ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý nhằm quản lý rủi ro tín dụng.doc (Trang 45 - 47)

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ

TRONG NĂM TỚI:

Năm 2006, kinh tế cả nước nói chung và kinh tế Hà Nội nói riêng tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng, trong đó có chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ. Ngoài ra, nhiều cơ chế chính sách liên quan đến hoạt dộng tín dụng, quản trị điều hành… được chỉnh sửa, hoàn thiện theo hướng phù hợp với thông lệ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng như quyết định: 127/2005/QĐ-NHNN; quyết định: 493/2005/QĐ-NHNN và các văn bản khác ngay từ những tháng đầu năm đã có tác động rất lớn đến chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Hơn nữa, Ngân hàng cũng phải đối mặt vói một khó khăn nữa là sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các tổ chức tín dụng về thị phần và lãi suất, mà trong đó lãi suất cho vay của ngân hàng nông nghiệp lại cao hơn các ngân hàng khác. Từ những thuận lợi và khó khăn đó, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ đã đề ra những định hướng cho hoạt động tín dụng trong năm tới như sau:

- Tập trung mở rộng hoạt động tín dụng cùng với việc nâng cao chất lượng tín dụng, không để nợ quá hạn khó thu phát sinh mới, hạn chế việc cơ cấu lại nợ và phát triển các hoạt động kèm theo như bảo lãnh, phát hành thẻ…

- Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro - Tăng cường kiểm tra kiểm soát theo chuyên đề

- Nâng cao năng lực lãnh đạo và thay đổi cơ cấu tổ chức

- Chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty đã cổ phần hoá làm ăn có hiệu quả

- Triển khai mạnh việc cho vay ngoại tệ đối với khách hàng ở ngân hàng quận để từ đó đẩy mạnh công tác thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ ở ngân hàng quận.

- Phân loại nợ sát theo tình hình thực tế để có thể đánh giá đúng chất lượng tín dụng

Căn cứ vào định hướng trên, các chỉ tiêu tín dụng năm 2006 được cụ thể hoá như sau:

Bảng 3.1. Phân loại nợ quá hạn theo loại tiền năm 2006

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Thực hiện

năm 2006 năm 2007Kế hoạch năm 2007 so với năm 2006Tăng trưởng Tuyệt đối Tương đối

(%)

Tổng dư nợ: 2.057 2800 743 26,5

- Nội tệ 978 1.940 962 49,5

- Ngoại tệ 1.079 860 -219 -25,5

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ)

Bảng 3.2. Cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn cho vay năm 2006

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Thực hiện năm 2006 Kế hoạch năm 2007 Tăng trưởng

năm 2007 so với năm 2006 Tuyệt đối Tương đối

Tổng dư nợ 2.057 2.800 743 26,5

- Cho vay ngắn hạn 1.269 1.469 200 13,6

- Cho vay trung dài hạn 788 1.331 543 40,8

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ)

Trong đó, nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 chiếm <1% tổng dư nợ, số tuyệt đối là 7 tỷ đồng. Đồng thời năm 2006, chi nhánh Ngân hàng có kế hoạch trích lập rủi ro là 15

tỷ đồng, trong đó dự phòng chung khoảng 5 tỷ đồng và dự phòng cụ thể phải trích 10 tỷ đồng trên nợ được cơ cấu lại để xử lý rủi ro các khoản nợ quá hạn và nợ tiềm ẩn rủi ro. Phấn đấu hết năm 2007 chi nhánh Ngân hàng sẽ không còn nợ quá hạn khó thu, nợ tiềm ẩn rủi ro và tỷ lệ thu lãi phải đạt trên 97% lãi phải thu.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý nhằm quản lý rủi ro tín dụng.doc (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w