Toà án nhân dân tối cao, về phần mình, khẳng định rằng việc “treo” quyền xin ly hôn của người chồng trong trường hợp người vợ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi phải được áp dụng mà không phân biệt tùy theo

Một phần của tài liệu Giáo trình hôn nhân & gia đình.pdf (Trang 76 - 78)

II. Ly hôn trong luật Việt Nam 1 Lịch sử

53Toà án nhân dân tối cao, về phần mình, khẳng định rằng việc “treo” quyền xin ly hôn của người chồng trong trường hợp người vợ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi phải được áp dụng mà không phân biệt tùy theo

trường hợp người vợ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi phải được áp dụng mà không phân biệt tùy theo tác giả của bào thai hoặc của đứa con là người chồng hay người nào khác: xem Nghị quyết số 02 đã dẫn, 6.

nuôi thường là người vợ hơn là người chồng (ngay cả trong trường hợp nuôi con nuôi để có người kế tục dòng họ bên chồng).

Trường hợp vợ hoặc chồng của người đứng đơn mất năng lực hành vi hoặc không nhận thức được hành vi của mình. Sự kiện vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi hoặc không nhận thức được hành vi của mình không gây trở ngại cho việc xin ly hôn của người còn lại. Tuy nhiên, công việc của thẩm phán sẽ trở nên khá tế nhị trong điều kiện việc tiến hành hoà giải là không thể được do người mất năng lực hành vi, người điên không thể bày tỏ ý chí của mình. Thông thường, người xin ly hôn với vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi hoặc không nhận thức được hành vi của mình không chịu thực hiện chức năng giám hộ đương nhiên đối với người sau này. Thực tiễn ghi nhận rằng hầu như không thấy có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu chỉ định người giám hộ thay thế trong trường hợp này; dù có đi nữa, thì vai trò của người giám hộ của bên không xin ly hôn trong các vụ án ly hôn cũng chưa được xác định rõ nét trong khung cảnh của luật viết, nhưđã nói.

Trường hợp vợ hoặc chồng của người đứng đơn bị hạn chế năng lực hành vi. Một khi vợ hoặc chồng bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi, thì nhiều khả năng chồng hoặc vợ còn lại sẽđược chỉ định làm người đại diện. Bởi vậy, muốn xin ly hôn, thì vợ hoặc chồng là người đại diện phải xin chấm dứt vai trò đại diện của mình đối với người còn lại.

Vấn đềđặt ra: nếu việc ly hôn là do “sáng kiến” của chính người bị hạn chế năng lực hành vi, thì liệu người này có thể tự mình đứng đơn yêu cầu hoặc phải thông qua vai trò của người đại diện ? Cũng như đối với việc giám hộ người đã thành niên mà không nhận thức được hành vi của mình, các quy định của BLDS liên quan đến việc đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi chủ yếu chi phối các giao dịch có tính chất tài sản; bởi vậy, không thể tìm trong các điều luật viết hiện hành các quy tắc liên quan đến các câu hỏi vừa nêu. Dẫu sao, có thể tin rằng người bị hạn chế năng lực hành vi, trong khung cảnh của luật thực định, chỉ bị kiểm soát để tránh sa vào những vụ phá tán tài sản; các giao dịch mang tính chất phi tài sản, như ly hôn, có thểđược người này tự mình xác lập, thực hiện mà không cần sựđồng ý của người đại diện.

MC III. TH TC LY HÔN ****** ******

Thủ tục riêng. Thông thường, các quy định về thủ tục tố tụng được ghi nhận trong các văn bản về tố tụng. Riêng các thủ tục ly hôn, cả trong luật viết thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám 1945 và trong luật viết hiện đại, đều được chi phối chủ yếu bởi các quy tắc nằm trong luật nội dung. Điều đó cho thấy tính chất đặc biệt của thủ tục ly hôn so với thủ tục tố tụng áp dụng cho các vụ án khác. Tại sao lại có sựđặc biệt đó ? Có nhiều cách lý giải; một trong những cách lý giải đó gắn liền với chính sách chung về gia đình: Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho việc xây dựng gia đình hạnh phúc, hoà thuận; Nhà nước không khuyến khích và cũng không tạo điều kiện cho sự huỷ diệt gia đình bằng con đường ly hôn. Về mặt nội dung, tính chất đặc biệt của thủ tục ly hôn thể hiện thành tính chất phức tạp, khiến cho thủ tục ly hôn, ở góc nhìn của các đương sự, dường như lại trở thành thủ tục hạn chế ly hôn.

I. Np đơn

Người đứng đơn. Người đứng đơn xin ly hôn chỉ có thể là vợ, chồng: luật không có quy định cho phép người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật (trong trường hợp vợ, chồng bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi) đứng đơn thay cho người được giám hộ hoặc người được đại diện. Luật cũng không dự kiến cho Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khả năng yêu cầu ly hôn thay cho các đương sự.

Nơi nộp đơn. Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2004 Điều 35 khoản 1 điểm a, Toà án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn theo yêu cầu của một bên là Toà án nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bịđơn; Điều 35 khoản 2 điểm h quy định rằng Toà án giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn là Toà án nơi cư trú của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai.

II. Hoà gii

1. Hoà giải tại cơ sở

Hoạt động xã hội. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 86, Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hoà giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hoà giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở. Ta có nhận xét:

- Hoà giải ở cơ sở là một biện pháp được khuyến khích, nhưng không bắt buộc và không phải là bước cần thiết trước khi Toà án thụ lý hồ sơ ly hôn;

- Hoà giải ở cơ sở có thể được tiến hành, dù có sự thuận tình ly hôn giữa vợ và chồng hay chỉ có yêu cầu ly hôn của một người.

Theo Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở ngày 25/12/1998 Điều 10, việc hoà giải có thể được tiến hành theo sáng kiến của Tổ trưởng hoặc tổ viên tổ hoà giải, theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác hoặc theo yêu cầu của

Một phần của tài liệu Giáo trình hôn nhân & gia đình.pdf (Trang 76 - 78)