thế (lao động là người nghèo, người tàn tật, người dân tộc,…) có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo và tự tạo việc làm cho bản thân, tự tin vươn lên hoà

nhập với cộng đồng. Nhiều mô hình tạo việc làm hiệu quả được sự hỗ trợ thiết thực từ Quỹ Quốc gia về việc làm như: mô hình cho người khiếm thị vay vốn mở cơ sở vật lý trị liệu, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; các mô hình kinh tế trang trại: nuôi cá lồng bè, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp…

2.3 Thông qua đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp động. động.

Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày càng tăng, đến nay lao động Việt Nam đã có mặt trên 40 nước và vùng lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở các nước trong khu vực Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia và sẽ tăng một số thị trường khác.Năm 2007, đưa được 85020 nghìn lao động (kế hoạch đề ra là 80 nghìn lao động) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đưa tổng số lao động và chuyên gia Việt Nam đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài lên trên 400.000 người, là một trong những hướng đi quan trọng trong việc tạo việc làm cho lao động, chủ yếu là lao động thanh niên nông thôn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w