Chỗ ở của gia đình trước đây

Một phần của tài liệu Giáo trình hôn nhân & gia đình.pdf (Trang 89 - 90)

I. Hệ quả của việc ly hôn đối với vợ và chồng A Hệ quả nhân thân

b.Chỗ ở của gia đình trước đây

b1. Trường hợp nhà thuộc sở hữu chung của vợ và chồng

Dung hoà giữa bình đẳng về hiện vật và bình đẳng về giá trị. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 98, trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng, thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; nếu không thể chia được, thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họđược hưởng. “Có thể chia để sử dụng”: một cụm từ có nghĩa khá rộng. Trong khung cảnh của điều luật, có thể nghĩ rằng nhà có thể chia là nhà chia được bằng hiện vật, nghĩa là có thể chia nhỏ về phương diện vật chất để trở thành hai nhà độc lập và mỗi nhà đều có thểở được. Ta thấy ngay từđó những yếu tố đặc trưng của nguyên tắc bình đẳng về hiện vật trong phân chia tài sản chung. Tuy nhiên, nguyên tắc này không cứng nhắc, bởi “nếu không chia được, thì bên sử dụng nhà ở phải thanh toán...”. Vậy, nếu không chia được, thì tài sản không được bán trọn để chia tiền, theo một quy tắc đặc trưng của nguyên tắc bình đẳng về hiện vật, mà được cấp hẳn cho một người và người này có thể được yêu cầu thanh toán tiền chênh

63 Trong trường hợp có xung đột lợi ích giữa vợ và con (ví dụ, do con sống với cha sau khi ly hôn), thì phải ưu tiên bảo vệ lợi ích của ai ? Thực tiễn không có giải pháp chung mà chỉ có các giải pháp riêng, được xây dựng tùy tiên bảo vệ lợi ích của ai ? Thực tiễn không có giải pháp chung mà chỉ có các giải pháp riêng, được xây dựng tùy theo đặc điểm của từng vụ án.

lệch cho người còn lại: ta thấy những yếu tốđặc trưng của nguyên tắc bình đẳng về giá trị trong phân chia tài sản chung.

Thế nhưng, trong trường hợp nhà ở không thể chia được, thì việc giao hẳn tài sản cho một người lại chỉ được luật viết chi phối bằng những quy tắc mang tính nguyên tắc chung. Tất nhiên, nếu giữa các bên có thoả thuận, thì rất tốt; nhưng nếu không có được sự thoả thuận cần thiết, thì sao ? Luật nói rằng bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họđược hưởng. Nhưng bên được sử dụng nhà ở là vợ hay chồng ? Ai là người sẽđược ưu tiên chia nhà ở? Đặt vấn đề theo cách khác, điều kiện mà vợ hoặc chồng phải có để được giao trọn nhà ở, là gì ? Thực tiễn ghi nhận rằng người chịu trách nhiệm nuôi con sẽ là người được chia ưu tiên. Chủ trương này cũng không cứng nhắc, bởi trong đa số trường hợp, người được chia hầu như không có khả năng trả tiền chênh lệch cho người còn lại và người sau này, về phần mình, thường sống tạm bợ ở những nơi quen biết, nếu không thể trở về nhà của cha mẹ...

b2. Trường hợp nhà thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng

Quyền sở hữu và nghĩa vụđạo đức. Không có vấn đề gì liên quan đến quyền sở hữu sau khi ly hôn trong trường hợp nhà ở vốn thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng: chủ sở hữu tiếp tục là chủ sở hữu đối với tài sản liên quan và, một cách không thể tranh cãi, người không phải là chủ sở hữu thì vẫn cứ không là chủ sở hữu, sau khi ly hôn.

Tuy nhiên, dù là chủ sở hữu hay không, những người có liên quan đã từng là vợ và chồng và từng chung sống trong ngôi nhà đó. Sau khi hôn nhân chấm dứt, người không phải là chủ sở hữu còn có quyền gì đối với căn nhà mà mình đã sống bên trong với tư cách là đồng chủ gia đình? Luật hiện hành hẳn sẽ có giải pháp chi tiết ở thời điểm thích hợp. Cho đến nay, luật chỉ nói rằng chủ sở hữu phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị nhà, căn cứ vào công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 99). Điều luật được viết khá ngắn gọn, luôn khiến người đọc nghĩ rằng người không phải là chủ sở hữu nhà phải ra khỏi nhà sau khi ly hôn trong mọi trường hợp, với một số tiền tương ứng với công sức đóng góp của mình vào việc bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà, mà không có sự lựa chọn nào khác. Thẩm phán có thể tự hỏi: người này sẽđi vềđâu ? Vấn đề càng trở nên bức xúc, nếu người phải đi ra khỏi nhà là người đàn bà và đi kèm theo đó là các con chưa thành niên64. Khi quy định chi tiết việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 nói rằng bên vợ hoặc chồng sở hữu nhà có nghĩa vụ hỗ trợ cho bên kia tìm chỗ ở mới, nếu bên kia có khó khăn và không thể tự

64 Có thể nghĩ rằng nếu người đàn bà chủđộng nộp đơn xin ly hôn hoặc cùng với chồng đứng chung một đơn xin thuận tình ly hôn, thì người đàn bà mà không phải là chủ sở hữu nhà phải có đủ dũng cảm đểđương đầu với

Một phần của tài liệu Giáo trình hôn nhân & gia đình.pdf (Trang 89 - 90)